Giọt nước mắt Mỹ Đình, án phạt nguội của thầy Park & nguy cơ cho Quế Ngọc Hải
Làm thủ lĩnh tinh thần trên đội tuyển Việt Nam, Quế Ngọc Hải cần mạnh mẽ nhưng cũng không nên quá trớn để dẫn tới các thẻ phạt đáng tiếc.
Chàng trai đa cảm và gã tiều phu
Không quá khi nhắc lại rằng, Quế Ngọc Hải từng là một “gã tiều phu” của bóng đá Việt. Không chỉ là tình huống vào bóng khiến Anh Khoa mất nghiệp hồi 9/2015, Quế Ngọc Hải còn có khá nhiều những pha vào bóng khác khiến đối thủ phải e ngại.
Tuy nhiên, ẩn trong trung vệ có lối chơi đầy quyết liệt xứ Nghệ lại là một tâm hồn mong manh. Không ít lần, người ta thấy Quế Ngọc Hải rơi lệ vì những thất bại trên sân cỏ.
Đấy là khi ĐTVN thua Malaysia 2-4 ở lượt về Bán kết AFF Cup 2014 trên SVĐ Mỹ Đình. Hay khi U23 Việt Nam thua U23 Myanmar 1-2 ở Bán kết SEA Games 2015.
Quế Ngọc Hải mạnh mẽ nhưng lại không kiềm chế tốt cảm xúc. Chính vì thế, đôi khi anh nổi nóng hoặc bi quan khó kiểm soát…
Án phạt nguội của thầy Park và sự trưởng thành của Ngọc Hải
Cuối năm 2017, khi mới tới dẫn dắt ĐTQG Việt Nam, HLV Park Hang-seo dành sự quan tâm đặc biệt cho Quế Ngọc Hải. Khi đó, Ngọc Hải thuộc diện trung vệ trẻ đầy tiềm năng để trở thành trụ cột mới trên tuyển quốc gia.
Tuy nhiên, HLV Park Hang-seo lập tức nhận ra những điều chưa ổn của Ngọc Hải. Đấy là việc trung vệ này thường đá xấu trên sân, lại còn hay phản ứng trọng tài và cãi cự với đối phương. Thầy Park quyết định tạm thời “trảm” Ngọc Hải trên ĐTQG để mong anh cảnh tỉnh lại, thay đổi bản thân.
“Thầy Park và thầy Lee đã xem pha bóng đó (pha vào bóng với Anh Khoa) của tôi rất nhiều lần và chúng tôi đã nói chuyện khá lâu về vấn đề đó. Cả hai thầy đều nói vừa thật vừa đùa rằng tôi là cầu thủ có chuyên môn rất tốt, nhưng đôi lúc trên sân hay bị điên. Một số thời điểm trên sân tôi không kiểm soát được mình và đến với ĐT Việt Nam tôi phải tự thay đổi bản thân” – Quế Ngọc Hải nhớ lại hồi đầu năm 2019.
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo rất quý và còn từng mua quà tặng riêng Ngọc Hải. Nhưng ông cũng từng “trảm” trung vệ này như một án phạt nguội.
Án phạt nguội của HLV Park Hang-seo diễn ra trong khoảng vài tháng đầu năm 2018, sau đó Quế Ngọc Hải trở lại ĐTQG. Từ đó tới nay, Ngọc Hải thay đổi rất nhiều. Anh hạn chế hẳn những pha vào bóng thô bạo. Các hành vi trên sân cũng đỡ bốc đồng hơn nhiều. Nhưng như thế không có nghĩa, Ngọc Hải đã ổn…
Cái khó cho vị trí thủ lĩnh tinh thần
Cái khó cho Quế Ngọc Hải ở chỗ, anh vốn là cầu thủ chơi quyết liệt lại chưa kiểm soát tốt cảm xúc thi đấu nhưng phải làm thủ lĩnh tinh thần cho toàn đội ở cả cấp CLB lẫn ĐTQG. Ở vị trí thủ lĩnh tinh thần, Quế Ngọc Hải cần là người đứng ra giải quyết nhiều vấn đề trên sân, như nhắc nhở các sai sót của đồng đội, đối phó lại các pha xấu chơi của đối phương, giao tiếp với trọng tài…
Và thực tế là không ít lần, Ngọc Hải vẫn gây tranh cãi khi thiếu kiểm soát. Ví dụ hồi 9/2018, Ngọc Hải bị thổi phạt 11m khi SLNA đụng độ Than Quảng Ninh. Khi đó, Ngọc Hải đã có hành vi phản ứng rất phản cảm với Vua áo đen Trương Hồng Vũ. Ngọc Hải liên tục chỉ tay vào mặt ông Vũ để phản ứng. Đến khi nhiều đồng đội can ngăn, Ngọc Hải mới dừng lại.
Quế Ngọc Hải phản ứng xấu xí với trọng tài Trương Hồng Vũ.
Hay hồi 11/2020, khi Viettel đụng độ Than Quảng Ninh, ngoại binh Caique có một số tình huống xử lý không tốt ở cuối trận. Việc Ngọc Hải nhắc nhở đồng đội là nên làm, nhưng vấn đề ở chỗ trung vệ Viettel lại khá quá khích. Các đồng đội đã phải lao vào can ngăn để giảm cơn ức chế của Quế Ngọc Hải.
Quế Ngọc Hải mất kiểm soát khi thấy Caique mắc nhiều sai lầm.
Mới nhất, Ngọc Hải nhận thẻ vàng ở trận Việt Nam vs Ả Rập Xê Út, khi đứng ra phản ứng tình huống Duy Mạnh va chạm cùng một cầu thủ đối phương. Ngọc Hải đã hơi quá khích khi phản ứng với cả đối thủ lẫn Vua áo đen. Điều này dẫn tới việc, Ngọc Hải bị treo giò ở trận Việt Nam làm khách trên sân Australia ngày 27/1 tới đây.
Quế Ngọc Hải phản ứng ở trận gặp Ả Rập Xê Út và phải nhận thẻ vàng.
Ngọc Hải đã tiến bộ rất nhiều trong cả phong cách thi đấu lẫn những tình huống phản ứng trên sân. Nhưng anh sẽ không được phép dừng tự nhắc nhở bản thân, bởi vị trí thủ lĩnh tinh thần rất đỗi nhạy cảm. Một phút sơ sểnh, thiếu kiểm soát sẽ gây thiệt cho mình và cả đội một cách không đáng.
Tới đây, ĐTVN sẽ thi đấu AFF Cup. Đây là sân chơi chúng ta đặt mục tiêu lần đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vô địch. So với các đối thủ ở vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á, các đội Đông Nam Á khác sẽ gây ít áp lực lên hàng thủ Việt Nam hơn.
Nhưng đổi lại, những đối thủ khu vực, đặc biệt là Indonesia, Malaysia hay Thái Lan… hiểu chúng ta hơn, cũng rất hiểu Quế Ngọc Hải. Nếu không cẩn thận, Ngọc Hải có thể rơi vào những cái bẫy khích tướng của họ để rồi phải chịu phạt.
Hy vọng sau tấm thẻ vàng gần nhất, Quế Ngọc Hải sẽ duy trì được cái đầu lạnh để làm một thủ lĩnh tinh thần xuất sắc của ĐTVN ở bất cứ tình huống khó khăn nào.
Phía sau giấc mơ tan vỡ, là bài học lớn thầy Park dạy bóng đá Việt Nam
Thua 5 trận liên tiếp, có thể nói cảm giác tự ti đang xâm chiếm thầy Park, đội tuyển và những người hâm mộ Việt Nam ở thời điểm này.
Có một giấc mơ vừa tan vỡ
Để bắt đầu bài viết hôm nay, tôi xin kể một câu chuyện của người trong cuộc. Tôi có một số người anh em thân thiết, chúng tôi đã cùng cười và cùng khóc với lứa cầu thủ này từ những ngày Thường Châu tuyết trắng cho đến tận hôm nay. Nhóm chúng tôi có một lời hứa nếu đội tuyển Việt Nam vào World Cup, thì chúng tôi sẽ dốc hết tiền tiết kiệm để đặt vé sang Qatar và xem Việt Nam đá một trận đấu tại World Cup.
Với chúng tôi lúc đó tiền không còn có ý nghĩa gì nữa. Ý nghĩa lớn nhất là niềm tự hào dân tộc, cảm giác hạnh phúc ngập tràn của một người yêu bóng đá, yêu quê hương đất nước. Tôi không biết rằng chúng tôi có có mù quáng quá hay không? Nhưng tôi nghĩ, chúng ta sống trên đời sẽ luôn cần có những khoảnh khắc thăng hoa kiểu như thế, cần được làm nhân chứng cho những thời khắc khó quên như thế, thay vì sống một cuộc đời an toàn và nhàn nhạt.
Việt Nam và World Cup đã luôn là một giấc mơ, và giấc mơ ấy vừa tan vỡ vào đêm hôm trước.
Nửa chặng đường của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực Châu Á đã khép lại với đội tuyển Việt Nam. Vào ngày 16/11 tới, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn lượt về bằng màn tái ngộ với đối thủ Saudi Arabia.
0 điểm sau 5 trận, dẫu có cố gắng động viên về một phép màu như trong truyện cổ tích, thì thực tại sẽ lắc đầu mỉm cười và nói với người hâm mộ Việt Nam rằng, giấc mộng World Cup 2022 thật sự đã tan vỡ. Những kết quả thua đầy tiếc nuối không che lấp đi được bức tường đẳng cấp, những bàn thắng đẹp không khỏa lấp đi thất bại, và những sự cố gắng, hay những mỹ từ sau trận không che giấu nổi sự thật Việt Nam chưa có điểm nào tại vòng loại tính đến thời điểm này. Cho nên, xin đừng nói về World Cup nữa.
HLV Park Hang-seo sau trận đã nói về đào tạo trẻ. Vâng, câu chuyện đào tạo trẻ là một bài toán vĩ mô và có tính lâu dài. Khi ông nói về điều này, tức là ông không muốn nói về World Cup 2022 nữa, mà đang nói về World Cup 2026, nơi cần có sự chung tay của một hệ thống. Chứ không nên phó mặc mọi thứ vào sự đơn độc của chính ông và những lứa trẻ vô tình được tìm thấy nhau.
HLV Park Hang-seo chấp nhận thất bại ở vòng loại này, nhưng ông không chấp nhận thất bại ở thì tương lai. Tại sao chúng ta không học hỏi từ người thầy này?
Hãy đi tìm lấy sự tự tin
Kể từ cái ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, và đặt bút ký vào bản hợp đồng dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, ông Park Hang-seo đã đưa đội tuyển đi từ thành công đến thành công khác. Suốt 3 năm qua, viết nên lịch sử, tạo ra các dấu mốc quan trọng đã giống như một điều thường lệ của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Việc thua 5 trận liên tục là một đòn giáng mạnh vào con người quen chiến thắng như thầy Park. Tương tự với các thành viên của đội tuyển. Nếu sự cố gắng không đủ để san lấp khoảng cách trình độ, thì chiếc kén của sự tự ti sẽ bủa ra sẵn để đón các cầu thủ nằm im ở trong ấy. Những người hâm mộ bóng đá quen "đi bão" thì cũng sẽ xuất hiện lời ong tiếng ve như một quy luật của "phù thịnh không phù suy".
Nhưng thay vì cứ mải bộn bề với cảm giác về những trận thua, thì tại sao không đổi tư duy là cần thêm vài vòng loại như thế này, thêm những trận đấu với các đối thủ lớn như thế này, để trưởng thành và phát triển?
Tôi rất thích một câu danh ngôn ngắn gọn mà đanh thép: " Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể". Ở đây cũng vậy thôi, nếu người làm bóng đá Việt Nam và những cầu thủ Việt Nam vẫn tin rằng "Rồng vàng" sẽ có mặt ở World Cup vào một ngày nào đó, thì dù có muộn hơn 4 năm hay 8 năm, vẫn sẽ có ngày Việt Nam làm được điều đó. Đấy là lý do của câu chuyện đào tạo trẻ.
Một trong những câu nói hay nhất mà thầy Park đã nói khi cầm quân Việt Nam, đó chính là sau trận chung kết U23 Châu Á, nơi Việt Nam thua U23 Uzbekistan 1-2. Khi ấy ông đã nạt các cầu thủ: " Tại sao phải cúi đầu? Chúng ta đã cố gắng hết sức, không có gì phải cúi đầu". Khi bạn đã cố gắng hết sức, khi bạn đã làm nên một hành trình không tưởng, thì không có tư cách gì bạn phải cúi đầu như một kẻ thất bại.
Cho nên hãy tỉnh táo để nhắc lại đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup khu vực Châu Á. Và đó thực sự là một bước tiến lớn đối với bóng đá nước nhà. Dù là thất bại nhưng nó là cột mốc lớn mà lứa Quang Hải, Tuấn Anh, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải... đã đi xa hơn hẳn các bậc tiền bối Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Tài Em...
Sau mưa tuyết Thường Châu 2018, có một cảm giác tưởng như đã được bóng đá Việt Nam vĩnh viễn chôn chặt, đấy là tâm lý tự ti và yếm thế. Suốt một thời gian dài, chúng ta đã đấu sòng phẳng với các đối thủ lớn ở Châu Lục. Chúng ta tin rằng rằng bóng đá Việt Nam đã nói với người Việt Nam rất nhiều bài học lớn trong cuộc sống.
Nhưng giờ đây những điều đẹp đẽ ấy đang gặp phải thách thức cực đại. Xin đừng để tự ti quay lại, để gặm nhấm, và xói mòn đôi chân cầu thủ. Và xin tình đời ấm lạnh đừng để lạnh lẽo trong lòng những người hùng năm nào của chúng ta.
Khởi đầu vất vả của thầy Park với U23 Việt Nam Sau trận thắng 1-0 trước U23 Đài Loan (Trung Quốc), sự khởi đầu của thầy Park với U23 Việt Nam báo hiệu không ít khó khăn. 60 phút đầu và 30 phút cuối có thể coi là 2 gương mặt của U23 Việt Nam, một dàn cầu thủ được kỳ vọng sẽ trở thành lứa "gối vụ" không xa cho những Quế Ngọc...