Giọt máu ở gót chân bé sơ sinh giúp phát hiện bệnh nan y
Bác sĩ lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sau khi chào đời để xét nghiệm tầm soát bệnh lý bẩm sinh.
Vừa sinh được vài ngày ở bệnh viện huyện, chị Thanh Hằng ở Sơn Tây (Hà Nội) phải ôm con ngay đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Bé được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp bẩm sinh.
Tiến sĩ Vũ Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc sơ sinh và Quản lý bệnh hiếm của Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé may mắn được sàng lọc bệnh bằng cách lấy máu gót chân và phát hiện bệnh sớm ngay trong tuần đầu tiên chào đời. Nhờ được điều trị bổ sung đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp trong hai tuần đầu sau sinh, bé sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
Theo bác sĩ Dũng, suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý tự phát, không do di truyền, bệnh nhi sẽ phải uống thuốc cả đời. Nếu không phát hiện sớm, trẻ sẽ vàng da kéo dài, da sáp thô…Các biểu hiện phù niêm mạc, rốn lồi, táo bón có thể dẫn tới chẩn đoán nhầm là thoát vị rốn, phình đại tràng bẩm sinh. Khi lớn lên, trẻ ngủ nhiều, phản xạ chậm và phát triển chậm.
Bệnh viện Nhi Trung ương đang quản lý hơn 1.400 cháu bé có bệnh lý suy tuyến giáp bẩm sinh. Đến nay Việt Nam mới thực hiện tầm soát được khoảng 30% ca bệnh.
Trẻ sơ sinh cần được tầm soát dị tật, bệnh lý bẩm sinh. Ảnh: Lê Nga.
Giáo sư Cao Ngọc Thành, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Y dược Huế cho biết, sàng lọc bệnh sớm cho trẻ sau khi sinh giúp phát hiện một số dị tật và bệnh lý nghiêm trọng như điếc bẩm sinh, dị tật tim, thiếu men G6PD, suy giáp, tăng sản thượng thận…
Video đang HOT
Phần lớn bệnh lý rối loạn nội tiết – chuyển hóa và di truyền trong giai đoạn sơ sinh, vài năm đầu đời của trẻ chưa bộc lộ rõ ràng. Bệnh rất khó phát hiện và chẩn đoán, điển hình như suy giáp bẩm sinh. Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm thì đã vào giai đoạn muộn. Khi ấy trẻ ít có khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần.
Để có thể chẩn đoán sớm các bệnh lý này, mẹ cần cho con tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh. Bác sĩ sẽ lấy vài giọt máu ở gót chân trẻ sau khi sinh từ 24 đến 48 giờ, nhỏ lên giấy thấm khô và xét nghiệm. Kết quả sàng lọc có sau khoảng 3 ngày. Trẻ bệnh cần được điều trị sớm.
Ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, cho biết năm 2017 hơn 1,3 triệu trẻ em Việt Nam được sinh ra. Trong số này gần 42.000 trẻ mắc dị tật bẩm sinh do chưa có hệ thống giám sát dị tật bẩm sinh.
Lê Nga
Theo VNE
Thấy gót chân bị nứt nẻ nghiêm trọng có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra
Không phải ai cũng biết tới nguyên nhân gây ra tình trạng gót chân nứt nẻ để biết cách khắc phục từ sớm.
Gót chân khô rát và nứt nẻ là tình trạng thường gặp ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, ít người biết đến các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này để biết cách khắc phục triệt để. Dưới đây là những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng gót chân nứt nẻ mà bạn không nên chủ quan xem thường.
Da thiếu nước
Nếu làn da của bạn không có đủ độ ẩm cần thiết thì tình trạng da khô tái, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Bởi thiếu nước chính là một trong những nguyên nhân hình thành lên những vết nứt ở gót chân, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tê đau, thậm chí còn làm xuất huyết ở vùng này.
Chân bị nhiễm nấm
Bệnh nhiễm nấm ở bàn chân có thể gây ra tình trạng nứt nẻ ở gót chân của bạn. Loại nấm này có thể sản sinh ra trong những vùng ẩm ướt và dễ lây lan trực tiếp vào làn da của bạn, từ đó khiến chân bạn bị nhiễm trùng và xuất hiện tình trạng nứt nẻ.
Đôi chân phơi nắng quá lâu
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể gây hại tới làn da của bạn nếu bạn tiếp xúc dưới trời nắng quá lâu. Do đó, nếu bạn lỡ để đôi chân phơi nắng quá lâu thì nó không chỉ gây đau rát, sưng đỏ mà còn có nguy cơ nứt gót chân.
Mắc bệnh Eczema
Đây là một căn bệnh ngứa da thường gặp trong mùa thu đông, khi thời tiết giao mùa. Người mắc bệnh này sẽ gặp phải các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa và nứt da... Một số yếu tố như xà phòng, dị ứng thực phẩm hay thời tiết đều có thể là nguyên nhân kích thích vùng da này, từ đó gây bệnh Eczema và khiến bạn nứt gót chân.
Đôi chân phải chịu áp lực quá mức
Khi gót chân phải chịu áp lực trong một thời gian dài như đi đứng lâu, hay đi giày cao gót, giày dép đế cứng... thì nó sẽ làm xuất hiện những lớp sừng ở phần gót và lâu dần còn khiến chúng bị nứt toác ra.
Theo Helino
Ho, khó thở, tưởng viêm phổi hóa u trung thất Bệnh nhân L.A (38 tuổi) vốn có tiền sử hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng 2 tháng gần đây, chị có dấu hiệu ho, khó thở tăng dần. Khi đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, có cho dùng kháng sinh nhưng không đỡ. Bệnh nhân đến Bệnh viện Phổi Trung ương do tình trạng khó thở...