Giống lúa không có điểm trừ: Lựa chọn đáng tin cậy của nhà nông
Kim cương 111 là giống lúa thuần do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam chọn tạo, vừa được trồng thử nghiệm tại Bắc Ninh. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lúa Kim cương 111 có nhiều ưu điểm vượt trội như ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng đảm bảo, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt…
Giống lúa không có điểm trừ
Vừa qua, tại thị trấn Đông Bình, huyện Gia Bình, Bắc Ninh đã diễn ra hội nghị đầu bờ đánh giá chất lượng giống lúa thuần Kim cương 111. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Lý – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Gia Bình cho biết: Vụ mùa 2017, Trạm Khuyến nông huyện Gia Bình phối hợp Công ty Giống cây trồng Trung ương ( Vinaseed) tiến hành gieo cấy Kim cương 111 với mô hình 50ha. Trong quá trình chăm sóc chúng tôi cũng đã đối chứng với các giống truyền thống thì thấy rằng giống Kim cương 111 ễ chăm sóc, cây khỏe, dảnh to, có bộ lá gọn, cứng, khi trỗ thoát bông nhanh hơn. Trong cùng điều kiện chăm sóc như nhau, giống lúa Kim cương 111 rất khả quan và cho năng suất chắc chắn đạt 65 tạ/ha trở lên…
Ruộng mô hình trồng lúa Kim cương 11 tại thị trấn Đông Bình (Gia Bình, Bắc Ninh). Ảnh: Lê Thảo
Hiện nay, tại một số mô hình trồng lúa Kim cương 111 trên địa bàn Bắc Ninh, Vinaseed đã thực hiện ký kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân với hình thức mua tươi và mua khô. Sau khi thu hoạch bà con không phải lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo dõi thực tế từ các mô hình khảo nghiệm cho thấy, Kim cương 111 là giống cảm ôn, trồng hiệu quả trong cả 2 vụ; đẻ nhánh khỏe, số nhánh hữu hiệu cao hơn 9 nhánh/khóm; bông to, dài, nhiều hạt, tỷ lệ lép thấp; giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân 125 – 130 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày), năng suất bình quân đạt từ 70 – 75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha.
Tại hội nghị, các đại biểu đều có chung nhận định, Kim cương 111 là giống lúa nhiều triển vọng, có thể đưa vào cơ cấu, thay thế cho những bộ giống thuần đang bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế.
Video đang HOT
“Qua kiểm tra từ khi sản xuất cây mạ cho đến hôm nay chuẩn bị thu hoạch, Kim cương 111 rất phù hợp với đồng đất địa phương, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh khô vằn, bạc lá, trong khi các giống lúa khác bị nhiễm rất nặng thì giống lúa này không bị nhiễm, đến giờ chuẩn bị thu hoạch rồi vẫn còn xanh tốt. Nếu đưa vào sản xuất đại trà, Kim cương 111 là giống lúa không có điểm trừ, là sự lựa chọn đáng tin cậy cho nhà nông chúng tôi”- ông Phạm Đình Kha – Giám đốc HTX Nông nghiệp thị trấn Đông Bình (Gia Bình) chia sẻ.
Để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất, Vinaseed cũng lưu ý với bà con nông dân những biện pháp kỹ thuật đối với giống Kim cương 111: bón phân cân đối, khuyến cáo nên dùng phân NPK, đến giai đoạn đón đòng thì phải bón thêm kali với lượng 5-6kg/sào.
Giá thành cao, đầu ra được đảm bảo
Ngoài ưu điểm là ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, Kim cương 111 có ưu điểm nữa là chất lượng cơm gạo tốt. Giống có chất lượng xay xát khá, tỷ lệ gạo lật 81,21%, tỷ lệ gạo xát 69,06%, tỷ lệ gạo nguyên 68,88%, hình dạng gạo thon dài, chiều dài hạt gạo 6,24mm, hàm lượng amylose 13,79%, nhiệt độ hóa hồ cao.
Ông Phạm Đình Đông cho biết: Không chỉ mang tính ưu việt về chất lượng và năng suất, Kim cương 111 còn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ vào giá thành vượt trội. Tất cả diện tích Kim cương 111 bà con địa phương đang cấy đã được công ty cam kết bao tiêu sản phẩm với giá thành gấp 1,2 lần Khang dân 18 cùng thời điểm, nếu mua tươi sẽ bằng với giá Khang dân 18 mua khô tại thời điểm. Sau khi thu hoạch, trừ các chi phí, Kim cương 111 mang lại thu nhập cao hơn Khang dân 18 từ 8 – 10 triệu đồng/ha.
“Với hiệu quả kinh tế cao như vậy, những vụ tiếp tới chúng tôi sẽ chỉ đạo mở rộng thêm mô hình Kim cương 111 để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân” – ông Đông khẳng định.
Theo Danviet
Hà Tĩnh: Giống lúa VTNA2 thối sau ngâm ủ, nảy mầm kém bất thường
Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được cơ cấu giống lúa VTNA2 vào sản xuất. Tuy nhiên, trái với không khí phấn khởi, hi vọng một mùa vụ mới suôn sẻ là những lời than vãn lo lắng khi xảy ra hạt giống bị thối sau khi ngâm ủ, tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt khoảng 50-60%.
Tại xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), khi chúng tôi đi đến đâu thì cũng đều nghe thấy những lời than vãn, lo lắng vì giống lúa VTNA2 nảy mầm kém, khiến cho nhiều người dân không kịp trở tay.
Bao bì giống lúa VTNA2 mà bà con nông dân Cẩm Xuyên sử dụng
Vụ hè thu năm nay, ông Trần Bá Luyện (56 tuổi, xóm 10, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: "Năm nay, gia đình tôi được cấp 4 sào lúa giống VTNA2. Giống lúa này, hai năm trở lại đây, năm nào chúng tôi cũng sử dụng. Các mùa trước thì chất lượng không sao nhưng năm nay, sau khi ngâm giống, tôi vớt ra thì thấy nhớt nhớt ở tay, chất lượng nẩy mầm kém. Tôi tưởng chỉ gia đình tôi bị hiện tượng này, tuy nhiên đi hỏi một số người cùng xóm thì đều có chung tình trạng kém chất lượng như vậy".
Ông Trần Bá Luyện lo lắng 2 sào lúa khi sử dụng lúa giống VTNA2 để gieo.
Cùng nỗi niềm với ông Luyện, bà Đặng Thị Kiển (thôn 10, xã Cẩm Quang) cũng bất an không kém: "Ngâm đủ ngày thì tôi vớt ra định ra đồng gieo, ai ngờ giống chỉ nảy mầm được khoảng 50-60%, cầm hạt giống lên đã mềm nhũn. Nhưng lạ ở chỗ, cùng thời điểm trên tôi ngâm giống KD 18 thì hạt nảy mầm đều, đẹp lắm".
Sau khi tiếp xúc và ghi nhận ý kiến của nhiều bà con, câu hỏi đặt ra là: "Liệu rằng giống lúa VTNA2 có xảy ra tình trạng này ở những nơi khác không?". Chúng tôi tiếp tục tìm đến xã Cẩm Quan, chỉ tay về ruộng lúa hơn 2 sào lác đác vài cọng mầm, bà Nguyễn Thị Quyết (61 tuổi, thôn Mỹ An, xã Cẩm Quan) bức xúc: "Năm nay tôi có 2 sào lúa được xã cấp 8kg giống lúa VTNA2 nhưng tới khi ngâm giống thì thấy hiện tượng nảy mầm kém nên phải mua thêm 2kg giống VTNA2 ngâm tiếp. Sau khi gieo thì loang lổ, cây sinh trưởng kém, nay phải xin mạ về cấy dắm lại".
Tại xã Cẩm Quan rất nhiều hộ dân sau khi phát hiện VTNA2 nảy mầm kém, buộc phải sử dụng giống KD 18 để cấy dắm lại.
Bà Nguyễn Thị Quyết cho biết, giống lúa VTNA2 năm nay nảy mầm chỉ đạt 50 - 60%.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Huy Dần - Trưởng thôn 10, xã Cẩm Quang cho biết: "Năm nay, xã dự kiến sẽ dùng cánh đồng ở thôn 10 làm cánh đồng mẫu sử dụng giống lúa VTNA2 với diện tích 9,7ha. Tuy nhiên, trong quá trình gieo trồng, bà con đã phát hiện giống này có tỷ lệ nảy mầm kém. Một số bà con sợ muộn mùa vụ nên đã sử dụng các giống lúa khác để "chống cháy".
Ngày 19.6, ông Trần Hữu Duyệt - Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ phóng viên, huyện đã chỉ đạo Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Cẩm Xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn về kiểm tra, lấy mẫu phân tích".
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...
Giống lúa VTNA2 được cung cấp bởi Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Giống lúa này được Bộ NNPTNT công nhận đặc cách là giống lúa quốc gia tại QĐ số 609/QĐ-TT-CLT ngày 25/11/2011. Theo như giới thiệu của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, giống lúa này có khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh, dáng cây gọn, đẻ nhánh rất sơm và khỏe, chịu rét và kháng sâu bệnh khá.
Theo Danviet
Lúa kim cương 111 giỏi chống chịu thời tiết bất lợi Theo báo cáo tại hội nghị đầu bờ "Đánh giá kết quả mô hình giống lúa năng suất, chất lượng kim cương 111" tổ chức ở Hợp tác xã (HTX) Tam Thanh (xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), giống lúa này cho thấy những ưu điểm vượt trội về chống chịu thời tiết bất lợi so với các giống lúa...