Giữ bố cho con
Khi không cảm thấy hôn nhân đem lại cho mình bình yên và hạnh phúc, rất nhiều phụ nữ quyết định ly dị chồng.
Quan điểm của họ về con cái rất rõ ràng: Nếu bố mẹ không hạnh phúc thì con cái lớn lên trong môi trường ấy cũng chẳng vui vẻ gì. Tuy nhiên, không hẳn là tất cả những đứa trẻ đều cảm thấy như vậy.
Chị Nga ở Quảng Ninh tâm sự, vợ chồng chị sống không hạnh phúc. Trước khi ly hhôn, chị đã hỏi thật kỹ con gái chị. Cô bé khi ấy đã 20 tuổi, rất hiểu biết và ngoan ngoãn, cô bé đồng ý cho chị ly hôn nhưng biết bao lần khi nhắc đến cha, cô bé vẫn đều khóc vì thương.
Có chị ly hôn rồi tâm sự với tôi, miệng thế gian độc địa và vô tình lắm. Dù mình muốn quên nhưng lắm người chẳng biết vô tình hay hữu ý họ cứ chọc vào nỗi đau. Đàn bà vì con mà gắng giữ lấy mái ấm gia đình thì họ bảo ngu và hèn không biết thương mình. Đàn bà ly hôn nhận nuôi cả các con thì họ bảo sao không chia cho bố nó nuôi một đứa. Có chị nuôi một đứa chồng nuôi một đứa thì người ta lại bảo sao làm mẹ mà không nuôi cả hai cho chị em chúng không phải tan đàn sẻ nghé…
Nếu bố mẹ không hạnh phúc thì con cái lớn lên trong môi trường ấy cũng chẳng vui vẻ gì. Tuy nhiên, không hẳn là tất cả những đứa trẻ đều cảm thấy như vậy.
Chị Mai lấy chồng sớm, kể ra phụ nữ lấy chồng sớm quá cũng là một sự thiệt thòi. Chồng chị là người ham mê cờ bạc. Anh chị cũng buôn bán lắm nghề, kiếm tiền cũng khá nhưng anh đổ vào cờ bạc chẳng giữ được.Có rất nhiều lý do để một phụ nữ ly hôn. Nhưng có một lý do vô cùng chính đáng để người phụ nữ cố gắng chịu đựng mà không chọn giải pháp ly hôn. Chị Hoàng Mai, bạn tôi chia sẻ vì chị muốn giữ bố cho các con của mình.
Sau này anh đi lao động ở nước ngoài. Những tháng năm ấy chị rất vất vả. Chị kể, vất vả thì chị có thể chịu được, nhưng thương nhất là bọn trẻ thiếu thốn tình cha.
Ngày anh đi chúng còn bé, thằng anh mới mười tuổi, thằng em lên bốn. Trẻ con, chúng cũng thèm thuồng những cái chúng thiếu thốn. Khi thấy chiều chiều bố những đứa trẻ trong khu phố chở con đi dạo, hai đứa trẻ nhà chị mắt luôn háo hức nhìn theo. Có hôm cu em còn lẽo đẽo chạy theo xe người ta.
Cu em nhà chị thường hay sà vào lòng các bác đàn ông trong xóm để được bế bồng. Nó rất thích được kiệu trên vai như bố bọn trẻ trong xóm thường làm thế.
Video đang HOT
Nhìn bọn trẻ nâng niu đôi dép cũ của bố, cái cách hai anh em chúng vừa gấp lại cái áo cái quần cũ của bố chúng vừa hít hà, chị biết bọn trẻ cũng nhớ bố đến chừng nào.
Chị Hoàng Mai không hiểu vì lý do gì mà 3 năm anh đi xa không hề gửi cho các con một chút quà. Chúng cứ hỏi bố không nhớ con hay sao mẹ nhỉ. Chị ước, giá mà ngay lúc ấy có thể đánh đổi bất cứ thứ gì của chị để cho bọn trẻ có chút quà mang hơi ấm áp của bố chúng ở xa thì chị cũng làm.
Tiền bạc thật sự không làm cho một người tử tế hơn lên được nếu anh ta đã từng không tử tế. Tiền chỉ tạm thời làm người thiếu hiểu biết ngộ nhận về mình. Anh về, tiền bạc làm anh thay đổi hẳn. Anh bồ bịch, cờ bạc và thường xuyên đánh chị. Chị bảo từng ấy năm chị chịu khó vất vả tự làm nuôi con chung thủy chờ anh thật uổng. Nhưng chị lại cám ơn anh, sự bạc bẽo, tàn nhẫn của anh đã cho chị một bài học lớn. Chị thay đổi công việc kinh doanh, chị may mắn, kiếm tiền rất khá. Vì thế mà anh thôi đánh chị.
Đến một lúc không thể chịu đựng được hơn. Chị đâm đơn ra tòa với sự quyết liệt nhất.
Lòng họ nguội lạnh với chồng nhưng các chị vẫn giữ lại bố cho các con mình.
Chị Hoàng Mai tâm sự, lần ấy ngồi ở hành lang tòa án chờ đến lượt mình, chị chứng kiến một cặp vợ chồng trẻ cũng ngồi chờ bà thẩm phán cùng với một đứa con trai khoảng năm tuổi. Nghe câu chuyện giữa đứa trẻ và bố mẹ nó, chị biết họ đã không còn sống chung nhà. Lâu lắm rồi đứa trẻ không được gặp mẹ nên hôm ấy nó vui lắm. Ánh mắt nó sáng ngời khi kéo tay được bố về ngồi dãy ghế chờ cùng mẹ nó, nó ngồi giữa chốc quay sang mẹ rồi lại quay sang bố, hồn nhiên vô tư cười đùa.
Chị nhớ lại những tháng năm tuổi thơ của chị, gia đình chị ấm áp hạnh phúc, cha chị là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà, nhất là các con. Có cha mẹ ở bên, nhà chị tuy nghèo nhưng chị em chị luôn thấy bình an và hạnh phúc.
Trẻ con không cần gì nhiều ngoài niềm vui có cả bố lẫn mẹ. Chị nghĩ lại những tháng năm anh ở xa, có lần thằng anh bị bọn trẻ ở trường bắt nạt, thằng em thương anh lắm. Nó cứ xoa xoa vào chỗ anh nó bị đánh mà bảo rằng, giá bố mình ở nhà thì bọn kia no đòn anh nhỉ.
Thế là chị quay về rút đơn bỏ ý định ly hôn.
Đời còn nhiều thứ phải quan tâm hơn là người chồng không ra gì. Rất nhiều người đàn bà độc lập về tư duy và tài chính, họ hiểu biết về pháp luật và có công việc ổn định. Lòng họ nguội lạnh với chồng nhưng các chị vẫn giữ lại bố cho các con mình.
Đôi lúc nghĩ làm đàn bà thật khổ. Đôi khi, đàn bà chẳng mấy cần chồng nhưng trẻ con thì lại luôn cần có bố. Thế là cả đời “cá chuối đắm đuối vì con”.
Theo thegioitiepthi.vn
Đàn bà ly hôn: Tham tiền thì có gì sai?
Đàn bà khi biết mình không thể giúp chồng quay đầu, vô vọng khi tìm đường để gia đình hàn gắn, họ chỉ còn có thể tìm cách bảo vệ mình và con. Và với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền.
Tôi nghe về vụ ly hôn nghìn tỷ mà thấy người ta cứ đổ dồn chỉ trích về người phụ nữ đứng trước cánh cửa ly hôn. Dù chẳng biết ai đúng ai sai, gia đình họ đã có những chuyện gì nhưng nếu chỉ nhìn thấy cô ấy cố giành lấy tiền hay quyền đấy mà nói đàn bà khi ly hôn tham tiền thì cũng có gì không được?
Đàn bà một khi lấy chồng, chỉ cần chồng cho họ một, họ sẽ cho lại chồng gấp trăm gấp ngàn. Chồng cho họ nụ cười, họ sẽ cho chồng mùi vị gia đình đầm ấm. Chồng cho họ an tâm, họ sẽ là hậu phương vững chắc cho chồng. Đàn bà luôn muốn nhân lên những gì tốt đẹp chồng đã cho họ. Yêu thương, hy sinh hay tận tụy cũng bằng lòng cho hết không chừa. Nhưng nếu có một ngày họ thấy chồng không còn xứng đáng để họ yêu thương, hay tình nghĩa đã cạn cùng không thể cứu vớt thì đàn bà sẽ chỉ nghĩ cho bản thân và con.
Nếu có một ngày họ thấy chồng không còn xứng đáng để họ yêu thương thì đàn bà sẽ chỉ nghĩ cho bản thân và con - Ảnh minh họa: Internet
Bởi đằng sau một gia đình đổ vỡ, một người đàn ông không hướng về vợ con chính là sự bấp bênh cả đời của những người vợ, những đứa con chưa kịp lớn. Đàn bà khi biết mình không thể giúp chồng quay đầu, vô vọng khi tìm đường để gia đình hàn gắn, họ chỉ còn có thể tìm cách bảo vệ mình và con. Và với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền.
Mang tiếng là tham lam khi chia chác tài sản thì sao, nếu đàn bà giành được chút công sức mình đã bỏ ra vì chồng. Mang tiếng là thực dụng thì sao, nếu đàn bà giành cho con chút tài sản sau này. Vì suy cho cùng, khi một gia đình tan đàn xẻ nghé, phụ nữ và những đứa trẻ luôn chịu nhiều tổn thương nhất. Họ tham lam một chút để bảo vệ mình khi mất điểm tựa thì sao, họ muốn tự bảo vệ mình trước biến cố gia đình thì có gì sai?
Huống hồ, đó là tài sản, góp nhặt công sức, thậm chí là nước mắt của đàn bà bao năm. Đàn bà có gì sai nếu giành lại những gì từng là của mình để cho bản thân và con cái? Hay đàn bà có gì sai khi không muốn tài sản phân tán thuộc về tay người khác mà không phải là con mình?
Với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền - Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà, nếu đàn ông muốn họ là một thiên thần, họ chắc chắn sẽ là một thiên thần đẹp đẽ và dịu dàng nhất, thậm chí là lá bùa hộ mệnh cho đàn ông suốt đời. Còn nếu đàn ông khiến họ trở thành một ác quỷ, thì cũng đừng trách họ tàn nhẫn hay đáng sợ, khi họ chỉ đang cố bảo vệ mình sau những tổn thương đàn ông gây ra. Đàn ông cạn tình thì cũng đừng nên trách đàn bà cạn nghĩa.
Tôi từng nghe cô bạn bảo rằng: "Đàn bà bây giờ muốn yên thân thì trước khi lấy chồng nhất định phải có bản hợp đồng hôn nhân đi. Tiền của anh thế nào, tiền của tôi thế nào, chia tay rồi anh bao nhiêu tôi bao nhiêu cho chắc. Ai nói mình tham thì kệ, chứ bị vứt ra đường, một tay ôm con, một tay lau nước mắt, trong túi lại không có tiền thì có phải là sống dở chết dở không?".
"Ai nói mình tham thì kệ, chứ bị vứt ra đường, một tay ôm con, một tay lau nước mắt, trong túi lại không có tiền thì có phải là sống dở chết dở không?" - Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghe qua thì cũng gật gù đấy, vì biết đâu đó là suy nghĩ của một người phụ nữ yêu người là hết lòng, mà thương mình cũng phải đủ đầy. Vì chồng đâu phải là thứ tài sản duy nhất và chắc chắn thuộc về mình. Đã thế thì nhất định cái gì là của mình thì phải giành tới cùng, cái gì là của con thì không được bỏ qua. Tham cũng được, mưu mô cũng được, nếu đàn bà chỉ đang bảo vệ chính mình và con sau những vất vả và thua thiệt. Thế thì, cũng không quá đáng đó chứ, phải không?
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Theo phunuvagiadinh.vn
Đàn bà 40 mê tiền hơn mê chồng! Nếu những cô nàng 20 mê làm đẹp, mê có một tấm chân tình, phụ nữ 30 mê có một tấm chồng tốt thì đàn bà 40 mê gì? Nếu hỏi 10 người đàn bà ở độ tuổi 40 thì hết 9 người sẽ thừa nhận mình mê tiền hơn là những thứ khác. Kể cả chồng cũng không khiến họ say đắm...