Giọt nước mắt của người đàn ông nhận được 80 triệu đồng hỗ trợ
Những hậu quả mà cơn lũ tháng 10 để lại vẫn còn khiến cho bà con miền Trung đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt phải tìm cách khắc phục hậu quả.
Nhiều tuần nay, công tác hỗ trợ, từ thiện diễn ra tại các tỉnh miền Trung đã phần nào giúp đỡ bà con ổn định lại cuộc sống và san sẻ gánh nặng nợ nần, mất mát.
Bà con huyện Hưng Nguyên có mặt nhận quà hỗ trợ. (Ảnh: Pháp Luật và Bạn Đọc)
Người đàn ông bật khóc nức nở khi nhận được tiền hỗ trợ
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh ekip từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên đến Nghệ An để tặng tiền cho bà con vùng lũ. Trong đó, đáng chú ý có một trường hợp vô cùng khó khăn và nhận được sự quan tâm của rất nhiều cư dân mạng. Cụ thể, gia đình anh H.Đ.T là một trong số những hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề sau lũ, đặc biệt vào đêm 29/10, cơn lũ đã khiến cho trang trại nuôi lợn, gà và cá của anh bị cuốn trôi hoàn toàn.
Anh T. bật khóc nức nở khi nhận được hỗ trợ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo thống kê của Ủy ban xã, tổng số tiền thiệt hại mà gia đình anh T. phải chịu lên đến hơn 200 triệu đồng (gồm có 7 con lợn nái, 700 con gà, vịt và toàn bộ cá trong ao). Hoàn cảnh của anh T. cũng đã được cư dân mạng chia sẻ kêu gọi trên mạng xã hội. Trong lần hỗ trợ bà con lần này, anh T. là hoàn cảnh đặc biệt nhận được hỗ trợ 80 triệu đồng. Khoảnh khắc người đàn ông lam lũ vì cơm, áo, gạo, tiền bật khóc khi nhận được 80 triệu đồng khiến cư dân mạng không khỏi xót xa.
Hoàn cảnh khó khăn của anh được bà con kêu gọi hỗ trợ trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hoàn cảnh gia đình khó khăn của chủ trang trại ở Nghệ An
Những đồng tiền cứu trợ có thể chỉ là một phần nhỏ để bà con khắc phục hậu quả sau lũ, tuy nhiên đó cũng chính là sự chia sẻ của cả cộng đồng dành cho “khúc ruột” miền Trung. Trong đợt cứu trợ tại Nghệ An lần này cũng có một trường hợp nữa nhận được số tiền cứu trợ 75 triệu đồng là chủ trang trại của ông H.Đ.S. Cơn lũ ập đến bất ngờ đã cuốn trôi đi trang trại lợn, gà, vịt và cá.
Ông S. cũng nằm trong diện được cứu trợ 75 triệu đồng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Anh T. và ông S. là hai chú cháu. Hoàn cảnh cũng đều khó khăn và thiệt hại của ông S. còn lên tới hàng trăm triệu đồng (mất 30 con lợn có giá khoảng 240 triệu đồng và 1.000 con gà, cá trong ao), đồng thời hiện nay, ông vẫn còn có khoản vay ngân hàng 300 triệu đồng. Số tiền hỗ trợ của các mạnh thường quân đã phần nào giúp bà con khắc phục được hậu quả, gánh bớt khoản vay ngân hàng khổng lồ. Hình ảnh hai chủ trang trại với số tiền hỗ trợ lên đến 155 triệu đồng đã nhận được rất nhiều quan tâm của cư dân mạng cả nước.
Video đang HOT
Hiện tại, công tác hỗ trợ, trao tặng quà, tiền mặt cho bà con vùng lũ vẫn đang được các đoàn thiện nguyện tổ chức. Bạn có suy nghĩ gì về hai trường hợp khó khăn này? Hãy chia sẻ với YAN nhé!
8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị
Với tinh thần đói tự ăn, xăng tự đổ, khổ tự chịu..., những thanh niên miền Tây đã đưa gần 30 tấn hàng ra hỗ trợ bà con vùng lũ ở Quảng Trị.
Những việc làm của họ phần nào giúp người dân vùng rốn lũ ổn định cuộc sống.
Các thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh và người dân vùng lũ tỉnh Quảng Trị.
Trở về sau 10 ngày cùng ăn, cùng ở với bà con vùng lũ Quảng Trị, anh Trần Huỳnh Hoài Phong (33 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) cùng các đồng đội của mình vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc được giúp đỡ bà con nơi rốn lũ.
Anh Phong cho biết, ngày 21/10 vừa qua, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh do anh làm đội trưởng đã phối hợp cùng CLB Công tác xã hội Hóc Môn chở gần 30 tấn hàng hóa ra hỗ trợ bà con vùng lũ của tỉnh Quảng Trị. Số hàng trên là do bà con miền Tây đóng góp.
"Đợt lũ trước bão số 9, bà con ở tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng rất nặng nề nên đội vận động người dân đóng góp nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ. Đội không nhận tiền ủng hộ mà chỉ nhận nhu yếu phẩm. Ai đóng góp gì, đội nhận đấy miễn là không phải tiền mặt", anh Phong nói.
Chỉ trong ít ngày, đội của Phong đã nhận một số lượng lớn hàng hóa gồm: quần áo, gạo, dầu gió, thuốc men... Trong số này, người dân còn gói hơn 1.000 đòn bánh tét Trà Cuôn, 1.000 cái bánh ú nhờ đội chở ra Quảng Trị.
Không thể để bà con vùng lũ đợi lâu hơn nữa, Phong nhanh chóng thành lập đội để chuyển 30 tấn hàng nói trên ra miền Trung. Tuy nhiên, đường xa vạn dặm, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phong phải tìm những thành viên có đủ các tiêu chí nhất định để thực hiện chuyến đi.
Anh Phong kể: "Phương châm của đội từ trước đến giờ là đói tự ăn, xăng tự đổ, khổ tự chịu. Thế nên, lần đi cứu trợ này, tôi phải tuyển chọn thành viên. Yêu cầu đầu tiên là thành viên nhất định phải biết bơi, sức khỏe tốt. Cuối cùng, người đó phải chấp nhận đi mà không hẹn ngày về".
Bởi, theo tính toán của Phong, sau khi thực hiện công tác cứu trợ xong, đội sẽ chuyển sang cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ người dân tại đây ứng phó bão số 9. Với sự chuyển đổi này, Phong không dám nói trước ngày nào đội sẽ trở về.
Anh Phong cùng đồng đội trong một chuyến đi hỗ trợ người dân tại vùng lũ.
Đúng như dự liệu của Phong, sau khi đã tiếp tế lương thực cho các vùng bị ngập, bão số 9 ầm ào đổ bộ vào miền Trung. Ngay lập tức, đội cứu trợ của Phong kết hợp người dân, thanh niên tình nguyện địa phương thành lập đội SOS Hải Lăng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Mới thành lập, SOS Hải Lăng đã nhận ngay nhiệm vụ tìm, ứng cứu một ông cụ đi lạc. Anh Phong kể: "Lúc tâm bão vào đất liền, mưa gió ghê lắm, chúng tôi nhận được thông báo có một ông cụ tinh thần không ổn định đi lang thang ngoài đường".
"Hai chân ông bị hoại tử nặng, người dân đã đưa ông vào trạm y tế xã nhưng không có xe cứu thương để đưa lên bệnh viện huyện. Đội quyết định xuất xe cứu thương đến trạm y tế xã để đưa cụ đi. Thế nhưng khi đến nơi, ông cụ đã bỏ đi đâu không rõ", anh Phong kể thêm.
Không để cụ già một mình ngoài mưa gió, anh Phong cùng đồng đội đội mưa đi tìm. Sau gần 1 giờ đồng hồ tìm kiếm, cả nhóm gần như tuyệt vọng, định bỏ cuộc thì anh thấy ông lão đi lang thang ngoài Quốc lộ 1A.
Nếu đội của anh Phong không gặp được ông, có lẽ người này đã không qua khỏi. Bởi, lúc phát hiện, ông lão gần như suy kiệt vì đói và lạnh, các vết thương ở chân lở loét, rướm máu... Sau này, người thân ông cụ cho biết, ông đi lạc đã 5 tháng nay. Người nhà đăng tin tìm kiếm ông trên đài truyền hình nhưng vẫn không có kết quả.
Bán xe mua xuồng hơi cứu dân
Chiếc xuồng hơi anh Phong mua từ tiền bán chiếc xe mô tô phân khối lớn của mình.
Dù chuẩn bị tinh thần và lường trước những nguy hiểm nhưng anh Phong và đồng đội vẫn nhiều lần thót tim. Anh kể, lần đầu ra xứ lạ quê người trong điều kiện đặc biệt lại không thể nắm rõ địa hình nên cả đội luôn đi trong tâm trạng lo lắng.
Phong nói, cả nhóm phải vào những nơi sâu nhất như: xã A Vao (huyện Đakrông), một số bản vùng sâu, nơi từng bị chia cắt vừa thông xe được 2 ngày... Mỗi khi phải di chuyển trong điều kiện mưa bão, anh em lúc nào cũng lo liệu có gặp sạt lở, lũ quét, lũ ống... hay không.
"Những lúc di chuyển qua vùng bị sạt lở, ai cũng nín thở vì sợ. Vậy mà có lần, đang đi thì có một tảng đá to bằng 2 người ôm lao ầm ầm từ trên núi xuống. Tảng đá đâm sượt qua đầu xe của đội. Mãi một lúc sau, anh em mới biết mình còn sống", anh Phong kể.
Xe đi qua vùng sạt lở đã khó, việc vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho bà con ở vùng ngập lụt càng khó khăn hơn. Rất may, điều này đã nằm trong dự liệu, tính toán của Phong.
Không để bất kỳ loại địa hình nào ngăn cản việc cứu trợ, anh cắn răng bán chiếc mô tô từng là niềm đam mê, bạn đường của mình để mua một chiếc xuồng hơi. Gặp khu vực ngập nước, đội vận chuyển hàng hóa xuống xuồng, nổ máy chạy đến tận nhà dân trao quà.
Phong thật thà chia sẻ, nói bán chiếc xe không tiếc là nói dối. Bởi, chiếc xe này là niềm đam mê của Phong. Nó gắn bó với anh trên những cung đường dẫn đoàn, nhiều lần cùng anh hỗ trợ, cứu giúp người dân gặp tai nạn.
Tuy nhiên, khi biết tiền từ chiếc xe yêu quý của mình có thể mua về chiếc xuồng hơi để giúp đỡ được nhiều người hơn, anh lại thấy xứng đáng và không hối tiếc. Phong nói, anh có ý định tặng lại chiếc xuồng này cho đội SOS Hải Lăng nếu đội này hoạt động hiệu quả.
Thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa ông già đi lạc trong bão đến bệnh viện sau khi tìm thấy người này lang thang ngoài Quốc lộ 1A.
Cuối cùng, sau 10 ngày cùng ăn, cùng ngủ với người dân vùng lũ, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh, CLB Công tác xã hội Hóc Môn đã phân phát hết gần 30 tấn hàng hóa.
Phong nói, điều khiến anh và đồng đội vui nhất là đã trao tận tay những phần quà theo nhu cầu của người dân từng địa phương cụ thể. Khi được nhận quà như thế, người dân rất mừng vì họ nhận được đúng thứ họ cần.
"Ví dụ vùng bị cô lập, người dân cần thức ăn, dầu gió và thuốc... Vùng cao, thường xuyên bị mất điện, đội hỗ trợ đèn pin, áo mưa... Vùng ngập sâu, đội tặng áo phao, đèn pin... Tùy nhu cầu của từng vùng mà đội sẽ có những phần quà phù hợp chứ không phải nơi nào cũng nhận một loại quà như nhau", anh Phong chia sẻ.
Anh nói, những hình ảnh bà con vùng lũ vui mừng, nở nụ cười, rơi nước mắt khi nhận những món quà hay ăn chiếc bánh tét, bánh ú mà tấm tắc khen ngon khiến anh và đồng đội vô cùng hạnh phúc. "Chỉ cần như thế, mọi mệt nhọc của anh em như tan biến. Chuyến đi lần này đã thành công tốt đẹp", anh Phong bộc bạch.
Một cậu bé tỏ ra vui mừng, hạnh phúc khi nhận được quà tặng từ đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh.
Ấm lòng phiên chợ 0 đồng của người dân Quảng Trị sau mưa lũ Gặp nhiều khó khăn sau đợt mưa bão vừa qua, người dân Quảng Trị đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương cùng các mạnh thường quân. Bên cạnh đó, bà con Quảng Trị cũng không ngừng san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống để cùng khắc phục hậu quả sau bão lũ. Bài đăng trên mạng...