‘Giữ quá 100.000 đồng, có CSGT đã bị đuổi khỏi ngành’
“Thanh tra sẽ ngụy trang, quan sát quá trình làm việc của CSGT để phát hiện vi phạm. Đã có người bị đuổi khỏi ngành từ việc mang quá 100.000 đồng khi làm nhiệm vụ vì đó là tiền tiêu cực”, thượng tá Trần Thanh Trà, Phó phòng CSGT TP HCM cho biết.
- Quy định cảnh sát giao thông không được mang quá 100.000 đồng đã được Phòng CSGT thực thi như thế nào, thưa ông?
- Sau khi Công an TP HCM có quy định số 346 nhằm quản lý cán bộ chiến sĩ, tránh tiêu cực trong đội ngũ, chúng tôi đã triển khai ngay tới các đơn vị trên toàn thành phố.
Trong quy định cũng nêu rõ, nếu người nào có việc gấp phải dùng tiền sau giờ làm việc thì phải niêm phong trước và có chữ ký từ đội phó trở lên xác nhận. Ngoài ra, CSGT có thể mang theo điện thoại di động nhưng tuyệt đối không được sử dụng trong lúc làm nhiệm vụ nhằm hạn chế tối đa tiêu cực.
- Nơi nào sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định trên?
- Sẽ có nhiều cấp như Thanh tra – Điều lệnh của Bộ Công an, Thanh tra đặc biệt, Thanh tra – Điều lệnh công an TP HCM, Điều lệnh CSGT… thực hiện việc kiểm tra khi thấy dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra bất ngờ. Nếu bị phát hiện giữ hơn 100.000 đồng trong người, các cảnh sát sẽ phải giải trình số tiền dư. Nếu không giải trình thì ban đầu sẽ bị xác định là làm sai quy định, sau đó cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ số tiền kia là gì để đưa ra mức xử phạt.
Video đang HOT
CSGT TP HCM làm nhiệm vụ trên đường. Ảnh: Q.T.
- Quy trình kiểm tra sẽ được thực hiện như thế nào nếu CSGT cất giấu tiền vi phạm ở nơi khác nhau, thưa ông?
- Ban thanh tra các cấp sẽ ngụy trang, mặc đồ thường để quan sát quá trình xử phạt người vi phạm. Nếu thấy CSGT thổi vào mà tiếp tục cho đi, không lập biên bản hoặc có biểu hiện nhận tiền… thì thanh tra sẽ ập vào kiểm tra. Sau khi trình thẻ thanh tra đặc biệt, họ sẽ yêu cầu cả CSGT và những người liên quan về công an phường gần nhất để kiểm tra hành chính.
Theo đó, đối với CSGT thì kiểm tra người, cốp xe… nếu dư tiền thì sẽ phải giải trình. Còn riêng đối với người vi phạm sẽ phải viết bản tường trình sự việc vừa qua. Sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó.
- Trong cả năm thực hiện quy định này, đã phát hiện bao nhiêu trường hợp kiểm tra dư tiền và nhận hối lộ?
- Trong quá trình triển khai, đã có nhiều trường hợp bị thanh tra phát hiện dư tiền trong túi, phải làm giải trình và bị xử phạt vì sai quy định. Ngoài ra cũng có trường hợp bị tước danh hiệu công an nhân dân và bị buộc khỏi ngành vì khoản tiền dư đó được làm rõ là tiền tiêu cực .
- Ông đánh giá như thế nào về mức tiền 100.000 đồng cho mỗi chiến sĩ chi tiêu trong tình trạng giá cả đắt đỏ hiện nay?
- Ngành đã có quy định thì bắt buộc phải làm dù có bất kỳ khó khăn gì. Ban đầu, quy định số tiền cảnh sát được mang chỉ là 50.000 đồng và không được mang theo điện thoại, chỉ được phép dùng bộ đàm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng nảy sinh bất cập nên mức tiền đã được nâng lên 100.000 đồng.
Bộ đàm cũng không phải là công cụ khả thi khi có quá nhiều yếu tố như nhiễu, mất sóng nên gây khó khăn cho anh em nếu có công tác khẩn cấp. Do đó, quy định cũng cho mang theo điện thoại di động nhưng tuyệt đối không sử dụng trong khi đang thực hiện nhiệm vụ.
- Đà Nẵng từng bỏ quy định CSGT chỉ mang 50.000 đồng sau 2 năm thực hiện, cá nhân ông đánh giá thế nào về phương án này?
- Theo tôi đây là cách làm rất tốt. Việc kiểm tra gắt gao của các ban thanh tra cũng làm những cảnh sát làm nhiệm vụ trên đường phải e dè, nghiêm túc thực hiện vì sơ sẩy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “sinh mệnh” của họ.
Trả lời về việc xác minh tiêu cực của các cảnh sát làm việc tại đội CSGT An Lạc , thượng tá Trần Thanh Trà cho biết, Phòng CSGT đã chỉ đạo không phân công công tác cho các cảnh sát có liên quan và buộc họ viết tường trình để tiến hành việc triệu tập các nhân chứng xác minh làm rõ.
Còn các hình ảnh trong clip chỉ thấy các cảnh sát này cất tiền vào cốp xe thì chưa rõ ràng. Theo quy định, thẩm quyền của các CSGT được phạt tại chỗ đến 200.000 đồng cho các lỗi nhẹ như không chấp hành hiệu lệnh biển báo, vạch kẻ đường, người điều khiển hoặc người ngồi phía trước không thắt dây an toàn…
“Quan điểm của Phòng CSGT là tuyệt đối không bao che, nếu xác minh chứng cứ rõ ràng, chúng tôi sẵn sàng cho ra khỏi ngành đối với những cảnh sát không đủ phẩm chất, nhũng nhiễu tiêu cực”, ông Trà khẳng định.
Theo VNExpress
Ngụy trang thành xe khách để xả trộm chất thải
Nhận tin báo có xe khách thường xuyên xả thải xuống cống thoát nước của người dân, các "hiệp sĩ" Bình Dương đã theo dõi và tóm gọn nhóm người có hành vi này.
Ngày 22/10, sau nhiều giờ theo dõi, thành viên Đội Phòng chống tội phạm phường Phú Hoà và phường Hiệp An (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã bắt quả tang xe hút hầm cầu dưới lớp "áo" xe khách đang xả thải tại cụm sản xuất Bình Chuẩn (phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương).
Xe hút hầm cầu khoác "áo" xe khách để xả trộm chất thải. Ảnh: Hoàng Lê
Tại công an phường, hai người đàn ông lái chiếc xe này được xác định là Phạm Duy Kiên (31 tuổi) và Phạm Văn Hiền (34 tuổi, cùng quê Ninh Bình). Họ khai đang làm thuê cho cơ sở hút hầm cầu tại thị xã bên. Sau mỗi lần hút dịch vụ, họ tìm những khu vực vắng, xả toàn bộ chất thải trong bồn xuống cống thoát nước mưa.
Để tránh bị phát hiện, họ sử dụng xe khách bên trong đã tháo toàn bộ ghế ngồi, thay vào đó là chiếc bồn dung tích 3.000 lít cùng hệ thống máy bơm để hút hầm cầu. Kính xe cũng được thay bằng những tấm chắn, che toàn bộ thùng xe. Phía sau gắn ống có đường kính rất lớn được nối với đáy bồn để che giấu việc xả bậy.
Theo VNEXpress
Phóng viên đóng giả đồng tính thâm nhập thế giới bí ẩn les teen (kỳ 1) Những dằn vặt, đớn đau của 2 người nữ khi chia tay, những băn khoăn, lo lắng khi biết mình là dân đồng tính, những đấu tranh, vật vã để thừa nhận giới tính thật của mình. Đã từ lâu có một cộng đồng những người đồng tính nữ trong độ tuổi học trò (les teen) tồn tại một cách âm thầm nhưng...