Giống lai kỳ quái của hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà khoa học ở Hungary đã vô tình lai tạo hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng thành một giống cá mới khi họ đặt tinh trùng từ một con cá mái chèo Mỹ gần trứng từ một con cá tầm Nga trong phòng thí nghiệm .

Giống lai kỳ quái của hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng - Hình 1

Hai con cá được lai tạo từ tinh trùng cá mái chèo Mỹ và trứng cá tầm Nga. Ảnh: Genes.

Các nhà khoa học ở Hungary đã vô tình lai tạo hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng thành một giống cá mới khi họ đặt tinh trùng từ một con cá mái chèo Mỹ gần trứng từ một con cá tầm Nga trong phòng thí nghiệm.

Ý tưởng của họ là để dụ những quả trứng từ cá tầm đang bị đe dọa tuyệt chủng sinh sản vô tính thông qua một quá trình gọi là gynogenesis. Đây là quá trình sinh sản vô tính đòi hỏi sự hiện diện của tinh trùng mà không có sự đóng góp thực sự của DNA của tinh trùng đó.

Quá trình này rõ ràng không hoàn toàn theo kế hoạch. Dường như DNA đã được truyền đi, vô tình dẫn đến một loại cá hoàn toàn mới.

Những sinh vật trông kỳ quặc này là sự pha trộn kỳ quái của hai loài có vẻ ngoài khác nhau, có thể chưa bao giờ tiếp xúc nếu con người không can thiệp.

Cá tầm Nga kiếm ăn dọc theo các tầng của biển, hồ và sông ở phía đông châu Âu, Serbia và Trung Đông. Chúng không được tìm thấy ở Mỹ, thậm chí chưa từng được giới thiệu ở đây.

Còn cá mái chèo Mỹ, đúng như tên gọi của chúng, có thể được tìm thấy ở các con sông của Mỹ, sử dụng mõm hình mái chèo dài bất thường để đào tìm thức ăn trong bùn.

Loài cá lai tạo mới này một nửa giống mẹ và nửa giống cha. Có con sở hữu vây cá tầm cổ điển nhưng lại có miệng của cá mái chèo háu ăn điển hình. Những con khác trông giống cá tầm hơn là cá mái chèo.

Giống lai kỳ quái của hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng - Hình 2

Hình trên cùng là cá tầm Nga điển hình; hình dưới cùng là của một con cá mái chèo Mỹ. Hai hình ảnh ở giữa là hai thí dụ lai của cả hai loài. Ảnh: Genes.

“Tôi đã thực sự không tin vào mắt mình khi nhìn thấy nó. Nhưng đó là sự lai tạo giữa cá tầm và cá mái chèo, không còn cách lý giải nào khác”, nhà sinh thái học dưới nước Solomon David nói với tờ New York Times .

Điều đó có vẻ như không thể, nhưng thật ra chúng có những điểm tương đồng đáng chú ý. Cả hai loài được gọi là hóa thạch sống, giống như cá sấu, vì chúng đã thay đổi rất ít trong suốt lịch sử tiến hóa của mình. Cả hai đều có chung một tổ tiên sống trong thời đại khủng long.

“Những hiện tượng này có thể dẫn đến sự tương đồng, tương thích và linh hoạt cao hơn giữa các bộ gen và cho phép sự lai tạo giữa cá tầm Nga và cá mái chèo Mỹ bất chấp khoảng cách lớn về địa lý, sinh lý và hình thái”, các tác giả lập luận.

Chính sự lai tạo này là một khám phá, nhóm nghiên cứu cho biết thêm, vì các phép lai khác giữa các phân loài tương tự có khoảng cách xa trước đây đã thất bại.

Những con cá mới này có thể không sinh sản, giống như các giống lai khác, nhưng chúng dường như sống sót với tỷ lệ tương tự như cá mái chèo Mỹ. Một số vẫn còn sống và bơi cho đến ngày hôm nay.

Các nhà khoa học không có kế hoạch tạo ra thêm bất kỳ loài cá lai nào, nhưng họ sẽ tiếp tục nghiên cứu cách cá tầm và cá mái chèo sinh sản với hy vọng có thể cứu những con cá này khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Ngày nay, cả hai loài cá này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Chỉ trong năm nay, cá mái chèo Trung Quốc đã tuyệt chủng và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế báo cáo rằng cá tầm “nguy cấp nghiêm trọng hơn bất kỳ nhóm loài nào khác”.

Hy vọng các nhà khoa học đang đi đúng hướng. Nghiên cứu của họ vừa được công bố trên tạp chí Genes .

Các loài vật đặc trưng không còn, sông Dương Tử sắp chết?

Cá heo baiji, cá mái chèo, cá heo không vây, cá tầm - những loài vật đặc trưng của sông Dương Tử đã và đang dần biến mất, khiến nhiều người lo ngại về tương lai của dòng sông này.

Theo truyền thuyết, một nàng công chúa Trung Quốc chuẩn bị được gả cho một người đàn ông mà nàng không hề có cảm xúc. Vì dám cãi lại lời cha và không đồng ý với cuộc hôn nhân sắp đặt này, nàng bị nhà vua đẩy xuống sông Dương Tử.

Nhưng vị thần sông, vì cảm thương nàng công chúa, đã cho nàng tái sinh thành một con cá heo. Và trong cả thiên niên kỷ, loài cá trong truyền thuyết này đã được người dân gọi là nữ thần sông Dương Tử.

Các loài vật đặc trưng không còn, sông Dương Tử sắp chết? - Hình 1
Ảnh: AFP.

Cá heo sông Dương Tử (baiji) được chính thức tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006, mặc dù có một lần người dân tuyên bố nhìn thấy chúng vào năm 2016 nhưng không có bằng chứng ảnh.

Khi nữ thần biến mất

Mặc dù vậy, chỉ trong vòng 4 thập kỷ qua, nữ thần đã biến mất. Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, ngư dân tăng cường đánh bắt cá khiến nữ thần không còn thức ăn, tàu thuyền qua lại đông đúc khiến nữ thần bị thương khi bơi trên mặt nước, và nữ thần cũng nhiều lần mắc vào lưới đánh cá.

Cuối cùng, những chất thải công nghiệp đổ ra sông đã định đoạt số phận của nữ thần. Cá heo sông Dương Tử chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006, trở thành loại cá heo đầu tiên trên thế giới tuyệt chủng do hoạt động của con người.

Tiền lệ khủng khiếp này cũng xảy ra với những loại cá khác, trong đó có cá mái chèo khổng lồ Trung Quốc - một trong những loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới, vốn được tuyên bố tuyệt chủng hồi đầu năm nay.

Cá tầm sông Dương Tử cũng đang trên bờ vực biến mất. Nhưng điều kỳ diệu là loài cá heo không vây - loài vật chị em ít nổi tiếng hơn của cá heo sông Dương Tử - vẫn sống sót. Ít nhất là cho đến bây giờ.

Cá heo không vây sông Dương Tử được người dân địa phương gọi là "heo sông", và ở trạng thái tự nhiên miệng của chúng như đang mỉm cười với tất cả mọi thứ.

Năm 1991, Trung Quốc ước tính có khoảng 2.500 cá thể đang sống ở lưu vực sông Dương Tử, nhưng tới nay số lượng chỉ còn khoảng 1.000 con - ít hơn quần thể gấu trúc Trung Quốc.

Cá heo không vây hiện đang cực kỳ nguy cấp, và nếu không có sự can thiệp trực tiếp từ chính phủ, rất có thể loài vật có vú cuối cùng trên sông Dương Tử cũng sẽ chịu chung số phận với nữ thần của dòng sông.

"Nếu cá heo không vây tuyệt chủng, chúng ta đã thất bại trong việc cứu lấy sông Dương Tử", người đứng đầu bộ phận bảo tồn nước của WWF ở Trung Quốc, ông Ren Wenwei, nhận định.

Từ khởi nguồn ở cao nguyên Tây Tạng băng giá, sông Dương Tử chạy dài 6.300 km và đổ ra biển Hoa Đông ở Thượng Hải. Con sông kết nối các địa phương ở phía nam Trung Quốc, kết nối các nền văn hóa khác nhau và là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Lưu vực sông rộng 1,8 triệu km2, cung cấp nước, thực phẩm và giao thông cho khoảng một phần ba dân số Trung Quốc. 40% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đến từ khu vực này.

Điều này cũng khiến cho con sông bị can thiệp quá mức. Nhiều đoạn sông được đào sâu và mở rộng, bờ sông được kè để phục vụ tàu thuyền neo đậu. Nhưng theo ông Wang Hong Zhu, nhà nghiên cứu thủy sinh ở Học viện Khoa học Trung Quốc, những loại vật như cá heo không vây thường sống ở khu vực nước nông và ngoằn ngoèo. Rất ít loài có thể tồn tại ở khu vực nước sâu và thẳng.

Các loài vật đặc trưng không còn, sông Dương Tử sắp chết? - Hình 2
Ảnh: Reuters.

Một cá heo không vây xuất hiện trên đoạn sông Dương Tử qua thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô hồi tháng 8 năm ngoái. Ước tính chỉ còn khoảng 1.000 cá thể loài này trong tự nhiên.

Các cầu càng, đường bộ và cầu cũng đang được xây dựng để kết nối 2 đầu của sông Dương Tử với phần còn lại của thế giới, như một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là đang có sự gia tăng lớn về lưu lượng giao thông trên sông, trong khi nó vốn đã phải nhận khoảng 35 tỷ tấn nước thải mỗi năm.

Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới ở phía thượng nguồn sông, cũng làm thay đổi vận tốc và dòng chảy tự nhiên của sông Dương Tử, cũng như số lượng trầm tích đổ về hạ nguồn, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các loại cá trên sông.

Cam kết bảo tồn và những khó khăn

Trong một cuộc thảo luận cấp cao về tương lai của sông Dương Tử vào tháng 1/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng việc bảo vệ môi trường - chứ không phải là tăng trưởng kinh tế - sẽ là trọng tâm cho kế hoạch phát triển khu vực sông.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thương mại 10 năm trên sông Dương Tử và tất cả các phụ lưu của nó, bao gồm cả các hồ chứa, để bảo vệ đời sống thủy sinh.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho rằng lệnh cấm sẽ giúp cho một số loại cá phổ biến trên sông, vốn có vai trò quan trọng với ngành thủy sản địa phương, được hồi phục số lượng vì chúng thường đạt tuổi sinh sản sau khoảng 3 đến 5 năm.

Ở vùng hạ lưu sông Dương Tử là một khu vực tập trung các công ty tài chính, công nghệ cao và công nghiệp, đóng góp tới 10% GDP đất nước. Hơn 400 trong số các công ty thuộc danh sách Fortune 500 có chi nhánh ở đây.

Ngành công nghiệp dệt may, nhuộm vải, nước giải khát, đường, trái cây và bao bì, rồi đến các nhà máy lắp ráp điện thoại di động - những ngành chuyên tiêu thụ và xả ra những chất hóa học độc hại, đều tập trung tại đây.

Nhưng trong khi các tập đoàn lớn này thường bị đổ lỗi cho sự hủy hoại của hệ sinh thái sông Dương Tử, tiềm lực tài chính cũng giúp họ trở thành một nguồn vốn quan trọng của các dự án bảo tồn.

WWF cho biết ngành dệt may trung bình sử dụng tới 2.700 lít nước để sản xuất ra một chiếc áo phông. Làm việc với các đối tác như thương hiệu thời trang nhanh Thụy Điển H&M, WWF khuyến khích và giúp đỡ các công ty này trong việc sử dụng nguồn nước một cách "có trách nhiệm".

Nhưng chiến trường quan trọng nhất cho tương lai của sông Dương Tử là khúc giữa của sông, nơi mong muốn phát triển kinh tế đụng độ với ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, trong một cuộc tranh luận về cách Trung Quốc sẽ quản lý tài nguyên thiên nhiên như thế nào.

Trong nhiều thập kỷ, các ngành công nghiệp, xây dựng và hóa chất đã gây thiệt hại nặng nề tới lưu vực sông Dương Tử xung quanh thành phố Vũ Hán.

"Đây là nơi mà ngành nông nghiệp và công nghiệp trực tiếp tác động vào tự nhiên", ông Juang Yong, giám đốc phụ trách đa dạng sinh học của chương trình bảo tồn sông Dương Tử của WWF, nhận định. Khu vực xung quanh Vũ Hán cũng là nơi mà người ta nhìn thấy những con cá heo không vây cuối cùng còn sót lại trong tự nhiên.

Có lẽ không nơi nào thể hiện sự xung đột này rõ hơn là hồ Động Đình của tỉnh Hồ Nam - một hồ thuộc lưu vực lũ của sông Dương Tử, được kết nối và nuôi dưỡng bởi nguồn nước của dòng sông từ nhiều nhánh.

Các loài vật đặc trưng không còn, sông Dương Tử sắp chết? - Hình 3

Những núi cát được khai thác từ hồ Động Đình tại tỉnh Hồ Nam, nơi tập trung nhiều cá heo không vây trên sông Dương Tử. Ảnh: South China Morning Post.

Đây cũng là thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch, và là nơi tạm trú của hàng triệu con chim di cư. Các công trình dẫn nước phục vụ nông nghiệp để nuôi sống hàng trăm triệu người ở khu vực đã làm giảm kích thước của hồ nước từng lớn nhất Trung Quốc trước đây, xuống chỉ còn một phần ba diện tích trước đây.

Ngày nay, rất khó để phát hiện một con cá heo không vây trên hồ, nhưng đập ngay vào mắt mọi người là những con tàu nạo vét khổng lồ, các xà lan hút cát từ đáy sông, cũng như những tàu đánh cá cỡ lớn và nhiều công trình ở bờ sông.

Hầu hết cát khai thác ở đây sẽ được vận chuyển hơn 965 km xuống hạ lưu sông Dương Tử cho nhu cầu xây dựng ở các thành phố như Thương Hại. Cát để làm bê tông, để làm kính và để làm nhựa đường cho cao tốc.

Tương lai nào cho loài vật có vú cuối cùng trên sông?

Nhưng cát cũng là một phần tất yếu của hệ sinh thái sông mà những con cá heo không vây phụ thuộc vào đó để sống. Cá heo không vây cũng sử dụng cảm nhận về sóng âm để định hướng và săn mồi, và khả năng hoa tiêu của chúng sẽ bị nhiễu nếu có nhiều tàu đi lại trên sông.

Ông Zhang Xiniao, người quản lý chương trình bảo vệ loài của WWF ở Trung Quốc, cho biết những con cá heo bị mất phương hướng nếu có quá nhiều phương tiện giao thông đường thủy.

"Cảm biến nhận diện sóng âm của chúng bị quá tải bởi tất cả những con tàu, và chúng sẽ trở nên kiệt sức khi phải bơi tới rồi lui để thoát khỏi", ông Zhang giải thích. Khi mệt mỏi và bối rối, giống như những con baiji, chúng sẽ dễ va chạm với chân vịt của tàu thủy và bị tổn thương.

Cách hồ Động Đình không xa là một khu bảo tồn đặc biệt dành cho những con cá heo không vây, một cơ sở thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Tianezhou Oxbow của tỉnh Hồ Bắc. Hồ nước nhỏ hơn ở khu bảo tồn này khiến việc giám sát nó trở nên dễ hơn, và thông qua một hệ thống cửa cống, dòng nước ô nhiễm chảy vào hồ có thể được kiểm soát.

5 con cá heo không vây được mang tới khu bảo tồn này vào năm 1990, và hiện tại quần thể của chúng đang phát triển mạnh, với gần 80 cá thể, trong khi sức chứa tối đa của khu bảo tồn chỉ là 100 con.

Ông Ding Zeliang, 50 tuổi, từng là một ngư dân nhưng giờ đã trở thành nhân viên chăm sóc cho cá heo ở khu bảo tồn. Khi bắt đầu làm việc vào năm 2008, nhiệm vụ đầu tiên của ông là chăm sóc cho một con cá heo không vây cái có tên là E-E. Một con đực có tên Tian Tian được đưa đến trung tâm vào năm 2011, và sau đó E-E sinh thành công một con non vào đầu năm 2006.

Các loài vật đặc trưng không còn, sông Dương Tử sắp chết? - Hình 4
Ảnh: South China Morning Post.

Ông Ding Zeliang bên cạnh một bộ xương của cá mái chèo Trung Quốc - loài vật có thể dài tới 3 mét và là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Chúng được tuyên bố tuyệt chủng đầu năm nay.

Khi con cá heo con ra đời, ông Ding cho biết mình đã chăm sóc cho hai mẹ con xuyên đêm, thậm chú ngủ trên một cái chòi ở bờ hồ để được ở gần chúng.

"Tôi quan tâm đến những con cá heo hơn cả cháu nội của mình", ông Ding nói.

Mặc dù việc bảo tồn cá heo không vây trong trung tâm đang cho thấy kết quả tích cực, các chuyên gia cho rằng để đảm bảo số lượng của chúng trong tự nhiên, chúng cần phải trở về và có thể tồn tại được ở sông Dương Tử.

"Chúng ta không thể bảo tồn chúng nếu chỉ nuôi chúng ở các khu vực được bảo vệ", ông Ren từ WWF nhận định.

Giải cứu cá heo trắng bị mắc cạn Vụ việc xảy ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào ngày 3/5. Cảnh sát giải cứu cá heo trắng bị mắc cạn. Sau 7 giờ, con cá heo trắng đã được đưa về lại vùng nước sâu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hy Lạp kiện adidas vì dùng drone trình chiếu hình đôi giày lên bầu trờiHy Lạp kiện adidas vì dùng drone trình chiếu hình đôi giày lên bầu trời
11:05:51 29/05/2025
Bị kẹt trong đám mây, người chơi dù lượn suýt chết cóng ở nhiệt độ -40CBị kẹt trong đám mây, người chơi dù lượn suýt chết cóng ở nhiệt độ -40C
14:02:46 29/05/2025
Tín hiệu "từ cõi chết" tiết lộ những hành tinh gây sửng sốtTín hiệu "từ cõi chết" tiết lộ những hành tinh gây sửng sốt
13:33:37 29/05/2025
Phát hiện nội dung bí ẩn bên trong chiếc bình hơn 1.000 năm tuổiPhát hiện nội dung bí ẩn bên trong chiếc bình hơn 1.000 năm tuổi
13:35:42 29/05/2025

Tin đang nóng

Vụ Jennie (BLACKPINK) bị nghi quay clip nóng với thiếu gia tài phiệt: Người tung tin đăng tâm thư gây sốc vào giữa đêm!Vụ Jennie (BLACKPINK) bị nghi quay clip nóng với thiếu gia tài phiệt: Người tung tin đăng tâm thư gây sốc vào giữa đêm!
14:24:06 29/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế vụ bé 3 tuổi băng qua đường bị cán tử vongTạm giữ hình sự tài xế vụ bé 3 tuổi băng qua đường bị cán tử vong
16:44:53 29/05/2025
Mỹ nhân bị "Càn Long"Trương Thiết Lâm phụ bạc giờ ra sao khi lấy "kẻ phản diện showbiz"?Mỹ nhân bị "Càn Long"Trương Thiết Lâm phụ bạc giờ ra sao khi lấy "kẻ phản diện showbiz"?
13:17:00 29/05/2025
Nam ca sĩ mất một cánh tay, ở chung nhà với 3 gia đình tại Tân Bình, tuổi 53 bán trà sữa mưu sinhNam ca sĩ mất một cánh tay, ở chung nhà với 3 gia đình tại Tân Bình, tuổi 53 bán trà sữa mưu sinh
13:26:12 29/05/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên từ chối trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, thừa nhận kém ngoại ngữHoa hậu Kỳ Duyên từ chối trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, thừa nhận kém ngoại ngữ
13:29:16 29/05/2025
Nam nghệ sĩ đình đám công khai có bạn gái ở tuổi 43 sau nhiều năm độc thânNam nghệ sĩ đình đám công khai có bạn gái ở tuổi 43 sau nhiều năm độc thân
14:21:30 29/05/2025
Nam diễn viên Việt quấn quýt bên người phụ nữ hơn 11 tuổi, có 1 con riêng như thuở mới yêuNam diễn viên Việt quấn quýt bên người phụ nữ hơn 11 tuổi, có 1 con riêng như thuở mới yêu
13:35:33 29/05/2025
Bê bối liên hoàn của Hoa hậu Hòa bình: Thùy Tiên bị bắt, 1 người dính phốt lừa đảo, 1 người bị tước vương miện!Bê bối liên hoàn của Hoa hậu Hòa bình: Thùy Tiên bị bắt, 1 người dính phốt lừa đảo, 1 người bị tước vương miện!
13:38:30 29/05/2025

Tin mới nhất

Lộ diện hành tinh lùn mới ở rìa hệ mặt trời

Lộ diện hành tinh lùn mới ở rìa hệ mặt trời

18:08:09 26/05/2025
Các nhà vật lý thiên văn đã phát hiện một hành tinh lùn mới, nhỏ hơn Pluto và được xem là họ hàng xa lắc của Diêm Vương tinh, ở vùng rìa xa xôi lẽ ra vắng bóng mọi hành tinh của Thái dương hệ.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, vẻ đẹp ẩn chứa bí mật kinh hoàng!

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, vẻ đẹp ẩn chứa bí mật kinh hoàng!

17:48:30 26/05/2025
Hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, thu hút vô số khách du lịch bởi màu xanh thẳm và khung cảnh tuyệt đẹp thay đổi theo mùa.
Loài chim 'hóa thạch sống', có mùi đáng sợ khiến kẻ thù phải tránh xa

Loài chim 'hóa thạch sống', có mùi đáng sợ khiến kẻ thù phải tránh xa

17:47:06 26/05/2025
Hoatzin hay stinkbird (chim thối), là một loài chim trông giống chim trĩ, có khả năng lên men thức ăn trong dạ dày để tiêu hóa, giống như bò.
Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

09:12:33 26/05/2025
Giữa những cánh rừng rậm rạp ở vùng núi tỉnh Quảng Bình, loài rắn độc với lớp vảy sặc sỡ như ngọc ẩn hiện trong các thảm lá rừng. Đây là loài rắn đặc hữu, hiếm gặp và chỉ được phát hiện tại Việt Nam.
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?

Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?

21:49:11 24/05/2025
Theo lý giải của giới chức thành phố Odate (Nhật Bản), 2 chú chó giống Akita được bổ nhiệm làm giám đốc sân bay để kỷ niệm hành trình 10 năm loài chó này đóng vai trò chào đón du khách.
Show diễn jetski bắn pháo hoa tại Cát Bà xác lập hai kỷ lục thế giới

Show diễn jetski bắn pháo hoa tại Cát Bà xác lập hai kỷ lục thế giới

21:31:27 23/05/2025
Ngày 21/5, tại Vịnh trung tâm Cát Bà (Hải Phòng), các hạng mục trình diễn thuộc show Symphony of the Green Island đã vượt qua vòng thẩm định và xác nhận chính thức của Tổ chức Guinness World Records (GWR).
Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

12:09:58 23/05/2025
Theo 1 bài viết đăng trên Asian Birdlife, vào ngày 5/10/2020, hai người dân địa phương ở Đông Nam Kalimantan, đảo Borneo của Indonesia vào rừng như thường lệ và bắt được một con chim có vẻ ngoài đặc biệt.
Thị trấn kỳ lạ, nơi con người và báo hoa mai chung sống hòa hợp

Thị trấn kỳ lạ, nơi con người và báo hoa mai chung sống hòa hợp

12:06:58 23/05/2025
Được biết đến với cái tên vương quốc của loài báo , thị trấn Bera (Ấn Độ) được cho là nơi có mật độ báo hoa mai cao nhất trên hành tinh.
Phát hiện kinh hãi: 778 mảnh nhựa trong dạ dày chú chim trên đảo hoang sơ nhất

Phát hiện kinh hãi: 778 mảnh nhựa trong dạ dày chú chim trên đảo hoang sơ nhất

12:06:56 23/05/2025
Dù sống ở nơi nguyên sơ nhất hành tinh, dạ dày những chú chim hải âu vẫn chứa đầy nhựa, có con chứa tới 778 mảnh; nhựa chiếm gần 1/5 trọng lượng cơ thể chúng.
Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc

Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc

16:01:34 22/05/2025
Theo Baidu đưa tin vào năm 2019, một buổi sáng bình thường ở một ngôi làng nhỏ, thuộc ngoại ô phía bắc thành phố Tây An (Trung Quốc), dân làng tìm kiếm nước tại một giếng cạn.
Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học

Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học

15:33:38 22/05/2025
Williamina Paton Stevens Fleming (15/5/1857 - 21/5/1911) là một nhà thiên văn học người Scotland. Bà đã phát triển một hệ thống định danh chung và xây dựng danh mục cho hàng nghìn ngôi sao
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

13:23:22 22/05/2025
Hai con chó nòi Akita quý giá của Nhật Bản vừa được bổ nhiệm làm giám đốc sân bay Odate-Noshiro, theo Đài NHK hôm 20.5.

Có thể bạn quan tâm

Nam NSND đình đám: Tuổi xế chiều vẫn ở trọ, tự ship đồ ăn, hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi

Nam NSND đình đám: Tuổi xế chiều vẫn ở trọ, tự ship đồ ăn, hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi

Sao việt

18:56:19 29/05/2025
Ở tuổi xế chiều, nam NSND này vẫn chưa mua được nhà, vất vả mưu sinh nhưng có cuộc sống hạnh phúc cùng bạn gái kém 36 tuổi.
Đi lấy cơm từ thiện trở về, 2 bệnh nhân gặp nạn, 1 người tử vong

Đi lấy cơm từ thiện trở về, 2 bệnh nhân gặp nạn, 1 người tử vong

Tin nổi bật

18:56:08 29/05/2025
Trên đường đi lấy cơm từ thiện trở về, 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Gia Lai không may va chạm với xe tải, khiến 1 người tử vong.
Sốc: Anh trai Jisoo (BLACKPINK) bị tố ngoại tình khi vợ mang thai, còn quay lén clip nhạy cảm

Sốc: Anh trai Jisoo (BLACKPINK) bị tố ngoại tình khi vợ mang thai, còn quay lén clip nhạy cảm

Sao châu á

18:53:45 29/05/2025
Vào ngày 29/5, 1 bài viết có tiêu đề Tôi đã bị anh trai của Jisoo BLACKPINK quay lén được đăng trên nền tảng Blind dành cho nhân viên văn phòng.
6 thói quen giúp hạn chế tóc khô xơ, gãy rụng

6 thói quen giúp hạn chế tóc khô xơ, gãy rụng

Làm đẹp

18:52:22 29/05/2025
Để dầu xả phát huy tác dụng, ủ dầu xả trong vài phút, sau đó xả sạch bằng nước mát. Dầu xả giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm mượt, ngăn ngừa tình trạng khô và gãy rụng.
Chỉ huy trưởng công trình cùng nhân viên chôn lấp trái phép 162 tấn chất thải

Chỉ huy trưởng công trình cùng nhân viên chôn lấp trái phép 162 tấn chất thải

Pháp luật

18:45:48 29/05/2025
Các bị can đã chỉ đạo và tổ chức việc thuê xe vận chuyển chất thải rắn phát sinh từ quá trình đốt rác để chôn lấp trái phép ngay trong phạm vi dự án, nhằm mục đích giảm chi phí san nền.
TP HCM: Nam thanh niên "may mắn" sau khi ngã từ cầu bộ hành ga metro

TP HCM: Nam thanh niên "may mắn" sau khi ngã từ cầu bộ hành ga metro

Netizen

18:44:59 29/05/2025
Ngày 29-5, Công an phường Phước Long A, TP Thủ Đức phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM điều tra vụ nam thanh niên rơi từ cầu bộ hành của ga Bình Thái (thuộc tuyến Metro số 1).
Lần đầu tiên kể từ 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không dự Đối thoại Shangri-La

Lần đầu tiên kể từ 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không dự Đối thoại Shangri-La

Thế giới

18:44:53 29/05/2025
Đối thoại Shangri-La thường niên này được tổ chức lần đầu vào năm 2002. Đến năm 2011, Trung Quốc mới lần đầu cử Bộ trưởng quốc phòng nước này tham dự.
Hoàng Đức cho Bruno Fernandes 'hít khói'

Hoàng Đức cho Bruno Fernandes 'hít khói'

Sao thể thao

17:57:42 29/05/2025
Tối 28/5, Hoàng Đức, Duy Mạnh, Văn Vĩ và Hai Long góp công vào chiến thắng 1-0 của đội ASEAN All Stars trước MU trên sân Bukit Jalil.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối cơm ngon, canh ngọt

Hôm nay nấu gì: Bữa tối cơm ngon, canh ngọt

Ẩm thực

17:28:03 29/05/2025
Thực đơn cơm tối không có những món ăn chế biến cầu kỳ, bữa cơm này toàn món đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng.
Trí tuệ nhân tạo: Chatbot AI của Meta cán mốc 1 tỷ người dùng mỗi tháng

Trí tuệ nhân tạo: Chatbot AI của Meta cán mốc 1 tỷ người dùng mỗi tháng

Thế giới số

17:27:13 29/05/2025
Tại cuộc họp cổ đông thường niên của Meta, ông Zuckerberg đã nhấn mạnh cột mốc trên trong bối cảnh gã khổng lồ mạng xã hội đang cạnh tranh với Google, Microsoft, OpenAI và những công ty khác để dẫn đầu cuộc đua trong lĩnh vực Gen AI.
Cha Tôi, Người Ở Lại: Nỗ lực remake chưa trọn vẹn

Cha Tôi, Người Ở Lại: Nỗ lực remake chưa trọn vẹn

Phim việt

16:01:24 29/05/2025
Một kết thúc có hậu, chan chứa yêu thương. Mặc dù vậy, điều này cũng không đủ để xóa nhòa cảm giác hụt hẫng kéo dài mà bộ phim để lại trong suốt hành trình 45 tập.