Giữ bình yên vùng giáp ranh
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn giáp ranh, trong những năm qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với công an các tỉnh trong cụm giáp ranh, gồm: Ninh Bình, Nghệ An, Hòa Bình… cùng bám sát cơ sở, chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết nhiều vụ việc, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Lực lượng công an phối hợp với bộ đội biên phòng tuần tra đảm bảo ANTT khu vực giáp ranh.
Vùng giáp ranh giữa huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) với 2 huyện Yên Mô và Kim Sơn ( tỉnh Ninh Bình) bao gồm 3 xã: Lai Thành, huyện Kim Sơn; Yên Lâm, huyện Yên Mô và Nga Điền, huyện Nga Sơn. Đây là địa bàn trọng điểm tiềm ẩn nhiều yếu tố gây phức tạp về ANTT như: Mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện trong Nhân dân; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản, ma túy, cố ý gây thương tích, lô đề, cờ bạc…
Với mục tiêu giữ vững ANTT ở cơ sở, nhất là trên địa bàn vùng giáp ranh, trong những năm qua, Công an huyện Nga Sơn đã phối hợp với công an 2 huyện Yên Mô và Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền 3 huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã vùng giáp ranh tăng cường các giải pháp phối hợp đảm bảo ANTT, trong đó việc tổ chức triển khai xây dựng mô hình “Cụm giáp ranh an toàn về ANTT” từ năm 1999 là một trong những cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả, đã và đang phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong công tác đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ). Theo đó, để tổ chức triển khai thực hiện mô hình này, lực lượng công an 3 huyện và các xã vùng giáp ranh đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm; quản lý, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư; tranh thủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của các chi bộ thôn, những người có uy tín là chức sắc, chức việc trong dòng họ, gia đình làm hạt nhân cho phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; thường xuyên phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin có liên quan đến tình hình ANTT xảy ra trong địa bàn và khu vực giáp ranh, để cùng nhau giải quyết và xử lý. Do có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia phối hợp nhịp nhàng, tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền pháp luật, vận động Nhân dân, nên tình hình ANTT trên địa bàn 3 xã vùng giáp ranh thời gian gần đây luôn được đảm bảo ổn định, không còn xảy ra các vụ tranh chấp, khiếu kiện như trước; tình trạng thanh, thiếu niên rượu chè, cờ bạc, tụ tập gây rối ANTT cũng đã giảm hẳn; tình làng, nghĩa xóm được thắt chặt…
Trong những năm qua, thực hiện công tác phối hợp đảm bảo ANTT vùng giáp ranh, cấp ủy, chính quyền các địa phương: Thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT trong khu vực giáp ranh; gắn nhiệm vụ an ninh với phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng thế trận an ninh Nhân dân với nền quốc phòng toàn dân ở từng địa bàn cơ sở. Lực lượng công an các phường, xã trong khu vực giáp ranh đã tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác; chủ động trao đổi, phối hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đảm bảo giữ ổn định ANTT trong khu vực. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương giáp ranh đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh; xây dựng phát triển mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Nhân dân các phường, xã trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng tình nghĩa, trách nhiệm, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Nhờ đó, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn các phường, xã đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng. Qua hơn 10 năm hoạt động (từ năm 2010 đến nay), Công an thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) và Công an thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 300.000 lượt người tham gia. Quần chúng Nhân dân cung cấp 6.335 nguồn tin liên quan đến ANTT. Đã phối hợp giải quyết 523 vụ việc phức tạp về ANTT; hòa giải, ngăn chặn và giải quyết dứt điểm nhiều mâu thuẫn, vướng mắc trong Nhân dân, không để phát sinh “điểm nóng”.
Là tỉnh có địa bàn rộng, lại giáp ranh với nhiều tỉnh bạn, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng và củng cố được không ít các cụm liên kết đảm bảo ANTT vùng giáp ranh, nhiều cụm giáp ranh đã có cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn ANTT, qua đó phát huy hiệu quả cao trong đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm ở địa bàn. Để tiếp tục giữ bình yên vùng giáp ranh liên tỉnh, thời gian tới lực lượng công an các huyện, các xã giáp ranh của tỉnh tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở đảm bảo ANTT, tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt quy chế phối hợp đảm bảo ANTT vùng giáp ranh. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát cũng như thường xuyên trao đổi thông tin với đơn vị bạn về tình hình, hoạt động của số đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội để cùng nhau có biện pháp quản lý, giáo dục. Kịp thời động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc phối hợp thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo ANTT. Từ đó tạo nên thế trận an ninh Nhân dân vững chắc tại các vùng giáp ranh, giữ bình yên cho cuộc sống của Nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương
Chiều 22-3, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) Trung ương tổ chức phiên họp định kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng.
Cùng dự có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Ảnh: TRẦN HẢI.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2020, chúng ta có nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoàn thành toàn diện vượt mức các nhiệm vụ chính trị được giao. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp trực tiếp của công tác TĐ-KT của các cấp, các ngành. Đặc biệt, Đại hội Thi đua yêu nước (TĐYN) các cấp và Đại hội TĐYN toàn quốc được tổ chức thành công, tạo khí thế thi đua sôi nổi trước thềm Đại hội Đảng các cấp. Hoạt động của Hội đồng và cơ quan Thường trực Hội đồng đạt được nhiều kết quả, bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra; tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Công tác quản lý nhà nước về TĐ-KT được tăng cường, việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TĐ-KT được tập trung thực hiện. Trong năm 2020, Hội đồng tổ chức bốn phiên họp; tổ chức sơ kết năm năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị; triển khai xây dựng dự án Luật TĐ-KT và các quy định pháp luật liên quan....
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị tổ chức phát động phong trào thi đua (PTTĐ) thiết thực, hiệu quả, bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và 5 nội dung thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội TĐYN toàn quốc lần thứ X. Trong đó, tổng kết phong trào "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển". Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các PTTĐ thiết thực, hiệu quả, các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Việc này cần làm thường xuyên hơn để "lấy cái tốt át cái xấu". Nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động của Hội đồng TĐ-KT các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng.
Thực hiện công tác khen thưởng bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch; đặc biệt cần chống tiêu cực trong thủ tục khen thưởng, cần nhanh chóng, thuận lợi, công khai, minh bạch, nêu gương; TĐ-KT phải hướng vào cơ sở. Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác TĐ-KT các cấp theo hướng ôn đinh, thống nhất từ T.Ư đến địa phương, tinh gọn, hiệu quả, theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị. Sắp tới, cùng với việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Hội đồng TĐ-KT T.Ư cũng sẽ có sự kiện toàn. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng, bộ phận thường trực Hội đồng cần rà soát các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch công tác một các kỹ càng và tham mưu tốt để bảo đảm tính kế thừa, liên tục và thông suốt trong công tác quan trọng này. Thủ tướng nhấn mạnh, đến giờ này, có thể khẳng định rằng, tất cả các thành viên Hội đồng chúng ta đã hoàn thành tốt mọi công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, định kỳ, nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, đúng pháp luật và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội.
Sẽ tổ chức 5 tuần hàng Việt kích cầu tiêu dùng Để kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa qua đó giúp doanh nghiệp, người nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, trong năm 2021 Sở Công thương Hà Nội sẽ tổ chức 5 Tuần hàng Việt. Cụ thể, 5 Tuần hàng Việt với quy mô mỗi tuần khoảng 100 gian hàng tiêu chuẩn sẽ được tổ chức trên...