Giorgio Armani và đế chế huyền thoại của suit
Qua năm tháng, cái tên Giorgio Armani vẫn nồng đượm chất Ý, vẫn dày dặn một lịch sử mà ở đó những bộ suit từng được xem như biểu tượng của một thế hệ đã qua.
Nhân dịp sinh nhật của nhà thiết kế Giorgio Armani (11/7), hãy cùng nhìn ngắm lại cuộc đời của một tài năng ngành phục trang,
Đối với giới mộ điệu thời trang, dù có bao nhiêu quần áo đi nữa, một bộ suit đẹp vẫn thường được dành cho một vị trí quan trọng gần như nhất nhì trong tủ đồ. Nếu xem thời trang là một bữa tiệc nhiều hương vị, thì một bộ suit tốt được ví như món ăn mà private chef nấu cho bạn, với nhiều hân hạnh và trân quý, hiếm khi nhầm lẫn được. Và trong những bậc thầy về nghệ thuật quần áo, có một cái tên đã thay đổi những bộ đồ suit mãi mãi, theo một cách tốt đẹp nhất – đó chính là Giorgio Armani.
Nhà thiết kế Giorgio Armani Nguồn: Vogue British
Quay trở về thập niên 70, khi đó những bộ suit vẫn là trang phục yêu thích của đấng mày râu, tuy nhiên chưa có một thương hiệu suit nam nào nổi bật trên thị trường. Những bộ đồ may đo vẫn được các thợ may gia công theo một mẫu cố định, đơn sắc chưa có nhiều sự sáng tạo. Suit khi ấy có thể được xem như một dạng trang phục thường nhật, chứ chưa hẳn là một khái niệm về phong cách cá nhân.
Một bộ suit nổi bật của thập niên 60 – trước khi có sự xuất hiện của Giorgio Armani.
Bằng sự tinh tế và cầu toàn của mình, Giorgio Armani khi đó 27 tuổi, quyết định từ bỏ con đường học Y dược theo ý gia đình, đi tìm hiểu và nghiên cứu cách phát triển những bộ suit – thứ mà theo ông là “niềm tự hào của người Ý”. Khoảng thời gian từ 1975-1980 cũng là lúc Giorgio nổi lên như người tiên phọng của cách mạng đồ suit. Những bộ đồ ông mang lại như một làn gió mới thời điểm ấy, với những chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng hơn, bỏ bớt độ dày và rườm rà của lớp áo ngoài, những nét cắt nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.
Những trang phục thời kỳ đầu của Giorgio Armani (1975-1988)
Những trang phục thời kỳ đầu của Giorgio Armani (1990-2000)
Những chàng trai Ý thời điểm ấy dường như được khai sáng, thì ra những bộ suit có thể điệu đà, biến hoá nhưng vẫn nam tính, thanh lịch đến vậy. Cùng với Giorgio Armani, họ là những người tiên phong khiến suit trở thành một biểu tượng thời trang đậm đà cá tính và tiêu chuẩn cá nhân. Đây có lẽ cũng là giai đoạn người ta bắt đầu mặc suit jacket cùng áo thun bên trong, bỏ bớt cravat và chơi đùa với những màu sắc mới. Những đường sọc được Giorgio mang vào thiết kế của mình một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như người ta đã mặc như vậy từ lâu rồi vậy. Nếu có ai hỏi “cuộc cách mạng nào trên thế giới diễn ra nhẹ nhàng và thanh bình nhất”, thì hãy trả lời ắt hẳn đó là những cuộc cách mạng thời trang.
Bộ trang phục Power Suit huyền thoại dành cho phái nữ. Nguồn: Vogue
Sức ảnh hưởng của ông không chỉ nằm ở phái mạnh, mà thời trang phái nữ thời ấy cũng có những thay đổi lớn trước làn sóng đồ suit Giorgio Armani. Thập niên 80s là thời điểm số lượng phụ nữ đi đến công sở tăng đột biến nhất trong lịch sử, họ cần một loại trang phục vừa đủ mạnh mẽ nhưng vẫn đầy quyến rũ. Và đó là thời điểm Power Suit của Armani được yêu chuộng bậc nhất. Năm 1982, ông trở thành nhà thiết kế nam đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time (sau sự xuất hiện của Christian Dior năm 1940)
Trang phục nữ của Giorgio Armani những năm 1980. Nguồn: Vogue
Tuy không phải người đầu tiên làm đồ suit cho phái nữ, nhưng những bộ suit của Giorgio Armani có thể nói là thứ đáp ứng sự cân bằng giữa nam tính và nữ tính mà những quý cô thời ấy luôn tìm kiếm. “Giorgio Armani là người đã hoàn thiện quá trình cách tân hoá quần áo phụ nữ, là người tạo ra những trang phục mang dáng dấp phái mạnh nhưng vẫn nữ tính và thanh thoát nhất”- theo trang Daily Worth. Power Suit của Armani trở thành tiêu chuẩn của một bộ trang phục công sở dành cho phái nữ thời bấy giờ.
Giorgio Armani cũng là chủ nhân của khái niệm áo khoác blazer và cả áo khoác bomber dành cho phái nữ, thứ phục trang không thể thiếu trong tủ đồ của cô nàng hiện đại ngày nay.
Richard Gere trong phim American Gigolo (1980), trnag phục Giorgio Armani. Nguồn: Grailed
Don Johnson và Phillip Michael Thomas trong series Miami Vice (1985)
Đặc biệt hơn, Giorgio Armani chỉ mất 5 năm để đưa những thiết kế của mình vượt khỏi biên giới nước Ý và đến thẳng Hollywood. Năm 1980, trang phục của Armani được diễn viên Richard Gere diện trong bộ phim huyền thoại American Gigolo, sau đó được đạo diễn series Miami Vice lựa chọn là trang phục cho nhiều diễn viên nam trong phim, và Eric Clapton diện trong buổi trình diễn năm 1992.
Leonardo di Carpio trong phim Sói già phố Wall với trang phục Giorgio Armani.Nguồn: Grailed
Kể từ đó, Giorgio Armani trở thành thương hiệu đồ suit nam đì nh đám nhất Hollywood thập niên 80 và 90, tạo nhiều ảnh hưởng cho những nhà thiết kế & thương hiệu thế hệ tiếp theo: Tom Ford, Helmut Lang, Hedi Slimane (Dior Homme). Không thể kể hết loạt những ngôi sao điện ảnh từng diện suit của Giorgio Armani trong một bộ phim của mình: Brad Pitt, Bruce Wayne, Leonardo di Carpio, Christian Bale, Clive Owen, Jodie Foster,…
Armani kết thuc show diễn Thu Đông 1984. Nguồn: Vogue
Bất kỳ ai may mắn được gặp Giorgio sẽ lập tức ấn tượng vì cái Tôi mạnh mẽ của ông. Có rất nhiều điều lý giải cho sự thành công của ông: gu thẩm mỹ tuyệt vời ông được thừa hưởng từ người mẹ thanh lịch, duy mỹ (như lời kể với NTK Stella McCartney trên tờ The Independent 2006) hay thời gian làm việc ở cửa hàng La Rinascente (phỏng vấn với tạp chí Time năm 2009). Nhưng có lẽ, chính bản ngã lớn tới mức đáng sợ của Giorgio Armani mới chính là điều làm nên đế chế ngày hôm nay.
“Tôi hi sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho công việc ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào thế giới!”, Giorgio Armani nói về hơn 40 năm trong nghề của mình. “Đến giờ, thậm chí tôi còn cống hiến nhiều hơn. Điều đó đôi khi thật đáng buồn, vì hi sinh cuộc sống nghĩa là hi sinh tình bạn, tình yêu”. Ngay cả khi đã gắn đời mình trong 55 năm ở Milan, Giorgio vẫn thú thật rằng ông không biết gì mấy về thành phố này. Thế nên, xin hãy thôi nói: nghề thời trang đã chọn ông (như cách các ngôi sao hay nói về sự nghiệp của mình) mà chính ông chọn thời trang và chiến đấu cả đời để giành được vinh quang.
Giorgio Armani và Sergio Galeotti. Nguồn: GQ
Giorgio là một người kín tiếng, tất cả những gì người ta biết về đời sống riêng tư của ông là quan hệ tình cảm của ông với người đồng sáng lập Giorgio Armani – Sergio Galeotti. Sergio qua đời năm 1985 vì căn bệnh Aids. Từ đó, Giorgio Armani quyết định điều hành thương hiệu Armani một mình, dù trong lịch sử đã có lần LVMH và Gucci ngỏ ý muốn hợp tác, ông vẫn kiên quyết từ chối, như một sự tôn trọng cố hữu dành cho Sergio.
Nhà thiết kế Giorgio Armani chụp năm 2017. Nguồn: Vogue
Tạp chí Forbes ca ngợi Giorgio Armani là một huyền thoại sống của ngành thời trang. “Hiếm có nhà thiết kế nam nào mà cái tên của ông còn nổi tiếng hơn cả thương hiệu, Giorgio Armani không chỉ là tên một nhãn hiệu quần áo, đó là một phong cách sống, một văn hoá rất Ý”.
Giorgio Armani cũng là nhà thiết kế đầu tiên cấm các người mẫu với chỉ số khối cơ thể (body mass index (BMI)) dưới 18 (chỉ số tối thiểu của BMI) sau khi người mẫu Ana Carolina Reston nhịn đói tới chết vì bệnh chán ăn tâm thần. Vào tháng 1 năm 2007, Armani trở thành nhà tạo mẫu đầu tiên trình chiếu một buổi biểu diễn thời trang sang trọng trên internet. Ngày nay, khi hàng loạt thương hiệu thời trang Ý đã được thương mại hoá cho nhà đầu tư ngoài nước, thì những giá trị cổ điển của Armani vẫn được Giorgio kiên quyết bảo quản.
Theo elleman.vn
Suit và những đam mê không giới hạn
Người ta thường hỏi đàn ông cần bao nhiêu bộ suit trong tủ. Nhưng ít ai hỏi bộ suit nào phù hợp với vóc dáng tâm hồn và tư duy bản ngã của người đàn ông như Cao Minh từng trăn trở.
Hiếm có trang phục nào có thể vượt qua ranh giới của thời trang để trở thành hình tượng của nhân cách, phẩm chất con người như suit. Không chỉ là quy chuẩn ăn mặc, âu phục từ lâu đã là "tâm giao" của những quý ông đúng nghĩa, một người bạn đồng hành không chỉ trong công việc, sự nghiệp mà còn trên những hành trình chinh phục đam mê.
Người ta nói, đàn ông trở nên hấp dẫn hơn khi sống có đam mê, như quý ông trở nên quyến rũ hơn khi có suit. Vậy nên không bất ngờ khi những khoảnh khắc đáng nhớ của mỗi quý ông, dù là nơi công sở bận rộn và nghiêm túc, hay những lúc say sưa tận hưởng niềm vui sở thích, đam mê của bản thân, suit luôn hiện diện và đồng hành.
Tháng 6 này với biển xanh, nắng vàng và những cơn gió Nam mạnh mẽ, các quý ông Cao Minh đã kể về niềm đam mê bất tận của mình: bộ môn lướt ván diều hấp dẫn và thú vị.
Những quý ông với tâm hồn can đảm, yêu thích khám phá và khát khao trải nghiệm chắc chắn khó có thể cưỡng lại cảm giác mong muốn được chinh phục cùng lúc cả bầu trời và biển cả. Khi gió nổi lên, chân đặt trên ván và tay nắm chắc thanh bar, cuộc chơi của những quý ông mạnh mẽ bắt đầu. Mọi giác quan, kĩ thuật và tính toán được vận dụng chính xác để diều no gió và ván lướt êm trên mặt biển. Khi đã làm chủ được cơn sóng và cơn gió cũng là lúc các quý ông vẽ nên vẻ đẹp của niềm đam mê, bằng những cú trick vô cùng ấn tượng và đầy ngẫu hứng, không chỉ nhờ kĩ thuật thành thục, điêu luyện mà còn nhờ bản lĩnh và tài năng.
Sau những cú bay người, xoay vòng trên không, chiếc ván đáp xuống mặt nước nhẹ nhàng và lướt đi theo cánh diều, khuôn mặt quý ông hiện lên của niềm vui của sự tận hưởng và chinh phục, thỏa mãn nhưng vẫn điềm nhiên, như một người đã quen với cả thất bại và chiến thắng, dám đương đầu, dám vượt qua, dù là trước sóng gió biển cả hay trước sóng gió của cuộc đời.
Chiêm ngưỡng cuộc vui trên biển của các quý ông Cao Minh, ta sẽ thấy, một quý ông đúng nghĩa, chắc chắn có đam mê. Trong hơn 70 năm đồng hành cùng các quý ông, Cao Minh hiểu rằng sự vừa vặn của một bộ âu phục không chỉ ở số đo cơ thể mà còn ở dáng vóc tâm hồn, tư duy bản ngã, đam mê cá nhân. Những vị khách không ngần ngại chia sẻ về những niềm đam mê của mình bao giờ cũng là nguồn cảm hứng quý giá của những thợ may lành nghề, đôi khi còn là sự trăn trở và thách thức, vì làm thế nào để trở thành người bạn đồng hành hữu ích và phù hợp với niềm đam mê của khách hàng, dưới dáng hình một bộ âu phục hoàn hảo, chưa bao giờ là điều đơn giản.
Nhưng cũng vì những nỗ lực vượt qua thử thách đó, Cao Minh đã tìm ra tính linh hoạt và phong phú của suit. Suit không chỉ trang trọng nơi văn phòng, quý ông không phải lúc nào cũng nghiêm nghị. Cả hai, đều có thể vừa "sôi nổi và nhiệt thành" lại vừa "bản lĩnh và đĩnh đạc". Cổ điển hay khuôn mẫu không thể là sự kìm kẹp đối với sáng tạo và thời trang, càng không thể ngăn cản suit thỏa mãn những cá tính cá nhân khác biệt nhất.
Như các quý ông chưa bao giờ giới hạn niềm đam mê của bản thân, Cao Minh tin không có giới hạn nào cho sâu phục. Đó cũng là cách để Cao Minh luôn làm mới mình, vươn xa hơn, cao hơn bởi sự nối tiếp của thế hệ trẻ đang ngày càng năng động, sáng tạo và hiện đại.
Theo elle.vn
6 lỗi sai cơ bản đàn ông thường mắc phải với những bộ suit Nhiều người vẫn chưa hiểu cách diện suit như thế nào chuẩn thời trang và thường vướng những lỗi sai khiến hình ảnh kém tinh tế trước đối phương. Khi nhắc tới thời trang nam giới nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bộ suit sang trọng với cà vạt cùng đôi giày da bóng loáng và nhiều phụ kiện đắt tiền. Tuy...