Giữ gìn bản sắc dân tộc trong kiến trúc
Sáng 12/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Kiến trúc.
Toàn cảnh Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Phan Xuân Dũng, tại kỳ họp thứ 6, QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc. Qua thảo luận về vấn đề của Luật, đại biểu QH còn có ý kiến khác nhau: Một số ý kiến đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật gồm cả quản lý phát triển kiến trúc, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc dân tộc Việt Nam; ý kiến khác lại cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ nên tập trung vào nội dung hành nghề kiến trúc.
Thường trực Ủy ban KH,CN&MT thống nhất với phạm vi điều chỉnh của Luật như Tờ trình của Chính phủ vì cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật cần phản ánh được đầy đủ các chế định cần thiết đối với hoạt động kiến trúc, đáp ứng mục tiêu quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc như yêu cầu của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã đặt ra khi xây dựng Luật này. Do đó, dự thảo Luật điều chỉnh về 2 nhóm chính sách, bao gồm Quản lý kiến trúc và Hành nghề kiến trúc là phù hợp.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu QH, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mang nội hàm phát triển thể hiện trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động kiến trúc, hợp tác quốc tế về kiến trúc, thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc, quản lý đối với công trình kiến trúc có giá trị, hành nghề kiến trúc…
Về quy định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa; nhiều ý kiến đại biểu QH cho rằng cần bổ sung quy định có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, việc bổ sung quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc là cần thiết. Tuy nhiên, dự thảo Luật không thể mô tả cụ thể nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc, cũng như bản sắc văn hóa trong kiến trúc của từng dân tộc, bởi vì đây là những yếu tố hết sức đa dạng và phong phú.
Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu QH, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đã bổ sung vào dự thảo Luật quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc theo hướng: Bổ sung một điều riêng về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc bao gồm các đặc điểm, tính chất tiêu biểu và đặc trưng tạo nên một phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa nghệ thuật; phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương; phương pháp kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng. Đồng thời, quy định các địa phương có trách nhiệm cụ thể hóa các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương do mình quản lý. Bổ sung quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc vào các nội dung có liên quan trong dự thảo Luật như nguyên tắc hoạt động kiến trúc, yêu cầu quản lý kiến trúc…
Video đang HOT
Đồng tình quan điểm này, Phó Chủ tịch QH, Tòng Thị Phóng khẳng định: Luật Kiến trúc khi được ban hành sẽ góp phần bảo đảm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Viết Tôn
“Tôi đồng tình với ý kiến thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT và cần ghi vào trong Luật Kiến trúc về bảo tồn kiến trúc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bởi nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng mang hồn Việt trong kiến trúc của họ”, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch QH khẳng định, đã là kiến trúc không phải chỉ là cấu trúc, mà nó còn là tác phẩm nghệ thuật, trong quá trình tôn tạo không phải ta cứ đi “nhặt nhạnh” mỗi thứ một ít vào trong một kiến trúc cụ thể. Bản sắc từng dân tộc phải giữ được nét văn hóa của mình.
Có ý kiến đại biểu QH đề nghị bổ sung quy định về việc bảo tồn, phát huy công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa.
Thường trực Ủy ban KH,CN&MT tán thành sự cần thiết bổ sung quy định về vấn đề này vì thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc… nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Vì thế, không ít công trình này đã và đang xuống cấp và bị xâm hại; việc tu bổ, phục hồi chưa phù hợp… Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở pháp lý chưa thực sự đầy đủ. Vì vậy, để bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc của loại công trình này, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về yêu câu quan ly đôi vơi công trình kiến trúc có giá trị tại Điều 13, bảo đảm không chồng chéo với quy định của pháp luật về di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng tình với quan điểm Luật Kiến trúc đưa ra kiến trúc Việt Nam thể hiện bản sắc dân tộc Việt trong hiện đại.
Theo Chủ tịch QH, Điều 17 nêu vấn đề “Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi phương án kiến trúc để chọn được 1 phương án thiết kế kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Công trình xây dựng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc biệt thì phải tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc….”, cần quy định cho rõ để tránh có những ý kiến khác nhau. Khi Luật đã ban hành rồi thì quản lý như thế nào cho đúng pháp luật. Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện Luật này cho đúng và có thể tình ra QH để tiếp tục thảo luận trong kỳ họp tới.
Kết luận phần thảo luận Luật Kiến trúc, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ QH cơ bản thống nhất cao Luật Kiến trúc điều chỉnh 2 nhóm, đó là chính sách quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Tuy nhiên cần rà soát thêm, tạo sự năng động sáng tạo.
“Cần có quy định phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, hạn chế đưa văn hóa ngoại lai vào kiến trúc Viêt Nam. Tuy nhiên cần làm rõ thêm nội hàm văn hóa các dân tộc; cổ vũ hướng dẫn để chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc Việt Nam. Cần có quy chế quản lý kiến trúc và hội đồng kiến trúc quốc gia; đồng tình cần có hành nghề kiến trúc”, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nói.
Theo Viết Tôn/Báo Tin tức
Tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Hungary
Chiều 17/1, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Jakab István.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đón Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Jakab István. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Vui mừng chào đón Ngài Jakab István cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Hungary nhân dịp Đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, Việt Nam và Hungary có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước tiếp tục có bước phát triển mới. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt gần 600 triệu USD, tăng 70% so với năm 2017.
Tuy nhiên, kết quả hợp tác còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, thời gian tới, hai bên tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hungary với vai trò là thành viên tích cực của EU tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và EU, trong đó có việc ký chính thức, phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước đang phát triển tốt đẹp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị hai bên tăng cường trao đổi Đoàn cấp cao của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhóm Nghị sĩ hữu nghị và các nghị sĩ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động nghị viện của mỗi nước.
Toàn cảnh buổi hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bên cạnh đó, hai bên tăng cường phối hợp giám sát và đôn đốc thực hiện các Thỏa thuận hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký kết, các dự án hợp tác chiến lược. Hai nước tiếp tục tăng cường tiếp xúc, tham vấn, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương như Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện Á - Âu (ASEP)...
Ngoài ra, Quốc hội Hungary tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Quốc hội Việt Nam trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dành cho Đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Jakab István khẳng định, chuyến thăm lần này là sự tiếp nối, duy trì trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Quốc hội, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam - Hungary và quan hệ hợp tác nghị viện song phương giữa hai nước.
Khẳng định Hungary coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, ngài Jakab István mong muốn, thời gian tới, Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi, hợp tác nhằm thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác, xây dựng sự tin cậy, hiểu biết giữa các nghị sỹ và nhân dân hai nước.
Đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary cho rằng, hai bên cần hợp tác mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trên các lĩnh vực an toàn thực phẩm, công nghệ sinh học, dược phẩm, du lịch...
Phan Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Bà Tòng Thị Phóng làm Trưởng Ban Lễ tang Tướng Nguyễn Phúc Thanh Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội gồm 23 người; Bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội làm Trưởng Ban. Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh, nguyên Ủy viên Trung ương...