Giữ chồng như thế nào?
Nhiều phụ nữ tìm đủ mọi cách giữ chồng trước những cám dỗ, nhưng dường như càng cố công giữ gìn, lôi kéo, họ lại càng vô tình đẩy người chồng ra xa.
Đề tài buôn dưa lê mà chị em văn phòng nói mãi không hết chính là kể tội các ông chồng. Nghe chuyện của các chị, đàn ông luôn là người tệ hại, ham chơi, lười biếng. Sơ sẩy một tí là rơi vào các tệ nạn xã hội, bị quyến rũ bởi người phụ nữ khác.
Móc sạch hầu bao, vắt kiệt sức lực và kiểm soát gắt gao
Trưa nay, chị Cúc, nhà ở Q. 7, TP. HCM lại nghe đồng nghiệp bàn tán mà chóng cả mặt. Nhiều người nói với chị rằng lấy chồng đẹp trai rất khó giữ.
Theo kinh nghiệm của các đồng nghiệp, chiến thuật đầu tiên mà chị Cúc áp dụng là chăm sóc ví của chồng. Chị mua vé tháng cho chồng đổ xăng và nộp tiền ăn trưa tại cơ quan giùm anh. Mỗi ngày, chị chỉ để trong ví anh 50.000 đồng đề phòng hư xe.
Chưa hết, hầu như tối nào chị cũng bắt chồng “trả bài”. Nếu anh mệt mỏi từ chối hoặc uể oải là chị lại tra hỏi, nghi ngờ anh cống hiến bên ngoài nên mới không còn sức.
Cho đến một ngày, anh Tùng mang giấy khám bệnh với kết luận của bác sĩ: “Đề nghị không làm việc quá sức” về đưa vợ, chị hốt hoảng. Chị nào có biết chồng đã mua giấy khám bệnh với giá vài chục nghìn đồng chỉ để thoát khỏi vợ.
Không giống chị Cúc, chị Huyền, nhà ở Linh Đàm, Hà Nội, vẫn để chồng rộng rãi chi tiêu. Tuy nhiên, chị ngấm ngầm cài một mạng lưới tai mắt xung quanh chồng. Chị khéo léo kết thân với nhiều đồng nghiệp của anh. Vì thế, anh đi ăn với ai, đang làm dự án nào, công tác ở đâu, nghỉ tại khách sạn nào, chị đều nắm rõ như lòng bàn tay.
Video đang HOT
Có chông đẹp trai là khó giữ? (Ảnh minh họa)
Anh Hùng, chồng chị Huyền, ngao ngán: “ Ớn nhất là khi đi công tác, đang ở trên xe, vợ tôi gọi điện bảo: Anh đang ngồi ở hàng ghế số 4, trước chị Minh, sau lưng là chị Quỳnh chứ gì. Thế là cả chuyến đi, tôi luôn cảm thấy có ánh mắt dõi theo. Tự nhiên tôi thấy sợ người vợ đầu gối tay ấp của mình. Sống cùng một mái nhà mà lúc nào tôi cũng phải giương cao cảnh giác, sợ mình lỡ miệng hoặc nói sai lại phải khai báo, thề thốt mất mấy ngày”.
Thấy chồng phản đối sự theo dõi của mình, chị Huyền càng nghi ngờ anh có tật giật mình. Chị tăng cường kiểm soát, kể cả điện thoại, máy tính của chồng.
“ Tôi cảm thấy bị xúc phạm và đau hơn bất cứ sự sỉ nhục, phản bội nào. Cô ấy rình mò, tọc mạch như một bóng ma vậy. Chẳng có lòng tự trọng mà cũng chẳng giữ thể diện cho chồng“, anh Hùng bực tức.
Anh đổi password email và thay nickname. Từ đó, hai vợ chồng luôn căng thẳng, dù vợ có tra hỏi, dằn dỗi thế nào, anh cũng không khái báo nữa. Tuy chưa từng cãi cọ to tiếng nhưng giữa hai người đã có một hàng rào ngăn cách, lạnh lẽo và xa lạ.
Nâng cao giá trị bản thân để giữ chồng
“Kiểu kiểm soát, quản lý chồng của các bà vợ tưởng như đã nắm được chồng trong tay, nhưng như vậy khác nào bắt rắn trong hang, chỉ tự gây tổn thương cho bản thân. Hôn nhân là tự nguyện, muốn sống hạnh phúc cả hai phải có tinh thần và thái độ xây dựng. Việc trói buộc, kiểm soát nhau chính là mảnh đất làm nảy mầm và nuôi dưỡng sự nghi kỵ, thiếu tôn trọng, bóp nghẹt tình yêu“, chuyên gia tâm lý Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Trẻ em, phân tích.
Thay vì giữ chồng, bạn hãy tích cực thay đổi bản thân để chồng phải giữ mình. Ngày càng có nhiều phụ nữ nhận thấy việc thay đổi bản thân dễ hơn chạy theo giữ chân chồng. Có trí tuệ, biết làm đẹp, có các sở thích thú vị, lành mạnh, nhiều phụ nữ tự tin và yêu đời hơn. Lúc này, các ông chồng tự phải tìm cách chinh phục vợ.
Hãy giữ chông bằng những bữa cơm ngon chứ không phải kiêm soát gắt gao (Ảnh minh họa)
Dưới đây là các kinh nghiêm đáng quan tâm:
- Đừng nghĩ lấy chồng xong là yên phận, biến mình thành bảo mẫu nuôi con, cấp dưỡng nấu ăn hay quản gia giữ nhà.
- Không chạy theo những thứ phù phiếm, xa vời so với năng lực của mình mà tìm kiếm sự thay đổi trong khả năng. Trước hết phải cập nhật thông tin, thích ứng với cuộc sống, không biến mình thành kẻ lạc hậu.
- Tìm những chuyên gia hay người bạn có gu thẩm mỹ để được tư vấn về cách ăn mặc, trang điểm phù hợp túi tiền nhưng có thể làm nổi bật ưu điểm.
- Xây dựng cho mình một vài sở thích lành mạnh để làm phong phú đời sống tinh thần. Nhàn rỗi sẽ sinh buồn chán và suy nghĩ tiêu cực.
- Nghiêm khắc trước các biểu hiện vô trách nhiệm của chồng hay dấu hiệu lộ liễu về sự phản bội hoặc tệ nạn khác. Nhiều người nghi ngờ chồng thường đe dọa, khóc lóc, làm ầm ĩ lên khiến chồng xấu hổ. Điều này càng khiến anh chán ngán và coi thường vợ hơn. Nói chuyện bình tĩnh, rành mạch và nghiêm túc để anh có sự lựa chọn. Không chấp nhận hành vi phản bội lặp đi lặp lại.
- Người đàn ông khôn ngoan sẽ biết cách lựa chọn và giữ gìn tổ ấm. Với người ngoan cố, vô tình, bạn có giữ cũng chẳng được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xe dù "quậy" ngày lễ
Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp lễ lớn, tình hình bát nháo tại các bến xe lại tiếp tục tái diễn. Các xe dù vẫn ngang nhiên bắt khách trên các đường quốc lộ, bất chấp sự an nguy tính mạng hàng chục hành khách trên xe.
Mới 7 giờ sáng 30-4, nhưng không khí tại Bến xe miền Đông đã nóng bức, ngột ngạt, với hàng ngàn tiếng ồn ào huyên náo, rất nhiều cò xe chặn khách ngay từ đầu cổng để lôi kéo. Khi chúng tôi hỏi vé từ TPHCM về Đắk Lắk giá bao nhiêu, một cò xe cho biết ngày lễ đông nên giá xe chất lượng cao là 300.000đ. Thấy chúng tôi chê mắc vì vé xe trong bến chỉ có 200.000đ, anh ta phân trần: "Tuy vé xe trong bến rẻ, nhưng các chị phải ngồi chờ xe đủ mới chạy, không những vậy, dù mua vé hàng nào thì cũng bị nhét ở cuối xe, chưa kể sự phân biệt đối xử của nhà xe đối với những khách mua vé". Thấy chúng tôi còn chần chừ, anh ta bồi thêm: "Hai chị không đi sớm, lát nữa không có xe mà đi đâu, thôi để em sắp xếp chỗ cho lẹ". Cuối cùng chúng tôi quyết định mua hai chỗ với giá 560.000đ. Trên xe chỉ lác đác vài người, nhìn đồng hồ lúc này đã là 7 giờ 30 sáng, nhưng xe không có dấu hiệu "chạy liền" như lời cò xe quảng cáo. Ngồi trên xe, chúng tôi thấy có khá nhiều người cũng được "áp tải" lên xe theo kiểu mua chỗ. Trời bắt đầu nắng, xe không có máy lạnh lại đông người nên có vài hành khách bắt đầu phản đối khi phải chờ đợi quá lâu. Sau gần hai tiếng chờ đợi, xe mới bắt đầu rời bến. Lúc này chúng tôi mới biết vé của hành khách mua xuất bến là 9 giờ.
Xe vừa rời khỏi bến chưa tới 500 mét thì điệp khúc bắt khách được thực hiện. Những màn lôi kéo, hò hét, cắt đầu xe khác của tài xế khiến nhiều hành khách xanh mặt. Khi xe gần tới ngã tư Bình Phước, đột nhiên lơ xe nhảy xuống kéo vội một phụ nữ lên xe, phía sau là gã đàn ông vừa đuổi theo bằng xe máy vừa chửi rủa. Xe chạy được một quãng người phụ nữ mới dám kể lại sự việc. Chị cho biết mình tên Thảo, quê ở Gia Lai. Nhân dịp nghỉ lễ dài ngày nên tranh thủ ra bến xe mua vé về quê, nhưng vì tới trễ nên vé lúc 9 giờ đã hết, chị đành phải chờ. Đang lúc ngồi chờ thì có mấy gã xe ôm tới "mách nước", chỉ cần bỏ tiền xe ôm ra ngã tư Bình Phước đón xe bảo đảm rẻ hơn trong bến rất nhiều. Đang lúc cần về quê gấp nên chị đồng ý với điều kiện vé xe không được vượt quá 200.000đ. Không ngờ ra tới nơi tất cả các xe khách đều không chịu giá dưới 200.000đ, như vậy cộng thêm tiền xe ôm chị phải trả 240.000đ, trong túi lúc này lại chỉ có 230.000đ, nên khi chị Thảo đồng ý trả tiền xe khách là 200.000đ và tiền xe ôm là 30.000đ thay vì 40.000đ như lúc đầu, gã xe ôm trở mặt và rượt theo chị chửi bới suốt cả một quãng đường dài.
Sau khi vòng đi vòng lại liên tục năm lần quanh khu vực ngã tư Bình Phước, chiếc xe mới chịu xuất phát thật sự. Trên xe lúc này đã có hơn 40 người chen chúc kẻ đứng người ngồi. Đến khu vực Đồng Xoài, có khách yêu cầu chở thêm hàng chục thùng hàng lớn bé thì nhà xe vẫn đồng ý. Để đủ chỗ, họ thay hết những chiếc ghế nhựa khách đang ngồi thành thùng hàng và bất chấp sự la ó phản đối của hành khách. Các phụ xe vẫn ép khách phải ngồi lên trên vì nếu không ngồi thì cũng không còn chỗ mà đứng. Sau một hồi phản đối, hành khách đành ngán ngẩm chấp nhận. Chiếc xe tiếp tục lăn bánh. Tới Bình Phước, đường đang thi công rất bụi, nhưng tài xế vẫn phóng như điên, có lúc xe rơi vào ổ gà rồi chồm lên tưởng chừng như sắp lao vào giải phân cách. Vì không chịu nổi cách chạy như "ăn cướp" nhiều hành khách nôn thốc nôn tháo. Sau những màn biểu diễn rợn người, xe dừng bánh trước quán cơm tại thị trấn Gia Nghĩa. Mặc dù không đói nhưng tôi và cô bạn đồng nghiệp vẫn xuống xe vào quán. Ngồi sát bàn chúng tôi là nhóm tài xế xe khách. Vừa ăn cơm vừa bàn luận, họ "bán" hành khách của xe mình cho xe khác như một món hàng không hơn không kém. Một tài xế vừa đưa tiền cho một đồng nghiệp vừa nói: "Tại công an quần dữ quá, chứ không còn lâu tui mới đưa ông kèo này, mà liệu nhét vừa vừa thôi, cái thắng của xe ông bà Thủy (chủ xe - PV) hình như chưa có thay, coi chừng lại đổ đèo thì bỏ mẹ". Nghe cuộc trao đổi, mua bán khách của các tài xế mà tôi và cô bạn thấy lạnh gáy.
Cứ đến các mùa lễ, tết xe dù lại hoạt động bát nháo, công khai bất chấp nguy hiểm tính mạng của nhiều hành khách, và dù đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm do những "hung thần" xe khách gây ra nhưng trình trạng trên vẫn không thay đổi.
Theo Công An TP
Sống riêng - Tự do hay tự... trói mình? Đang sống chung cùng bố mẹ yên ấm bỗng nhiên Nguyễn Thuỳ Trang nằng nặc xin bố mẹ thuê nhà ra ở riêng. Lý do Trang đưa ra rất đơn giản là cô muốn được tự thử sức mình với cuộc sống mới, tách khỏi sự quản lý của gia đình... Rời tổ ấm Có lẽ mong muốn của Trang cũng giống như...