Girlgroup K-pop loay hoay tìm hướng đi sau lệnh cấm váy ngắn
Không đi theo hình tượng quyến rũ, các nhóm nhạc nữ sẽ có những lựa chọn nào?
Hàn Quốc vừa ban hành một điều luật liên quan tới phong cách ăn mặc của giới trẻ Hàn. Theo đó, nữ giới mặc váy quá ngắn ở những nơi công cộng có thể bị phạt tối thiểu 50.000 won (khoảng gần 1 triệu đồng).
Những tưởng quy định mang tính xã hội này sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới nền công nghiệp giải trí xứ Hàn. Thế nhưng, không chỉ ảnh hưởng mà có khả năng đạo luật này sẽ có tác động cực lớn làm thay đổi định hướng hình ảnh của các nữ nghệ sĩ K-pop – những người đang bị chỉ trích nhiều nhất về phong cách thời trang quá khêu gợi trên sân khấu.
Brown Eyed Girls “nổi như cồn” sau khi ra mắt Abracadabra với vũ điệu gợi cảm
Không khó để nhận ra sexy, quyến rũ đang là xu hướng phổ biến nhất của các nữ nghệ sĩ K-pop hiện nay. Lý do cũng bởi lẽ đây là hình ảnh dễ đạt được thành công nhất tại K-pop. Đơn cử một ví dụ, Brown Eyed Girls vốn được biết đến là nhóm nhạc nữ sở hữu giọng ca cực ổn và phong cách âm nhạc ấn tượng. Nhưng suốt từ khi debut, Brown Eyed Girls vẫn không thật sự nổi bật so với các nhóm nhạc nữ khác. Điều này chỉ chấm dứt khi Brown Eyed Girls tái xuất với vũ điệu đầy gợi cảm trong MV Abracadabra. Hay như Kara, Secret cũng dần xóa bỏ hình tượng dễ thương để theo đuổi hình tượng trưởng thành hơn trong các sản phẩm âm nhạc mới Pandora, Poison…
Secret trở lại cực quyến rũ với Poison
Vậy một khi bị cấm diện váy quá ngắn, ăn mặc phản cảm và thực hiện vũ đạo khiêu gợi trên sân khấu, girlgroup K-pop sẽ phải lựa chọn cho mình hướng đi nào?
Hình tượng dễ thương cute
Dễ thương gần như là hình mẫu &’chuẩn’ của các nhóm nhạc nữ K-pop. Không cần quá nổi bật về giọng hát hay vũ đạo, chỉ với ngoại hình xinh xắn, concept nhí nhảnh đầy màu sắc, cộng thêm những hành động aegyo (hành động dễ thương) là các nhóm nhạc nữ kiểu này đã có thể “đốn tim” người hâm mộ.
Thay đổi sang hình tượng hip-hop, nhưng về cơ bản SNSD vẫn giữ được nét trong sáng, dễ thương
Hơn nữa, đi theo hình tượng này, các nhóm nhạc nữ cũng không quá lo lắng về “tuổi thọ”. Khác với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng hình ảnh dễ thương chỉ phù hợp với những nghệ sĩ trẻ, rất nhiều nhóm nhạc nữ đã chứng minh rằng tuổi tác không phải là vấn đề. SNSD dù debut đã hơn 5 năm nhưng hình ảnh dễ thương của SNSD vẫn chưa bao giờ khiến fan “chán ngán”. Dù có đôi lần thay đổi hình tượng nhưng 9 cô gái vẫn không hề đánh mất đi “chất dễ thương” gắn liền với thương hiệu SNSD.
Nhiều lợi thế như vậy nhưng cũng không phải là không có khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với các nhóm nhạc đi theo hướng đi này chính là việc dễ dàng bị chìm nghỉm trong hàng trăm nhóm nhạc dễ thương, cute na ná nhau ngày càng xuất hiện nhiều tại K-pop.
Hình tượng cá tính nổi loạn
Video đang HOT
2NE1 là nhóm nhạc tiêu biểu cho hình tượng cá tính
Đây là sự lựa chọn không hề tồi cho các nhóm nhạc nữ bởi lẽ K-pop đang có quá ít những nhóm nhạc nữ thật sự cá tính. Ngoài “cây đa cây đề” 2NE1, đếm đi đếm lại cũng chỉ có vài tân binh dám dấn thân vào con đường khó khăn này. Và ở một trận địa có rất ít đối thủ như thế, khả năng thành công sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để có thể thành công với hướng đi cá tính, nhóm nhạc nữ cần phải có thực lực và khả năng thật sự.
Nhóm nhạc D-Unit
Nhóm nhạc Evol
Hai tân binh đã thành công với hướng đi này là D-Unit và EvoL. D-Unit là một trong những nhóm nhạc quyết nói “Không” với hình tượng dễ thương, sexy. Nhóm tự tin tuyên bố: “Chúng tôi sẽ thể hiện cá tính riêng của mình chứ không lặp lại hình ảnh với những concept đã cũ”. Nhóm nhạc hip hop EvoL cũng ít nhiều tạo được dấu ấn với các ca khúc có lời ca đầy tự tin, mạnh mẽ. Dẫu vẫn còn bị so sánh với đàn chị 2NE1, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những gì D-Unit và EvoL đã làm được.
Tìm cho mình lối đi riêng
Lẽ dĩ nhiên khi debut, nhóm nhạc nữ nào cũng mong mình sẽ thật nổi bật, thật khác biệt và họ vẫn luôn nỗ lực tìm cho mình lối đi riêng. Điều này thì không chỉ phụ thuộc vào bản thân các nhóm nhạc, mà còn phải dựa vào định hướng của công ty quản lý, mức độ đầu tư đối với các dự án âm nhạc. Và một mình tìm một con đường khác để theo đuổi không phải là điều dễ dàng.
GI đi theo hình tượng tomboy “hiếm có” tại K-pop
K-pop đang chuẩn bị chào đón một girlgroup đi theo hình tượng tomboy cực kì cá tính – đây là hình tượng mà gần như chưa có một nhóm nhạc nữ Hàn Quốc nào lựa chọn. 5 cô gái Hayeon, OneKet, Eunji, Al và Aram trong nhóm nhạc GI (Global Icon) sẽ thể hiện mình vào ngày 3/4 với ca khúc debut Beatles. Dù chưa biết họ có thành công hay không, nhưng đây cũng là một thử nghiệm đáng để các nhóm nhạc khác học hỏi.
Kết
Thật sự mà nói, chỉ những nhóm nhạc nữ “lạm dụng” hình ảnh quyến rũ, gợi cảm với những bộ cánh phản cảm để PR bản thân mới phải lo lắng với quy định cấm mặc váy ngắn của chính phủ Hàn Quốc. Một khi đã đứng vững trong lòng fan bằng giọng ca, bằng phong cách âm nhạc của mình, khi ấy chắc chắn chẳng gì có thể khiến các nhóm nhạc nữ bị “lung lay”.
Theo Tiin
Kpop: Vẫn còn hiểu lầm về vấn đề nữ quyền
Bề ngoài thì girlgroup nào cũng có vẻ đang vùng lên rất mạnh mẽ, không cần đàn ông, nhưng thực tế trong ca khúc thì không phải như vậy.
Kpop là một ngành công nghiệp do phái mạnh điều hành. Từ CEO của các tập đoàn lớn, cho đến giám đốc các hãng thu âm, đạo diễn âm nhạc, chỉ đạo nghệ thuật, quản lý nghệ sỹ, đa số đều là nam giới. Trong môi trường nam giới thống trị như thế, liệu xu hướng nữ quyền có tồn tại hay không?
2NE1 khiến xu hướng nữ quyền phổ biến trong Kpop
2NE1 là nhóm góp công đầu trong việc phổ biến hình tượng girlgroup mạnh mẽ mà chúng ta thấy ngày nay, nhưng thực ra, concept người phụ nữ quyền lực và kiêu hãnh đã tồn tại từ lâu. Hai nữ nghệ sỹ Hip Hop kỳ cựu Tasha và Lexy là những người đầu tiên sử dụng Rap để mang tiếng nói nữ quyền vào Kpop. Tuy nhiên, 2NE1 mới chính là nghệ sỹ đưa nữ quyền trở thành một xu hướng trong Kpop khi khắc họa cực kỳ tinh xảo hình tượng mạnh mẽ và chủ động của những nữ idol.
Bằng Hip Hop và R&B theo phong cách Mỹ, nhiều nữ nghệ sỹ đã cố gắng tạo dựng cho mình một phong cách gan góc và dữ dội. Nhưng không phải tất cả đều thể hiện đúng concept này.
EvoL, Spica và D-Unit thể hiện được vẻ ngoài của concept nhưng nội dung ca khúc không đáp ứng yêu cầu
Nhóm đầu tiên là những nghệ sỹ có vẻ ngoài mạnh mẽ và cá tính, tuy nhiên nội dung ca khúc lại rất bình thường hay thậm chí còn diễn tả sai về nữ quyền. EvoL, Spica và D-Unit đều rất mạnh mẽ, nhưng điều đó không hề được tìm thấy trong ca khúc của những nhóm này. EvoL đốt cháy xe tăng trong We're a Bit Different, Spica đùa với súng trong Russian Roulette, D-Unit điều khiển cả một phiên chợ đen trongLuv Me, đều là những ví dụ cực kỳ nổi loạn so với vai trò truyền thống của phụ nữ.
Tuy vậy, đằng sau nét dữ dội của EvoL lại là "chúng ta hãy cùng nhảy nào", màn thử súng của Spicahóa ra chỉ là phép ẩn dụ cho việc mạo hiểm để giữ gìn một mối quan hệ, còn vẻ nam tính của D-Unit hầu như không liên quan gì đến việc khiến cho một chàng trai yêu mình như trong lời bài hát. Để làm mới concept này, họ đã bỏ mất cơ hội thể hiện ý nghĩa thực sự của nữ quyền qua lời bài hát.
Một vài ca khúc còn đi ngược lại với nữ quyền như "I'll Show You"(Ailee) và "Every Night" (Exid)
Ở một mức độ khác của việc hiểu sai về nữ quyền, có những ca khúc thẳng tay tước đoạt quyền lợi của phụ nữ, nhưng lại được ngụy trang bằng các concept mạnh mẽ và lấy lại tinh thần. Ví dụ như I'll Show You của Ailee. Chỉ cần thay đổi ngoại hình, từ một cô gái bị ruồng bỏ, Ailee bỗng trở thành hot girl. Và thay vì chuyển sang một chàng trai tốt hơn, cô nàng lại trở về với thủ phạm đã khiến mình đau khổ lúc đầu.
Thực tế, việc làm cho mình xinh đẹp hơn để chọc tức người yêu cũ hoàn toàn không chứng tỏ sự mạnh mẽ hay là một giải pháp hợp lý. Hình thức bên ngoài quan trọng hơn vẻ đẹp nội tâm và sự tự tin chính là một thông điệp khủng khiếp cho những cô gái và khiến họ tin rằng cần phải "nâng cấp" ngoại hình của mình để bù đắp cho thiếu sót về nội dung.
Tương tự như vậy là MV Every Night của Exid. Trái ngược với thông điệp khôi phục phẩm giá của một người bằng cách trả thù trong MV, ca từ lại mang ý nghĩa chấp nhận trở thành một kẻ "cứ gọi là tới" của người yêu cũ, với lý do không thể sống thiếu anh ta. Mặc dù lời bài hát không quá ngọt ngào, nhưng một phụ nữ đồng ý với những điều khoản như vậy trong tình yêu là đang tự hạ thấp giá trị của mình.
Tiếp theo, nhóm mức độ trung bình của nữ quyền là sự kết hợp giữa concept gai góc nhưng vẫn còn phụ thuộc vào phái mạnh. Ca khúc đầu tay Whoz That Girl của Exid thuộc nhóm này. Bài hát nói về một cô gái quyết định chấm dứt mối quan hệ giả dối với người yêu bằng cách bảo anh ta hãy theo đuổi cô gái khác đi. MV cho thấy hình ảnh một cô gái mạnh mẽ, thái độ khinh miệt, vẻ mặt hung hăng và liên tục công kích người yêu cũ. Dù những hành động này chỉ đơn thuần là để bù đắp cho nỗi đau mà cô nàng đang phải chịu, nhưng đó vẫn là một phản ứng tích cực hơn nhiều so với việc hạ mình để hàn gắn với người xưa.
Không chấp nhận bị lệ thuộc là tầng tiếp theo của concept với những "Good Night" (Miss $), "I Don't Care" (2NE1), "I Don't Need A Man" (miss A), v.v...
Good Night của Miss $ lại "cao tay" hơn Whoz That Girl một chút. Ca khúc thể hiện thái độ lạc quan khi đối mặt và vượt qua nỗi buồn của một mối tình tan vỡ. Tuy tương tự với những ca khúc đã đề cập phía trên khi cô gái vẫn còn lưu luyến người yêu cũ, nhưng thông điệp của Good Night hầu như trái ngược vớiEvery Night là các cô gái thay vì thỏa hiệp với người kia thì nên chấp nhận thực tế và ngủ một giấc thật ngon.
Tầng cao hơn nữa của nữ quyền là những ca khúc không chỉ dữ dội mà còn thể hiện sự phẫn nộ đối với hành động ngược đãi phụ nữ của những người đàn ông độc tài. Các cô nàng này sẵn sàng chia tay kẻ phụ tình.
Có một vài ca khúc đã đạt đến mức độ này, điển hình là I Don't Care, Go Away và Hate You của2NE1. I Don't Care ấn tượng bởi vũ đạo lắc ngón tay rất thích hợp với phần điệp khúc, tạo thành một biểu hiện thống nhất phản đối hành động sai trái của kẻ lăng nhăng. Go Away cũng tương tự với điệp khúc"Biến đi!", MV của ca khúc còn đưa ra vấn đề bạo lực và thể hiện quyết tâm của người phụ nữ trong việc giải phóng mình khỏi cạm bẫy của đàn ông. Không chỉ công khai "trả thù" trên sân khấu live của Go Away, các cô nàng 2NE1 tiếp tục thẳng tay "ngược đãi" kẻ phụ tình trên sân khấu live của Hate You. Tuy nhiên, cách giải quyết như thế cũng có phần hơi căng thẳng.
Cũng giống như 2NE1, Goodbye Baby và I Don't Need A Man của miss A cũng cho thấy thái độ xem nhẹ và hoàn toàn có thể sống tốt mà không cần đến phái nam của các cô gái.
"Sixth Sense" được xem như ca khúc đạt tầm cao nhất của concept này
Cuối cùng, chính là "cảnh giới" cao nhất của nữ quyền. Không giống những "tầng" dưới, ở đây có sự thách thức và thậm chí đảo ngược khái niệm phụ nữ là phải lệ thuộc, phục tùng đàn ông.
Sixth Sense của Brown Eyed Girls gây sốc với concept mang tính chất cách mạng và nội dung cũng không hề khiến fan thất vọng. Dùng chính mình làm biểu tượng trong MV, các cô gái lên tiếng chống lại sự áp bức phụ nữ của số đông. Họ chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị của đàn ông và cố gắng xác định lại hình ảnh của bản thân theo cách của riêng mình. Một MV chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.
Khác với Sixth Sense, Ugly của 2NE1 lại là một lời chỉ trích trực tiếp vào cấu trúc xã hội đã khiến cho phụ nữ trở thành nô lệ của chính mình khi phải gò ép để trở nên tốt đẹp hơn theo đánh giá của người khác. Mặc dù ca từ mang ý nghĩa chán ghét bản thân và ghen tỵ với vẻ đẹp tự nhiên, nhưng MV lại là một câu chuyện khác khi các thành viên nổi loạn và muốn xóa đi nhận định chung của xã hội về cái đẹp.
"Good Boy" thậm chí còn so sánh đàn ông với... chó
Good Boy của Baek Ji Young còn làm fan sốc hơn và đánh động tới cả Hiệp hội nam quyền Hàn Quốc khi so sánh đàn ông với... chó. Đặt hệ thống phân cấp giới tính truyền thống sang một bên, lời bài hát Good Boy cho phép Baek Ji Young nói từ vị trí của một kẻ có quyền lực và địa vị hơn hẳn đối tác của mình.
"Is the White Horse Coming?" được đánh giá là truyền tài thông điệp mới lạ và khôn ngoan hơn cả
Cuối cùng nhưng không kém phần ý nghĩa, Is the White Horse Coming? của Sunny Hill chỉ trích tính cách chuộng bề ngoài của những người phụ nữ chỉ chăm chăm tìm kiếm kiểu bạn trai giàu có và cao cấp. Thay vì nguyền rủa đàn ông, Sunny Hill tỏ ra thông cảm và chấp nhận những chàng trai không quan tâm quá mức đến vật chất và địa vị xã hội. Đó là một sự tương phản mới mẻ so với những giai điệu dữ dội và đầy thù hận của các đồng nghiệp phía trên.
Theo TTVN
Girlgroup K-Pop bắt tay với quản lý của Britney Spears Quyết tâm chinh phục nước Mỹ, RaNia sẽ nhờ đến sự hậu thuẫn từ các quản lý của công chúa nhạc Pop. Công ty quản lý DR Music xác nhận: "Hai quản lý của Britney Spears là Larry Rudolph và Adam Leber sẽ là quản lý của RaNia trong chiến dịch quảng bá hình ảnh của nhóm tại Mỹ. Chính Larry Rudolph là...