Giọt nước mắt của người mẹ khi bé Sumo sinh cực non, chỉ có 10% cơ hội sống được về nhà sau 3 tháng chống chọi tử thần
Nhận tin con gái lúc sinh nặng chỉ 800 gram được xuất viện vào ngày 27/2, chị Hồng Châu và những người thân xúc động không nói nên lời.
Đứa con bé bỏng của chị cực nhẹ cân và sinh sớm hơn dự sinh đến hơn 14 tuần đã có thể được về nhà sau hơn 3 tháng nằm viện.
Cách đây bốn năm, chị Hồng Châu đã một lần bị sinh non khi thai chỉ 23-24 tuần và không thể giữ được. Gạt nỗi buồn, chờ đợi thêm một thời gian dài hai vợ chồng quyết định có con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm từ tích cóp của gia đình công nhân.
Chị Hồng Châu bên con gái bé bỏng.
Niềm vui khi đậu thai mới được 22 tuần, hai vợ chồng lại lo lắng tột độ khi được phát hiện cổ tử cung ngắn.
Thai phụ nhập Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM) vì lúc này, ối đã phồng và các can thiệp y khoa như đặt vòng nâng bị giảm hiệu quả.
Để có quả ngọt hôm nay, chị đã trải qua quá nhiều nước mắt.
Video đang HOT
Theo dõi hơn 3 tuần, chị Châu sinh non lúc thai được hai mươi lăm tuần năm ngày. Nhìn đứa bé con sau tám năm chờ đợi chỉ lớn hơn nắm tay một chút và nặng 800 gram, hai vợ chồng gần như tuyệt vọng khi cơ hội sống của bé không cao.
Bé phải đối diện với nguy cơ rất lớn từ việc suy hô hấp, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt có thể đe dọa mạng sống.
Bé Sumo đã sống sau 3 tháng chống chọi tử thần.
Tuy vậy, với sự chăm sóc hỗ trợ đặc biệt của các bác sĩ và nữ hộ sinh khoa Sơ sinh, BV Từ Dũ, bé có biến chuyển ngày một tốt hơn. Một thời gian sau bé đã có thể nhận sữa từ ngân hàng sữa mẹ rồi từ từ được sử dụng sữa của mẹ ruột.
Khi bé đủ điều kiện được nuôi kangaroo thì cả ba, cả mẹ và bà ngoại cùng nhau ấp bé. Bàn tay nhỏ xíu lớn lên từng ngày, đến nay, bé đã được 1.125 gram.
Gia đình nhỏ bên nhau ngày hạnh phúc.
Bác sĩ Lê Thị Cẩm Giang, Phó khoa Sơ sinh, BV Từ Dũ chia sẻ, việc em bé nặng 800 gram, và sinh non 25-26 tuần được nuôi sống là nhờ sự nỗ lực không chỉ của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Đây còn là sự phối hợp chặt chẽ và đầy yêu thương của những người thân trong gia đình chị Hồng Châu. Bởi thông thường, tỉ lệ trẻ được cứu khi ở tình trạng thế này chỉ khoảng 10%.
Bác sĩ động viên hai mẹ con trước giờ xuất viện.
Về nhà vào ngày 27/2 với nụ cười tươi mà mắt ngấn lệ, gia đình chị Hồng Châu vẫn phải tiếp tục chiến đấu cùng con theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặt tên bé là Sumo “tình yêu to bự” – chị Châu nói sẽ cố gắng mạnh mẽ cùng con vì biết ơn sự tận tâm của các bác sĩ đã cho con mình sự sống.
Hoàng Lê
Theo nhipsongviet
Nhọc nhằn đến vỡ òa hành trình bé Sumo nặng 800g về nhà
Khi thai kỳ chỉ hơn 25 tuần, bé Sumo đã đòi ra đời với hình hài lớn hơn cườm tay một chút và hy vọng giữ lại bé chỉ rất mong manh.
Sau hơn ba tháng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại BV Từ Dũ (TP.HCM), bé Sumo đã được xuất viện trong niềm xúc động của người thân với cân nặng 1.125 g vào ngày 27-2.
Sumo có nghĩa là tình yêu to bự theo tiếng Nhật. Đây là tên của gia đình đặt cho bé sau khi được xuất viện. Hành trình bé Sumo đến với gia đình đầy nhọc nhằn.
Chị Châu ngân ngấn nước mắt khi được đưa con về nhà. Ảnh: BVCC
Cách đây bốn năm, chị Hồng Châu đã một lần mang thai và sinh non lúc 23-24 tuần nên không thể giữ lại con. Sau thời gian chờ đời, tích cóp đồng lương công nhân, hai vợ chồng quyết định mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi thai đậu được 22 tuần thì hai vợ chồng phát hiện cổ tử cung ngắn. Chị Châu nhập Bệnh viện Từ Dũ dưỡng thai với tình trạng ối đã phồng và các can thiệp y khoa như đặt vòng nâng bị giảm hiệu quả.
Sau hơn ba tuần theo dõi, chị Châu sinh non lúc thai được hai mươi lăm tuần năm ngày. Đứa bé ra đời với cân nặng vỏn vẹn chỉ 800 g, nhìn lớn hơn cườm tay một chút. Bé còn đối diện với nguy cơ tử vong từ việc suy hô hấp, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt.
Tuy vậy, với sự chăm sóc hỗ trợ đặc biệt của các bác sĩ và nữ hộ sinh khoa Sơ sinh của BV Từ Dũ, sức khỏe bé biến chuyển ngày một tốt hơn.
Bé Sumo bình yên trong lòng mẹ. Ảnh: BVCC
Một thời gian sau, bé đã có thể nhận sữa từ ngân hàng sữa mẹ, sau đó từ từ được sử dụng sữa của mẹ ruột. Khi đủ điều kiện được nuôi kangaroo thì cả ba, cả mẹ và bà ngoại cùng thay nhau ấp bé.
Theo BS chuyên khoa 2 Lê Thị cẩm Giang, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ, bé nặng chỉ 800 g và sinh non 25-26 tuần nhưng được nuôi sống là nhờ sự nỗ lực không chỉ của các y bác sĩ mà còn là sự phối hợp chặt chẽ trẻ và đầy yêu thương của những người thân trong gia đình chị Hồng Châu. BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ Sinh BV Từ Dũ cho hay tỉ lệ trẻ sinh non 25-26 tuần được nuôi sống chỉ 10%-20%.
Khi về nhà, bé cần phải được tiếp tục chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngân ngấn nước mắt, chị Châu chia sẻ biết ơn sự tận tâm của bác sĩ đã cho con mình sự sống và sẽ mạnh mẽ cùng con chiến đấu tiếp.
Theo PLO
Lương y - chuyện ít ai biết: Hậu trường khoa cấp cứu 'Cái bọn bất nhân, BS ăn thịt người, lương y có còn như từ mẫu nữa không?... Những câu nói đầy cay nghiệt như vậy thường xảy ra. Trong khi chúng tôi phải chịu quá nhiều áp lực, phải hy sinh đủ thứ để giành giật sự sống cho bệnh nhân, ai hiểu?' Bệnh nhân cấp cứu vừa chuyển đến Bệnh viện 115...