Giỡn với tử thần trên cầu cạn cao tốc
Bất chấp nguy hiểm tính mạng, phớt lờ lệnh cấm, họ thản nhiên đi bộ, phóng xe máy, thậm chí là đứng vẫy xe khách trên tuyến Vành đai 3 vốn chỉ dành cho ô tô chạy 80km/h.
Biết nhưng vẫn làm liều
Tuyến đường Vành đai 3 trên cao chỉ dành cho ô tô, đặc biệt là các xe khách xuất bến Mỹ Đình đi các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… nhưng gần đây, cả xe máy, người đi bộ đều tung tăng đi lại trên tuyến đường cao tốc vành đai này.
Sáng 12/9, vừa dừng xe tại nút giao Nguyễn Trãi lên đường Vành đai 3, chúng tôi được dịch vụ xe ôm tiếp thị tận nơi. Gần chục thanh niên lao ra hỏi muốn bắt xe đi tiếp tỉnh nào, hoặc muốn về đâu trong thành phố? Thấy tôi ngần ngừ, một bác tài tỏ ra thông cảm, nếu chờ người nhà đến đón thì phải gọi giục nhanh nhanh lên. Hôm trước, có mấy người đi xe máy lên đây đón người nhà bị công an giữ xe đấy.
Vì lý do tiện lợi nên cả tài xế và khách đều sẵn sàng vi phạm
Trò chuyện mấy câu, thấy có xe khách tới, họ bỏ tôi đứng một mình, ào ra đón khách, hy vọng có người xuống. Trước dòng xe qua lại chóng mặt, một bác xe ôm đứng tuổi chặc lưỡi: “Chú đi đâu tôi chở, biết đứng đây nguy hiểm, dễ bị công an phạt nhưng liều tý còn có khách, chứ đứng dưới bến kia, nửa ngày mới được một cuốc xe”.
Video đang HOT
Vắng bóng công an, vi phạm phổ biến
Sáng 12/9, PV Báo Giao thông khảo sát các điểm lên, xuống của đường Vành đai 3 trên cao, nhận thấy vi phạm khá phổ biến nhưng không thấy bất cứ lực lượng chức năng nào xuất hiện.
Vân, sinh viên một trường cao đẳng đang đứng bắt xe về Nam Định hồn nhiên nói: “Nhà em ở ngay đây, nếu vào bến xe vừa mất tiền xe ôm vừa mất thời gian, đi bộ tý lên trên này bắt xe là về đến quê, tội gì”. Vân nói, các bạn em thuê trọ ở khu vực này đều làm thế, các xe dừng đón trả khách nhiều, cũng chả mấy khi thấy bóng công an đến xử lý.
Xe mang BKS 12K-1331 thả khách tại “bến” xe ôm
Đang làm việc tại một công ty tư nhân, Nguyễn Hùng Tâm cũng đã quá quen với cảnh lên đường trên cao nhận hàng. Em nói: “Đối tác ở dưới tỉnh gửi giấy tờ giao dịch qua xe tuyến, em lấy ở đây cho tiện, chứ về bến Mỹ Đình phức tạp lắm”. Đứng đợi khoảng 30 phút, chiếc xe khách mang biển số 88B-000.90 chạy tuyến Sông Lô – Bến xe Nước Ngầm vù qua, Tâm nhận gói hàng qua cửa kính là xong nhiệm vụ.
Tâm và Vân là 2 trong số rất nhiều hành khách hàng ngày lên đường Vành đai 3 trên cao đón xe, lấy hàng chuyển phát nhanh đi các tỉnh phía Bắc. Chị Hằng bán nước trên đường Nguyễn Xiển đoạn lên cầu cạn cho biết: “Hàng ngày, cả trăm người lên, xuống tuyến này, ai cũng biết là đường cấm nhưng không thấy công an xử lý, người nọ mách người kia, nên ngày càng đông”.
Kiến nghị lắp camera phạt nguội Trung tá Nguyễn Chí Công – Đội trưởng Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội cho biết, CSGT đều bố trí lực lượng tuần tra trên tuyến vào giờ cao điểm tại các điểm lên xuống đường trên cao. Tuy nhiên, khi thấy bóng CSGT, cánh xe ôm, hành khách bất chấp nguy hiểm đi xe ngược chiều để chạy trốn. Chúng tôi đã bố trí lực lượng chốt tại các điểm này, nhưng không thể có mặt 24/24h. Chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền lắp camera tại các điểm lên, xuống để phạt nguội nhà xe, lái xe ôm vi phạm…
Theo Khánh Hà (Giaothongvantai.com.vn)
Khuyến mãi 'khủng' để xả hàng tồn kho
Do tình hình khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đành phải khuyến mãi, giảm giá trên 50%, dù theo luật điều này là không được phép.
Theo Nghị định 37/2006 quy định chi tiết Luật thương mại, mức giảm giá tối đa với hàng hóa dịch vụ trong một chương trình khuyến mãi, giảm giá không được vượt quá 50% giá trị hàng hóa (trừ trường hợp hình thức khuyến mãi hàng mẫu để khách dùng thử không phải trả tiền). Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp đã tận dụng khuyến mãi lên đến 70%. Ảnh chụp tại một cửa hàng ở quận 7.
Một cửa hàng bán quần áo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 trưng bảng sale 60% ra hẳn lề đường nhằm thu hút khách.
Chiêu giảm giá để xả hàng với giá trị lên đến 50-70%.
Một cửa hàng để biển khuyến mãi sau tủ kính với giá ưu đãi trong tháng 4 giảm 70%. Hầu hết các chủ cửa hàng khuyến mãi "khủng" trên đều cho biết mình chỉ giảm giá 60-70% đối với hàng tồn kho, còn đồ mới thì không.
Dịch vụ chụp ảnh cưới trên đường 3/2 cũng giảm giá đến 60%.
Một cửa hàng trưng bảng giá trị giảm giá lên đến 80% ở TP HCM. Đại diện Hiệp hội Quảng cáo TP HCM cho biết theo quy định, bất kỳ hình thức khuyến mãi - giảm giá nào của đơn vị kinh doanh nào đều không được vượt quá 50% giá trị hàng hóa. "Tuy nhiên, một số nơi, cửa hàng vẫn lách luật để bán hàng nhanh, đẩy hàng tồn càng sớm càng tốt", đại diện Hiệp hội nói.
Theo VNE
Một học sinh bị gấu xé rách bắp tay Một học sinh bị gấu xé rách bắp tay (Ảnh minh họa) Anh thò tay vào vuốt lông một con gấu đang nằm nghỉ. Bị chạm vào, gấu giật mình bật dậy, thò chân ra tấn công, làm Anh bị móng rách bắp tay phải. Khoảng 16 giờ ngày 7/3, em Tạ Duy Anh, 14 tuổi (ngụ quận 10, TP Hồ Chí Minh),...