“Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu”
Là chủ đề Ngày hội hiến máu nhân đạo mà Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì, phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương, tổ chức sáng nay (9-10).
Theo Trung tá Đỗ Anh Quyến – Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì, ngày hội
hiến máu nhân đạo đã được BCH Đoàn cơ sở triển khai đến 100% đoàn viên thanh niên
và Đảng viên đang sinh hoạt đoàn tại đơn vị.
Sáng 9-10, đã có 80 đoàn viên thanh niên, Đảng viên đang sinh hoạt đoàn đăng ký
tham gia hiến máu
Với chủ đề “Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu năm 2012″, tham gia ngày hội,
Đoàn viên thanh niên Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì thể hiện tinh thần
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với đồng đội và mọi người xung quanh
Đến cuối giờ sáng nay, đoàn viên thanh niên Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì
đã hiến được trên 70 đơn vị máu.
Theo ANTD
Bé 5 tuổi mỗi tháng cần 2 lít máu
Bị bệnh thiếu máu và xương thủy tinh nên dù đã 5 tuổi nhưng Tuấn Tú nhỏ như trẻ lên 2, không đi lại được và đầu ngày càng to. Mỗi tháng cậu phải nằm viện 18 ngày cho 3 đợt truyền máu, với chi phí lên tới 4-5 triệu đồng.
5 tuổi, bé Nguyễn Văn Tuấn Tú người nhỏ như đứa trẻ lên 2, vẫn phải uống nước bằng bình và có người chăm sóc. Anh Nguyễn Văn Dũng (43 tuổi, bố Tú) cho biết, lọt lòng mẹ được 1 tháng, bé thường xuyên lên cơn co giật, chỉ phát triển phần đầu mà chân lại nhỏ và cong dần. Bệnh viện Nhi Trung ương xác định, bé bị bệnh thiếu máu, xương thủy tinh, phải truyền máu liên tục. Trước đó, năm 2000, con gái thứ hai của anh cũng bị tình trạng tương tự và đã qua đời.
Video đang HOT
Đầu Tú ngày một lớn dần, đôi mắt luôn mở to, ngay cả trong khi ngủ. Anh Dũng cho biết, vợ chồng quê Thanh Hóa vào Sài Gòn làm ăn. Sau khi sinh bé gái đầu Nguyễn Thị Thùy Trang, gia đình ra Đà Nẵng lập nghiệp. Anh làm công nhân nạo vét cống trong sân bay Đà Nẵng - điểm nóng về nhiễm chất độc dioxin từ thời chiến tranh. Do hay mang tôm cá ở đây về ăn nên vợ chồng anh sinh ra hai đứa con đều bị dị tật.
Tuấn Tú không thể tự đứng được. Chị gái Thùy Trang sau giờ tan học lại quấn quýt bên em, lo chăm sóc từ mặc quần áo, đến cho em uống thuốc, ăn cơm. Cũng từ sau khi sinh bé Tuấn Tú, nghi mình bị nhiễm chất độc dioxin / da cam nên hai vợ chồng anh Dũng quyết định không sinh thêm con. Anh Dũng cũng cho biết, khi tiếp xúc với việc đào xúc bùn tại sân bay anh thấy có mùi hôi khó chịu nhưng không nghĩ chất độc thời chiến tranh còn có tác dụng đến giờ. Hiện, anh bị bệnh kém thị giác, thủng màng nhĩ.
Những câu nói bập bẹ "cháu chào bố" mỗi khi anh Dũng đi làm về khiến anh bật cười ôm hôn con rồi lại chực khóc. 12 năm qua gia đình anh đã sống với những đứa con không lành lặn.
Chị Lưu Thị Thư (41 tuổi, mẹ bé Tuấn Tú) làm nhân viên bán hàng tại sân bay Đà Nẵng, cũng thường xuyên cùng chồng thay phiên nhau ở nhà chăm sóc con. Do sức đề kháng của Tuấn Tú kém nên chị rất ít khi tắm cho con, thường là pha nước ấm và lau người.
Mỗi lần có khách, Tuấn Tú nằng nặc đòi được bắt tay, hỏi khách tên gì để làm quen. Tuy nhiên, mỗi khi lượng máu trong người giảm, cậu bé lại lên cơn co giật.
Thi thoảng, cậu bé 5 tuổi được bà ngoài đưa đi dạo trên chiếc xe của trẻ em.
Những lần Tuấn Tú được nhìn phố phường đông vui chính là khi cậu phải đi khám bệnh hay truyền máu. Anh Dũng cho biết, bình quân mỗi tháng Tú phải đi truyền máu 3 lần, mỗi lần nằm viện 6 ngày và phải truyền 600 - 700 cc máu.
Mỗi lần được bác sĩ khám bệnh, Tuấn Tú lại khóc hét lên vì sợ.
Dù đã 5 tuổi nhưng Tuấn Tú luôn phải sờ ti mẹ mới chịu ngủ.
Ngồi lật cả tập dày bệnh án của con ở khắp các bệnh viện Hà Nội, Đà Nẵng, anh Dũng cho biết, mỗi tháng đi truyền máu cho con cũng mất 4 - 5 triệu đồng. Mới đây cháu được nhận hỗ trợ trẻ em tàn tật khó khăn nhưng các loại chi phí đã vượt quá sức của vợ chồng anh.
Theo VNE
Dầu vón cục rải khắp 6 km bờ biển Chiều 20/9, ông Hà Sông Lô, Phó Bí thư huyện ủy Phú Quý (Bình Thuận) cho biết: Huyện đang khẩn trương huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, bộ đội cùng người dân để thu gom dầu vón cục trôi dạt vào đảo. Khu vực bờ biển bị ảnh hưởng được xác định có chiều dài gần 6 km, từ cảng Phú...