Giống mít ngoại lai thuộc vào hàng “không phải dạng vừa đâu”, quả dài cả mét như đột biến
Loại mít nặng tới 40kg này dường như vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người Việt. Đặc biệt với ngoại hình “dài thượt”, loại mít này còn khiến nhiều người bất ngờ.
Loại mít có kích thước thuộc vào hàng “không phải dạng vừa đâu”
Mít là loại cây ăn quả với kích thước quả của nó khi chín dường như lớn nhất trong số các loài thảo mộc. Thông thường, người Việt chúng ta quen thuộc với những quả mít có hình bầu dục, kích thước từ 30 – 60cm chiều dài, 20 – 30cm chiều rộng, vỏ xù xì, có gai nhỏ.
Quả mít kỳ lạ khiến nhiều người nghi là “đột biến”, nhưng thực tế có phải vậy?
Thế nhưng, đôi khi chúng ta cũng bắt gặp loại mít với kích thước ngoại cỡ, dài chừng 1 mét và kiểu dáng “dài thoòng” như bị đột biến. Vậy những quả mít này xuất phát từ đâu?
Giống mít nhập khẩu từ Malaysia siêu dài này có thể cho quả dài hơn 1m, mỗi quả có thể nặng trung bình từ 25 – 40kg, bên trong ít hạt và xơ, múi mít rất dài và dày, ăn giòn và rất thơm ngon. Loại mít này đang được nhiều người săn lùng và tìm mua để trồng tại vườn bởi rất nhiều ưu điểm và phù hợp với nguồn đất cũng như khí hậu Việt Nam.
Nhìn bằng mắt thường, có thể thấy quả mít này vỏ xanh, dài chừng 1 mét. Phần ruột bên trong của loại mít khổng lồ này chín vàng ươm và có rất nhiều múi.
Loại mít siêu dài Malaysia có thể cho quả “khủng” dài hơn 1m.
2-3 người mới có thể khiêng được một quả mít chín vì nó rất dài và nặng.
Đặc điểm của loại mít này là quả khi chín cây rất dài và nặng. Cụ thể là mỗi quả có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25 – 40kg. Thông thường phải từ 2-3 người mới có thể khiêng được một quả mít như vậy.
Video đang HOT
Bên trong quả mít này có rất ít hạt và xơ. Trong khi đó, múi mít có hình dạng rất dài và dày, ăn giòn, thơm ngon.
Bên trong một quả mít “siêu dài” có nguồn gốc từ Malaysia.
Theo chia sẻ của một số người nuôi trồng, đây là loại mít cho hiệu quả kinh tế cao, sau khi trồng khoảng 2 – 3 năm đã có thể cho sai quả. Mỗi cây trung bình có thể cho hơn 200kg quả mỗi năm.
Cách đây vài năm, giống mít “siêu khủng” này từng gây sốt, khiến nhiều người săn lùng và tìm mua. Cho đến nay, mặc dù đã được nhiều người biết đến hơn, nhưng vẫn rất khó để tìm thấy mít Malaysia trên thị trường do khan hiếm.
Loại mít khổng lồ này được cho là phù hợp với khí hậu Việt Nam
Quả mít khi còn non đã rất dài
Quả mít khi chín cây có thể chạm sát xuống mặt đất vì kiểu dáng dài thoòng của chúng.
Mỗi quả mít có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25 – 40kg.
Theo chia sẻ của các nhà vườn, cây con sau khi trồng sau 2 – 3 năm đã có thể cho sai quả.
Không chỉ vậy, một trong những lý do khiến loại mít này được các nhà vườn và nhiều người săn lùng là chất lượng múi mít cũng tỷ lệ thuận với kích thước quả. Quả mít khi chín có màu vàng ươm rất đẹp, ít hạt và xơ, múi mít rất dài và dày, ăn giòn và rất thơm ngon, nên được nhiều người ưa thích và săn lùng tìm trồng.
Theo các tài liệu, cây mít được định nghĩa như một loại quả ngọt của xứ nhiệt đới. Ở vùng ôn đới, mít thường bán trong dạng đóng hộp với siro nhưng sau này ở Mỹ và châu Âu cũng cho nhập cảng mít tươi.
Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (từ 10-15%). Ngoài dạng múi cơ bản, mít còn được chế biến bằng cách sấy khô hoặc cắt thành lát mỏng rồi chiên giòn.
Bên cạnh việc cho trái cây thơm ngon, mít còn là cây gỗ thuộc nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như mộc cầm ở Indonesia. Còn ở Việt Nam, gỗ mít được chuộng dùng để đóng các tượng thờ.
Mít siêu dài Malaysia là loại cây khá dễ trồng. Bạn có thể tham khảo cách trồng từ cây giống (cây giống có thể tìm mua tại một số cửa hàng giống cây trồng) có sẵn như sau:
- Chuẩn bị hố trồng có đường kính miệng 0,8m, đường kính đáy hố 0,6m và sâu từ 0,6 – 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh.
- Cự ly trồng hàng cách hàng và cây cách cây đều 4m, trồng xen kẽ thành hình tam giác.
- Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc phân urê và phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.
- Từ 10-15 ngày sau khi trồng nên bón thuốc dưỡng rễ cho cây.
Phú Thọ: Nhà nông đẩy mạnh chăm sóc lúa chiêm xuân, thế nào là bón phân Lâm Thao "4 đúng"?
Tại nhiều địa phương ở Phú Thọ, mặc dù cùng trải qua rét đậm rét hại kéo dài nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, hầu như không có tình trạng lúa chết.
Đó là nhờ bà con đã triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ, chăm sóc lúa, trong đó có sử dụng phân bón Lâm Thao "4 đúng".
Sử dụng phân bón Lâm Thao "4 đúng", lúa chiêm xuân phát triển tốt.
Vụ chiêm xuân năm 2022, do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài nên bà con nông dân gặp nhiều khó khăn trong gieo trồng, chăm sóc cây lúa. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, mặc dù cùng trải qua rét đậm rét hại kéo dài nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, không có hiện tượng lúa bị chết do rét đậm, rét hại.
Bà con cho biết, có kết quả đó là do bà con có sự chủ động kiểm tra, triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ, chăm sóc lúa. Trong đó, có việc sử dụng phân bón Lâm Thao theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại huyện Thanh Ba (Phú Thọ), vụ chiêm xuân năm nay huyện gieo cấy khoảng 3.200 ha lúa, với các giống lúa chất lượng cao như JO2, lúa lai, lúa thuần... Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nông dân tiến hành làm cỏ sục bùn, tỉa dặm, bón phân và bơm nước tưới dưỡng cây lúa.
Cánh đồng lúa tại huyện Thanh Ba phát triển tốt nhờ chăm sóc, bón phân Lâm Thao theo nguyên tắc "4 đúng".
Ông Lê Xuân Dung - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thanh Ba cho biết: Để đảm bảo sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong vụ chiêm xuân năm nay, ngay từ đầu vụ, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa cho bà con nông dân.
Trong các buổi tập huấn, Trạm Khuyến nông đều lưu ý bà con cách bón phân cho lúa làm sao vừa đủ, mà vẫn hiệu quả trong bối cảnh giá phân bón đang tăng cao. Đơn cử, bà con đặc biệt lưu ý phương pháp bón phân Lâm Thao đảm bảo đúng, đủ về số lượng, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhằm giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận.
Do vậy, bà con nông dân khá vững vàng trong cách chăm sóc, bảo vệ cây lúa. Mặc dù năm nay tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, song đến nay, trên địa bàn huyện chưa có diện tích lúa bị ảnh hưởng trước tác động bất lợi của thời tiết.
Bà Nguyễn Thị Thuận, xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba chia sẻ: Vụ chiêm xuân năm nay gia đình tôi làm 5 sào lúa. Toàn bộ diện tích lúa đều sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông, gia đình sử dụng phân bón cân đối theo giai đoạn, nhu cầu của cây.
Đến nay gia đình bà Thuận đã bón thúc xong lần 1 và chuẩn bị bón thúc lần 2. Tuy thời gian qua trời rét đậm kéo dài nhưng lúa vẫn lên đều, phát triển nhanh, mạnh về số dảnh và số lá; đồng thời hạn chế được sâu bệnh gây hại.
"Giờ giá phân bón đang tăng cao quá, chúng tôi càng phải bón phân hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả" - bà Thuận cho biết thêm.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, giá phân bón từ năm ngoái đến năm nay tăng mạnh. Ví dụ phân đạm từ 8.000 đồng/kg thời điểm đầu năm 2021 đến nay đã tăng lên đến 18.000 đồng/kg; giá các loại phân bón khác như NPK, Kali... cũng đều tăng.
Giá thuê cày, bừa trước đây khoảng 25.000 đồng/sào nay tăng lên 35.000 đồng/sào. Một số loại vật tư khác phục vụ sản xuất cũng tăng nhẹ so với mọi năm.
Để đảm bảo vụ lúa chiêm xuân đạt hiệu quả cao, góp phần giúp bà con giảm gánh nặng chi phí, ông Hà Anh Tuấn- Trưởng phòng NNPTNT huyện Thanh Ba cho rằng, bà con cần làm tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất. Bón phân đủ, cân đối cho cây trồng; tăng cường sử dụng phân bón tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá, thuốc BVTV sinh học, thảo mộc.
Tuyên truyền và mở rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật được đánh giá có hiệu quả vào sản xuất như: Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ... nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái do lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV...
Huế: Chi tiền triệu gửi cây mai vàng, các vườn hoàng mai lại "xôm tụ" như xưa Những gốc hoàng mai giá từ vài triệu cho đến vài trăm triệu đồng được chủ nhân chi ra một khoản tiền, gửi đến các nhà vườn chăm sóc sau một mùa chơi tết. Cứ thế, đến tết năm tiếp theo, họ lại đến "rước" về để chưng chơi trong nhà. Việc nhận chăm sóc hoàng mai và cây cảnh là dịch vụ...