Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa
Husum Red Pied là một giống lợn quý hiếm được biết tới với biệt danh lợn biểu tình Đan Mạch.
Câu chuyện về lợn biểu tình Đan Mạch (Husum Red Pied) có thể bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19 khi Đan Mạch và Phổ gây chiến nhằm tranh giành quyền kiểm soát bán đảo Jutland phía nam.
Hai quốc gia không thể quyết định đâu là biên giới giữa các vùng đất của họ, vì vậy cuối cùng họ đã xảy ra chiến tranh.
Năm 1848, Đan Mạch giành chiến thắng trong cuộc chiến và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất tranh chấp, nhưng chỉ một thập kỷ sau đó, Chiến tranh Schleswig lần thứ hai nổ ra, và lần này Phổ giành chiến thắng.
Trong những năm sau đó, chính quyền Phổ đã phát động một chiến dịch chống lại bất cứ thứ gì của Đan Mạch, đặc biệt là lá cờ Đan Mạch, thứ không được lòng nông dân trong lãnh thổ Jutland đang tranh chấp. Vì vậy, họ đã nghĩ ra một kế hoạch để vượt qua lệnh cấm…
Những người nông dân Đan Mạch sống trên đất mà nước Phổ tuyên bố chủ quyền đã rất khó chịu trước quy định cấm họ treo cờ của đất nước mình đến nỗi đã đưa ra một chương trình lai tạo lợn khéo léo để tạo ra một giống lợn mới giống với quốc kỳ Đan Mạch.
Không ai thực sự biết giống lợn nào đã được sử dụng để tạo ra lợn biểu tình Đan Mạch, nhưng nhiều người tin rằng nó là sự lai tạo giữa nhiều giống, rất có thể là lợn đầm lầy Holsteinian và Jutlandian, lợn Tamworth của Anh và các biến thể khác của Angeln Saddleback.
Mặc dù được tạo ra như một hình thức phản đối sự cai trị của Phổ, giống lợn độc nhất này đã được chính thức công nhận là một giống thật vào thế kỷ 20 và được đặt tên là Husum Red Pied.
Do có bộ lông màu đỏ nâu, vạch dọc và ngang màu trắng rộng trên thân rất giống với màu sắc của quốc kỳ Đan Mạch, Husum Red Pied được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa của họ. Giống lợn này có thể phát triển đến chiều cao khoảng 90 cm và nặng tới 350 kg.
Lợn Husum Red Pied tương ứng với mô tả ban đầu được nhìn thấy lần cuối vào năm 1984. Các mẫu vật được lai tạo thường không có vạch dọc và ngang màu trắng rộng trên thân, nhưng ngay cả như vậy giống lợn này vẫn duy trì vẻ ngoài độc đáo của nó.
Các quần thể sinh sản tồn tại trong Vườn động vật Berlin, các Sở thú Hanover, các Tierpark Arche Warder ở gần Kiel, bên trong ZOOM Erlebniswelt Gelsenkirchen, ở Dalmsdorf (Mecklenburg), Hof Ltjensee và trên Archehof Blumencron. Các Sở thú Dortmund và Tierpark Krzen cũng có những quần thể nhỏ.
Lợn biểu tình Đan Mạch hiện được xếp vào loại quý hiếm, nhưng bang Schleswig-Holstein của liên bang Đức ủng hộ việc bảo tồn giống lợn này vì giá trị văn hóa của nó. Hiện có khoảng 60 đến 140 mẫu vật còn sống trên thế giới, chủ yếu ở các vườn thú của Đức.
Video đang HOT
Gọi tên những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên: biểu tượng văn hóa của mảnh đất đại ngàn
Được ví von như những nóc nhà của mảnh đất đại ngàn, những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên chính là nơi mang những ý nghĩa đặc biệt về tâm linh và văn hóa đối với đồng bào và cũng là dấu ấn đặc biệt khiến du khách phương xa lưu luyến mỗi khi nhớ về mảnh đất đầy nắng gió này.
Du lịch Tây Nguyên, đặc biệt là các địa danh như Gia Lai và Kon Tum thì hình ảnh những chiếc nhà rông to lớn, sừng sững nằm giữa trung tâm của các buôn làng luôn gây ấn tượng mạnh với du khách. Những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên chính là nơi để thực thi những luật tục, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại, lễ hội tâm linh cộng đồng hay lưu giữ như hiện vật có tính truyền thống như cồng, chiêng, vũ khí hay là nơi đón khách của buôn làng đồng bào người Ba Na, Grai. Nhà rông ở Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu sản có của núi rừng, chủ yếu là lồ ô, tranh, gỗ, tre với kiến trúc đặc trưng của nhà sàn truyền thống và phần mái dài ấn tượng.
Nhà Rông là một trong những "đặc sản" độc đáo của vùng đất đại ngàn Tây Nguyên.
Khám phá những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên mê hoặc lữ khách
Trên khắp các buôn làng ở mảnh đất Tây Nguyên, có rất nhiều nhà rông được xây dựng ở các buôn làng, tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Gia Lai, Kon Tum. Dưới đây chính là những nhà rông nổi tiếng ở Tây Nguyên được cộng đồng xê dịch rần rần check-in thời gian qua.
Check-in nhà rông chính là trải nghiệm được nhiều tín đồ xê dịch ưa thích.
1. Nhà rông làng Kon So Lăl
Nhà rông làng Kon So Lăl tọa lạc tại địa bàn xã Hà Tây, huyện Chư Păh thuộc vùng Đông Bắc của Gia Lai, một trong những nơi có nền văn hóa bản địa đặc sắc nhất. Đây cũng là nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà rông truyền thống, nổi bật nhất chính là nhà rông làng Kon So Lăl, một trong những ngôi nhà rông đẹp ở Tây Nguyên . Nhà rông này rộng 320m2, cao 20m và là nhà rông lớn nhất ở Tây Nguyên hiện nay.
Kon So Lăl là điểm đến hấp dẫn ở huyện Chư Păh, Gia Lai.
Nhà rông ở làng Kon So Lăl hiện nay là nhà rông mới được xây dựng để thay thế cho cái cũ đã bị thiêu rụi vào năm 2015 vì sấm sét. Nhà rông này hoàn toàn không sử dụng vỉ, kèo, đinh chốt và toàn bộ phần khung được buộc bằng dây mây, tre, lạt làm hoàn toàn thủ công. Phần mái được lợp trang với độ dày đến 20cm, bên trong mái là những cây gỗ, tre được đan chéo rất kỳ công và cững chãi.
Đây là nhà rông lớn nhất ở Tây Nguyên hiện tại.
Vẫn với kiến trúc nhà rông cũ, phần mái dài tựa lưỡi rừu đã tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo. Điểm nhấn về họa tiết tại đây chính là cây rau dớn và mặt trời, họa tiết này được trang trí trên cả phần mái và trụ gỗ cầu thang vốn là những biểu tượng mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa của người Ba Na.
Nhà Rông hiện là nơi hội họp và là điểm đến văn hóa của người dân địa phương.
Đến nhà rông làng Kon So Lăl, bạn sẽ được ngắm nhìn một công trình kiến trúc đặc trưng của đồng bào người bản địa cùng với đó là vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng của chống đại ngàn.
2. Nhà rông Kon Klor
Là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên nổi tiếng nhất Kon Klor chính là địa điểm check-in rất quen thuộc với cộng đồng mê xê dịch khi đến với Kon Tum. Nhà rông này nằm ở đường Bắc Kạn, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum nên rất thuận tiện để du khách ghé thăm và check-in. Đặc biệt ngay gần nhà rông là cầu treo cùng tên dòng sông Đăkbla hiền hòa và ngôi làng Ba Na nổi tiếng nên du khách có thể kết hợp thăm quan.
Nhà rông Kon Klor rất nổi tiếng với cộng đồng xê dịch.
Nhà rông Kon Klor hiện tại là nhà rông mới được xây dựng trên nền của nhà rông cũ từng bị đốt vào năm 2010, sau nhà rông của làng Kon So Lăl thì Konklor chính là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên có diện tích lớn nhất.
Nhà rông Kon Klor hiện dài 17m2, rộng 6m và có chiều cao nóc là 22 m2. Công trình này được xây dựng theo kiểu nhà rông truyền thống rất đặc trưng với phần mái dài, cầu thang gỗ dạng nhà sàn với những hoa văn và họa tiết sắc sảo của đồng bào các dân tộc Ba Na.
Kon Klor mang kiến trúc và hoa văn đặc trưng cho văn hóa của người Ba Na.
Chất liệu làm nhà sàn cũng rất đặc trưng với tre, gỗ, lá tranh, nứa... Đặc biệt nhất phần trụ của nhà rông này được làm bằng gỗ xoay, loại gỗ rất quý. Là điểm đến hấp dẫn ở Kon Tum nên mỗi ngày, nhà rông Kon Klor vẫn đón rất nhiều lướt khách ghé thăm và check-in, đây là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên được check-in nhiều nhất hiện nay.
Đến Kon Tum đừng quên ghé thăm nhà rông độc đáo này.
3. Nhà rông Kon Jơ Dri
Nhắc đến những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên thì chắc chắn Kon Jơ Dri là cái tên không thể bỏ qua. Nhiều tín đồ xê dịch cho biết nhà rông Kon Jơ Dri sở hữu kiến trúc độc đáo và khung cảnh rất thơ mộng, thế nhưng nơi đây lại không quá nổi tiếng nên nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội ghé thăm.
Nhà rông Kon Jơ Dri là nơi mang những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của nhà rông Tây Nguyên.
Nhà rông Kon Jơ Dri hay còn được gọi là Kon Jo Dri, Kon Jơ Ri nằm tại một buôn làng nhỏ của người Ba Na thuộc xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Nhà rông này được xây dựng từ năm 1977, ở thời điểm mới xây đây là nhà rông bề thế nhất vùng. Công trình có chiều cao 16m2 và rộng 12m2 . Phần mái lợp tranh dày đến 20cm, bên trong là những cột gỗ lớn chịu lực nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà.
Kiến trúc bên trong của nhà rông.
Phần sàn được làm từ ván gỗ và tre nứa đập dập, các tấm tre, gỗ không được khép kín và vẫn chừa những khoảng hở. Nhà rông Kon Jơ Dri là niềm tự hào của người dân trong làng không chỉ bởi đây là nơi hội họp, đón du khách thăm quan mà còn bởi vẻ đẹp nên thơ hiếm có, xung quanh nhà rông là những góc me trăm tuổi tỏa bóng mát, cảnh sắc rất êm đềm khiến bao người mê mẩn.
Khung cảnh thấm đẫm chất thơ và bình yên tại nhà rông Kon Jơ Ri.
Check -in những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đặc biệt. Vùng đất đại ngàn từ bao đời vẫn luôn gìn giữ được nét văn hóa độc đáo, những ngôi nhà rông kỳ vỹ và uy nghi, những tiếng cồng chiêng, điệu xoang vui vùng sơn cước sẽ níu bước chân và giúp bạn lưu giữ những ký ức hành trình thật đẹp.
Huế mở rộng với cảnh sắc muôn màu Từ 1/7, TP Huế chính thức được mở rộng với diện tích hơn 265 km2, dân số trên 652.000 người. Vùng đất Thần Kinh hội tụ đủ địa hình đồng bằng, núi, sông, biển, đầm phá... Mảnh đất cố đô vốn thơ mộng và giàu bản sắc văn hóa, lịch sử nay lại càng thêm mới mẻ với không gian được mở rộng...