Giỏi với trích, nhúc nhích là yêu
Tiết trời tháng hai, đất liền cô-vít đang hoành hành, phía biển “bà già” bắt đầu ra khơi, thôi thì tránh “cô” đi gặp “bà” miệt đảo Phú Quốc, bởi là mùa lý tưởng thưởng thức món quà biển trứ danh chế biến từ cá giỏi, cá trích ngon thần sầu.
Ở đảo ngọc Phú Quốc, nói tới trích, ngư phủ thâm niên nghề phán tắp lự: “Tưởng gì, cá cho heo ăn”. Nhưng đấy là chuyện xưa, còn bây giờ, lão trư không có cửa thưởng thức nổi trích. Bởi từ khi đảo ngọc rộn ràng khách khứa, trích bất ngờ lên ngôi, đường hoàng, hiên ngang từ sóng nước chễm chệ ngự lên bàn ăn, biến thành đặc sản, thành cao lương mỹ vị không hề kém cạnh những đồng bọn to con bệ vệ hơn như mú, nhồng, chim, mai, bớp, nhám…
Mỗi ngày tháng hai, từ sớm mơ tới chiều muộn, hễ có thúng, ghe câu cập bờ ở đảo ngọc, kiểu gì trong mành lưới đúc dẫu không nhiều cũng đủ vài ba đĩa trích tươi, khoe ánh lấp lánh nơi mắt lưới. Dĩ nhiên, trong thực đơn của bữa ngon ngay khi đến Phú Quốc, bao giờ trích cũng là một lựa chọn hàng đầu, bởi dễ mua, dễ lựa, dễ chế biến để rồi chốt lại thành dễ yêu, hình như là từ ngay lần đầu có duyên gặp trích.
Ngư dân Phú Quốc với mẻ lưới cá giỏi ven bờ tháng Ba.
Tạm bỏ qua chốn tửu lầu sang chảnh, nơi có món gỏi trích đợi sẵn, mỗi chuyến ra đảo xa, cái thú nhất là theo chị bạn tên Mười – tên cúng cơm lấy giản đơn từ thứ tự sinh của chị trong gia đình, ngụ ngay bãi Đất Đỏ gần An Thới – đi ra mé biển chọn cá trích mần gỏi lai rai. Cũng là dân đánh bắt gần bờ, vợ chồng chị Mười nắm rõ hành trình đánh lưới mấy ngư phủ trong xóm, nên chỉ cần khách đến nhà, chị Mười cắp rổ đi ra bãi, loáng sau đã ngập đầy đôi ba ký cá tươi.
Trích ở đảo ngọc, món chế biến nhức nhối phải kể đến là gỏi. Nhưng gỏi trích chốn tửu lầu, muốn ăn nhiêu có nhiêu, khiến độ phê giảm đi đáng kể. Còn gỏi trích dân bản địa mần, chỉ dùng đãi khách nhâm nhi, cứ mỗi lần ăn lại một lần xuýt xoa vì quá xá đã. Cái đã đầu tiên, có lẽ nhờ vụ tươi sống, nhìn tận mặt, day tận tay, gỡ từng con trích ra khỏi lưới bỏ rổ, cho đến khi xoẹt mớ cá ra bờ giếng sau nhà, mần lông (rỉa đi các vây thừa), lạng đĩa phi-lê. Thịt trích đỏ au, nhìn thôi đã phát ứa nước miếng.
Đĩa rau dân dã với chua chát của trâm ổi, đọt điều tạo hấp dẫn hơn cho món gỏi trích.
Xong vụ mần trích, đến khoản đấu trộn các thứ gia vị cho thành gỏi. Phải nói dân đảo ngọc có biệt tài hóa phép, vận dụng các chiêu thức bình dân mà hiệu quả để khử tanh, từ cái hăng của hành tây, thơm nựng hành phi, chuyển qua bùi bùi đậu phộng được gia cố thật lực, lại điểm cả dừa nạo tạo độ béo, xong mới đến linh tinh rau ngò gai, ngò om, nhấn nhá thêm vài đơn vị chỉ thiên ớt cho cay nồng thời cuộc.
Gỏi trích vẫn chưa đủ vị, cần thêm chút nước mắm Phú Quốc nhà nòi, được pha chế đầy yêu thương cùng đường, chanh, ớt, tỏi… tất cả đem bóp – xóc – móc – vần, ụ lên một đĩa chí khoái.
Đĩa phi-lê lườn hai loại trích – giỏi để ăn sống.
Video đang HOT
Cho trích vào dĩ vãng để chuyển qua giỏi, món ngon này có vẻ hiếm hoi hơn là trích, chủ yếu chỉ có trong thực đơn của dân chài. Con giỏi nhìn vẻ ngoài khá giống với lìm kìm trong nước ngọt, cũng có mỏ nhọn, mình thon, to cỡ ngón tay. Nhưng giỏi ở biển mình tròn, mập chắc cỡ ngón chân cái, và cái mỏ nhọn phớt đỏ không lẫn đâu được. Lìm kìm bơi dật dờ mép nước, nhưng giỏi có biệt tài lao như tên bắn, phi lên mặt sóng nước cao 5 – 6 tấc là chuyện thường.
Với ngư dân đảo ngọc, phát hiện giỏi không mấy khó, bởi chúng hay đi theo đàn, vui đùa chíu chít nhau, dắt díu từ ngoài khơi vào gần tới bờ là lao lên mặt nước khoe hàng. Ngư dân tủm tỉm, xách lưới vây, rào một vòng từ ngoài khơi ép vô. Giỏi bơi đến nước cạn, lại vòng ngược ra khơi, thế là đúc lưới. Khi có mẻ lưới giỏi, ấy là sắp lại hơn một lần say.
Cá trích, cá giỏi đúc lưới vừa cập bãi Đất Đỏ.
Để mần con giỏi, giản đơn nhất là nướng trui, con cá thịt se dần, đanh chắc, tách ra cả sớ dài, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me, ngọt thơm hết sảy. Ly kỳ hơn thì lóc phi-lê mần gỏi, cá giỏi thịt trắng, trong veo, mềm ngọt thanh, khác nhiều với thịt cá trích. Cách mần gỏi cá giỏi cũng vay y chang nguyên liệu từ con trích đưa sang.
Nhưng để thấm thía hết phong vị của giỏi, là để sống chấm nước tương mù tạt, ăn kèm đủ loại rau, trong đó có hai thứ phổ thông là chua đọt điều và chát trâm ổi. Giỏi thịt chắc, cắn đến đâu giòn sựt đến đấy, cái tanh vị cá gần như không.
Phú Quốc còn trích còn giỏi, là còn thêm cái cớ tìm lại mà yêu!
8 loại cá đại bổ rẻ hơn thịt lợn lại rất giàu canxi, DHA, cực tốt cho não và tim
Những loại cá dưới đây chứa nhiều chất rất tốt cho cơ thể, giá lại rẻ, chúng ta nên tích cực ăn hàng ngày.
Cá cấn
Cá cấn thuộc dạng cá đồng, chứa nhiều protein, canxi, kali, magiê, selen chất béo, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Cá cấn ăn rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa kém. Đặc biệt loại cá này còn có tác dụng bổ sung máu, cực kỳ tốt cho dạ dày.
Cá trích
Cá trích là loại cá ít tanh, lành tính, thịt trắng, ít mỡ, ăn rất béo, đậm thịt và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Cá trích thường có tập tính di cư thành đàn lớn, bởi vậy khi đánh bắt thường được số lượng lớn.
Cá trích rất giàu Omega-3 thường được biết tới là dạng axit béo sản xuất ra DHA, một chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, tăng cường sức khỏe não bộ, tốt cho tim mạch và giúp điều chỉnh huyết áp.
Đồng thời, cá trích còn là thực phẩm cung cấp nguồn vitamin D dồi dào rất tốt cho cơ thể.
Cá chép
Cá chép rất lành tính và giàu dinh dưỡng, thường được thai phụ, em bé dùng để bồi bổ cơ thể.
Theo Đông y, cá chép vị ngọt, tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa.
Người đang mắc chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, vàng da, bí tiểu, phụ nữ động thai, thai nghén phù thũng, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn cá chép.
Cá mè hoa
Cá mè hoa chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong 100g thịt cá mè chứa 15,3g đạm; 2,2g mỡ; 82mg canxi; 18mg photpho; 0,8mg sắt; 229mg kali, 4,7g carbohydrate và các vitamin B1, B2; 2,8mg axit Nicotinic; 2,65mg vitamin E.
Cá mè hoa tính ôn, vị ngọt, rất tốt cho người mắc chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược cơ thể, nhiều đờm, cao huyết áp, suy thận, đau lưng, đau khớp, gân cốt yếu, tiêu hóa kém, tứ chi phù, tì vị suy hàn.
Cá rô phi
Cá rô phi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit béo omega-3, protein, vitamin B6, vitamin B12, selen, phốt pho, kali, niacin và axit pantothenic.
Đồng thời, cá rô phi chứa nhiều protein nhưng lại ít calo và chất béo, mức thủy ngân thấp nhất trong các loài cá. Cứ 100 g cá rô phi chứa 26 g protein và chỉ chứa 2g chất béo.
Loại cá này rất phù hợp với trẻ em trên hai tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ rất giàu vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... có tác dụng làm ấm dạ dày, bình gan.
Loại cá này phù hợp cho người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, sản phụ ít sữa...
Ngoài ra, loại cá này có tác dụng sáng mắt, nên người thể lực yếu, mất cảm giác ngon miệng càng nên bổ sung loại cá này.
Cá chim
Trong 100g thịt cá chứa 75,2g nước, 19,4g protein, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, ... cung cấp được 126kcal.
Đồng thời, cá chim cũng giàu omega - 3 và protein có lợi cho sức khỏe.
Cá nục
Cá nục không chỉ chứa nhiều chất bổ, thành phần omega - 3 có trong cá nục có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp.
Ngoài ra, cá nục chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
Bị mỡ máu cao, nên ăn loại cá nào? Cholesterol cao có nghĩa là có quá nhiều cholesterol tích tụ trong thành động mạch, làm tắc nghẽn mạch máu và gây ra các vấn đề về tim. Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cần ăn một số loại cá, theo Express . Nếu muốn giảm mức cholesterol, loại cá tốt nhất nên ăn là "cá béo", như cá thu, cá...