Giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người là ý nguyện toàn dân
“Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”.
Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được Cục Tuyên huấn ( Bộ Quốc phòng) thông báo tới báo chí tại cuộc họp báo Quí I/2019 nhân kỷ niệm “50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 – 2019″.
Việc bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nhiệm vụ thiêng liêng và trọng trách lớn lao được Đảng và Nhà nước, nhân dân giao cho quân đội mà trực tiếp là Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo tới báo chí về kế hoạch kỷ niệm “50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 – 2019″. Ảnh: Viết Tôn
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã qua đời. Thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng Quyết nghị: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”.
Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo định hướng tổng kết 50 năm giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Việc giữ gìn thi hài và xây dựng Lăng của Người là ý Đảng lòng dân. Qua đó thấy rõ được sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô lúc bấy giờ, và nay là Liên bang Nga; đây là mối quan hệ đoàn kết của 2 quốc gia. Nói lên ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ của lớp lớp cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, hiện nay mỗi ngày Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có thể phục vụ nhân dân đến viếng Bác tại Lăng Hồ Chủ tịch mỗi ngày từ 3 – 4 tiếng buổi sáng, một tuần chỉ viếng 5 ngày, một năm nghỉ 2 – 3 tháng để tu bổ định kỳ bảo đảm an toàn tuyệt đối, giữ gìn thi hài Bác trang nghiêm, tránh những tác động xấu của môi trường, thời tiết…
Video đang HOT
Trong suốt những năm qua số lượng người đến viếng Bác ngày càng đông, năm sau cao hơn năm trước và có ngày lên tới trên 32.000 lượt người. Thực hiện phương châm “Tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự”, đơn vị đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng, Cụm Di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình không ngừng đổi mới, hoàn thiện về mọi mặt nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân cả nước và khách quốc tế đến viếng Bác.
Đặc biệt trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng nhân dân cả nước, đơn vị đã tiến hành nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở như: Thay mới hệ thống mái che di động, lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh, hệ thống ki-ốt điện tử, mạng wifi miễn phí và hệ thống âm thanh, màn hình led. Tổ chức tuyến phố đi bộ, chương trình nghệ thuật tại khu Lăng để phục vụ khách đến tham quan, viếng Bác.
Đặc biệt vào các ngày lễ 30/4, 19/5, 2/9 đơn vị đã vận động cán bộ, nhân viên trong đơn vị, các nhà hảo tâm tham gia đóng góp kinh phí để tổ chức phát bánh mỳ và nước uống miễn phí cho tất cả các khách đến viếng Bác. Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những năm qua, đơn vị đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt chính trị góp phần lan tỏa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ đến với đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước.
Do làm tốt công tác chuẩn bị, từ năm 1975 đến nay đơn vị đã đón tiếp và phục vụ chu đáo, an toàn trên 57 triệu lượt người, trong đó có trên 9 triệu khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phục vụ hơn 2.500 đoàn tổ chức sinh hoạt chính trị tại Lăng. Phục vụ chiếu phim giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho gần 32.000 đoàn; tặng Huy hiệu Bác Hồ chó 214.565 đại biểu. Tổ chức đón tiếp gần 1.000 mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng về Lăng viếng Bác.
Tại Khu di tích K9, từ năm 1998 đến nay, đã đón tiếp phục vụ an toàn hơn 40.000 đoàn với trên 3 triệu lượt khách đến tượng niệm Bác Hồ và thăm quan Khu di tích. Từ ngày 19/5/2017, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã tổ chức đón thêm khách quốc tế vào tham quan Khu di tích K9.
Cũng tại cuộc họp báo, Cục Tuyên huấn còn thông báo các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019); kết quả triển khai chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
Theo Viết Tôn/Báo Tin tức
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình, Thượng tướng Phan Văn Giang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Luật Dân quân tự vệ sau hơn 9 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến dân quân tự vệ chưa được thể chế và cụ thể hóa; nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn liên quan đến dân quân tự vệ chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi.
Thẩm tra Tờ trình, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Uỷ ban QP&AN) nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Cơ quan thẩm tra cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được Ban soạn thảo chuẩn bị công phu, trình Quốc hội đúng tiến độ, cơ bản xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Thượng tướng Phan Văn Giang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự luật (ảnh: quochoi.vn)
Một số ý kiến Thường trực Uỷ ban QP&AN đề nghị cần giải quyết hài hòa, hợp lý giữa chủ trương xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, "chú trọng nâng cao chất lượng ở vùng trọng điểm quốc phòng, an ninh và những địa bàn phức tạp", nhưng phải tinh gọn về tổ chức, thiết thực, hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực; bám sát tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, quy định chi tiết hơn các nội dung về Dân quân tự vệ của Hiến pháp năm 2013 và Luật Quốc phòng năm 2018, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh nhắc lại các nội dung đã được các luật khác quy định.
Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc thành lập dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn sẽ dễ, thuận tiện, nhưng để thành lập tại các doanh nghiệp thì điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng sẽ khó. Vì, tổng số các doanh nghiệp có tổ chức Đảng chỉ chiếm 3,4-3,5%, cơ bản doanh nghiệp tư nhân tổ chức Đảng hoạt động rất khó khăn, doanh nghiệp FDI càng không có, số Đảng viên ở đây chỉ chiếm 2,5% so với tổng số Đảng viên toàn quốc.
"Nếu bắt buộc đảm bảo tiêu chí này thì rất khó, lực lượng nằm ở đây là chủ yếu mà thành lập lại khó khăn. Hay có thêm một mô hình nữa là thành lập các mô hình tự vệ ở các khu, cụm công nghiệp. Ở đây bao giờ cũng có tổ chức Đảng, sẽ đảm bảo được vẫn có Đảng lãnh đạo", ông Phúc nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, không thể tham vọng xây dựng nhiều mà phải chọn ra một số doanh nghiệp nòng cốt, trước hết ông chủ phải có ý thức và có đủ điều kiện để xây dựng lực lượng tự vệ.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Trong đó, về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ, các ý kiến cho rằng cần có chế độ chính sách thiết thực mới có thể động viên lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị rà lại quy định về phụ cấp, chi ngân sách để đảm bảo tính khả thi, tránh mâu thuẫn các luật khác, phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp đã được ban hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bảo đảm chất lượng Dự án luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 tới đây./.
Theo Phapluat&xahoi
Tướng Nguyễn Trọng Triển làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Trọng Triển đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ông Hoàng Trung Hải chúc mừng Trung tướng Nguyễn Thế Kết và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Triển Tân Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Tại hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy...