Giống mít siêu to khổng lồ ở miền Tây, 1 múi nặng hơn 2 lạng cực thơm ngon
Trong một lần tình cờ thụ phấn chéo các loại mít với nhau, lão nông ở miền Tây không ngờ tạo ra một giống mít có trái nặng tới 40kg. Trong đó, múi mít rất dày, có màu vàng ươm nặng hơn 200gram, thơm ngon.
Ông Sơn bên trái mít nghệ do chính ông lai tạo giống có múi vàng ươm, dày, thơm, ngọt,…
Giống mít đặc biệt có một không hai này được trồng trong vườn của ông Nguyễn Thanh Sơn (ngụ huyện Chợ Lách, Bến Tre).
Ông Sơn cho biết, ở miền Tây có rất nhiều loại như mít dừa, mít thái, mít tố nữ, mít nghệ,… song ông thấy hiệu quả của những loại mít này chưa cao nên mong muốn tự mình lai tạo ra một giống mít đặc biệt mang tên ông.
Từ đó, lão nông này bắt đầu trồng nhiều loại mít và bắt đầu lai tạo chúng với nhau. Đến năm 2016, cây mít nghệ trong vườn nhà ông cho trái to bất thường, khi chín múi cũng rất khủng, cơm lại dày rất thơm ngon.
Mỗi trái mít nghệ “Thanh Sơn” trung bình nặng từ 20kg, có trái nặng tới 40kg.
“Biết đây là giống mít quý, tôi đem nhân giống trồng thử. Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay mỗi cây đều cho từ 4-6 quả, mỗi quả trung bình nặng 20kg, cá biệt có quả nặng trên 40kg. Múi bên trong cũng rất to, có múi nặng hơn 200gr”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, sở dĩ có giống mít lạ như vậy là do ông thụ phấn chéo các giống mít rồi lấy hạt trồng như lai hữu tính.
Video đang HOT
“Trong thời gian trồng, tôi tuyển chọn thấy cây nào cho năng suất cao, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp để lại làm giống. Cây mít này mau cho trái, trọng lượng lớn… nên tôi nhân giống trồng”, lão nông nói. Ông đặt tên cho giống mít nghệ mới này tên là mít nghệ “Thanh Sơn”, giống tên của ông.
Giống mít nghệ mới cho trái và múi đều to, rất dễ trồng, sau 18 tháng sẽ bói quả và có thể cho trái quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ.
Các múi mít xếp dày san sát, rất ít xơ.
Đặc biệt, từ lúc hái xuống đến khi chín khoảng 7-10 ngày nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển đi xa.
Hiện loại mít mới được thị trường rất ưa chuộng, giá bán lại cao gấp 2-3 lần so với mít khác, trung bình từ 80.000-150.000 đồng/kg.
Có những lúc ông Sơn không có hàng để bán. Ông nhận xét: “So với các giống mít phổ thông, giống mít mới có nhiều ưu điểm, năng suất cao hơn, trái to hơn, múi to, riêng độ ngọt vừa phải có thể để sấy khô hoặc ăn tươi được”.
Sự khác biệt giữa mít “Thanh sơn” (trái) và mít thường (phải).
Mít “Thanh Sơn” trồng khoảng 18 tháng sẽ cho trái.
Múi mít “Thanh Sơn” nặng hơn 200gr
Theo Vietnamnet
Pizza hawaiian có thực sự do người Hawaii nghĩ ra?
Món pizza hawaiian mang cái tên rất nhiệt đới, gợi nhiều liên tưởng đến vùng Hawaii (Mỹ). Tuy nhiên, món ăn này lại có xuất xứ từ Canada, do một người Hy Lạp nghĩ ra.
Pizza hawaiian là loại bánh thường bị nhầm lẫn về nguồn gốc. Nhiều người vẫn nghĩ món ăn này có nguồn gốc từ Hawaii (Mỹ) vì cái tên na ná nhau và thành phần có dứa, loại trái cây đặc trưng vùng nhiệt đới. Sự thật là pizza hawaiian chẳng liên quan gì đến Hawaii, mà có xuất xứ từ Canada. Ảnh: Spark Recipe.
"Cha đẻ" của pizza hawaiian là Panopoulos, một người Hy Lạp đến Canada lập nghiệp từ năm 1954, khi 20 tuổi. Tại đây, ông mở một nhà hàng ở thị trấn Chatham, gần Detroit, Michigan (Mỹ). Nhà hàng này có tên Satellite, ban đầu không kinh doanh pizza. Món ăn này không được ưa chuộng ở Canada dù đã tạo ra cơn sốt ở Detroit trước đó. Ảnh: Washington Post.
Ban đầu, Satellite chỉ phục vụ vài món cơ bản như pancake, burger... Tuy nhiên, Panopoulos cảm thấy nếu cứ như vậy, nhà hàng của ông sẽ mãi giậm chân tại chỗ. Vì thế, ông quyết định đổi mới thực đơn bằng cách thêm một vài món Trung Quốc, Mỹ và đột phá nhất là pizza. Ảnh: The Globe and Mail.
Văn hóa tiki ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sáng tạo ra pizza hawaiian của Panopoulos. Văn hóa tiki sinh ra ở Mỹ, có thể hiểu đơn giản là cách trang trí giống như vùng nhiệt đới của các quán bar, nhà hàng. Những nơi này thường treo các mô hình chạm khắc giả, phục vụ đồ uống có cồn mang đủ loại tên lôi cuốn. Khách hàng của họ chủ yếu gồm những người trót đem lòng yêu mến xứ nhiệt đới, nhất là sau câu chuyện của các người lính trở về từ Nam Thái Bình Dương, khi Thế chiến 2 kết thúc. Ảnh: Eater San Diego.
Nắm bắt nhu cầu này, Panopoulos đã tìm cách kết hợp một món ăn mang phong cách nhiệt đới, hòa quyện giữa vị ngọt và mặn. Một ngày năm 1962, ông chủ cửa hàng đánh liều cho dứa vào bánh pizza. Sự tương phản giữa vị chua, ngọt của dứa và mặn của dăm bông khiến nhiều thực khách bất ngờ. "Có người thích và có người không thích, chẳng vấn đề gì cả. Chúng tôi là những người trẻ muốn tìm những trải nghiệm mới", Panopoulos chia sẻ. Ảnh: Getty.
"Thời ấy, mọi người chưa nghĩ đến việc trộn lẫn đồ ngọt vào món ăn. Ban đầu, họ có vẻ không thích lắm nhưng sau lại mê đứ đừ, Panopoulos tiết lộ. Nguồn gốc cái tên "hawaiian" cũng không có gì đặc biệt. Đó đơn giản chỉ là tên nhãn hiệu lọ dứa đóng hộp mà ông đã đổ lên chiếc pizza hawaiian đầu tiên. Ảnh: Getty.
Ngày nay, pizza hawaiian đã trở thành món ăn nổi tiếng, gần như không thể thiếu trong các thực đơn. Tuy nhiên, một số người vẫn phản đối sự kết hợp giữa dứa và pizza. Tổng thống Iceland, Guoni Johannesson, từng tuyên bố nếu có quyền, ông sẽ cấm hẳn việc thêm dứa vào pizza. Đáp lại lời chỉ trích nhắm vào đứa con của mình, Panopoulos cho biết: "Tôi không quan tâm. Ông ta nói hải sản là lựa chọn tốt hơn với pizza. Tôi đồng ý nhưng hải sản vẫn xếp sau dứa". Ảnh: Iceland Mag.
Theo Zing
Tại sao chúng ta thẳng tay khi bộ và gập lại khi chạy? Duỗi thẳng tay khi đi bộ và gập lại thành hình chữ L khi chạy có thể nói là một phản xạ tự nhiên. Cũng vì là hành động mang tính bản năng nên chúng ta lại ít khi để ý tìm hiểu xem vì sao lại có sự khác biệt về tư thế tay trong hai cách di chuyển này! Cùng xem...