Giới tu sĩ Ấn lo ‘bị cướp’ 2.000 tấn vàng
Nhiều đền thờ đạo Hindu tại Ấn Độ tăng cường biện pháp tự vệ do nghi ngờ chính phủ đang ‘dòm ngó’ kho vàng 84 tỉ USD của mình.
Đền thờ Shree Siddhivinayak Ganpati ở Mumbai – Ảnh: NDTV
Chính phủ Ấn Độ đang quyết tâm giảm tình trạng nhập khẩu vàng vô tội vạ, vốn ảnh hưởng nặng nề đến cán cân thanh toán, theo Reuters. Mới đây, New Delhi tăng thuế nhập khẩu vàng đến 10% và ra quy định 20% lượng vàng nhập phải được xuất khẩu dưới dạng trang sức. Giảm bớt vàng nhập khẩu và đưa vàng dự trữ trong dân trở lại guồng lưu thông trở thành ưu tiên của chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) trong năm nay.
Cũng trong nỗ lực tăng cường quản lý thị trường vàng, RBI vừa gửi thư đến các đền thờ đạo Hindu thuộc loại giàu nhất nước đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về lượng vàng khổng lồ của họ. Reuters dẫn thống kê của Hội đồng Vàng thế giới ước tính hiện có khoảng 2.000 tấn vàng, trị giá trên dưới 84 tỉ USD, đang nằm trong các kho chứa bí mật của những đền thờ Hindu lớn trên cả nước. Đây là vàng do tín đồ cúng dường dưới dạng trang sức, vàng thỏi, đồng vàng hoặc tượng thần.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù RBI cam đoan đây là động thái thu thập dữ liệu thống kê bình thường và “không có âm mưu gì ở đây cả”, giới tu sĩ và chức sắc đạo Hindu lại phản ứng quyết liệt vì cho rằng chính phủ đang muốn “cướp vàng”. “Vàng trong các đền thờ thuộc về các tín đồ thành tâm quyên cúng qua nhiều ngàn năm và chúng tôi không cho phép ai chiếm đoạt”, Reuters dẫn lời quan chức V Mohanan của Hiệp hội Vishwa Hindu Parishad ở bang Kerala tuyên bố. Chủ tịch đảng đối lập Bharatiya Janata tại Kerala là ông V Muralidharan thì thẳng thừng cáo buộc RBI muốn “chiếm quyền sở hữu” vàng của các đền thờ và “bán đi để lấy USD”. Một số người dân cũng tỏ ra lo lắng chính quyền sẽ có hành động “xúc phạm thần linh”. “Chúng tôi dâng vàng lên các vị thần vì mục đích thiêng liêng. Không ai được mang chúng đi”, một chủ cửa hàng tại Kerala nói với Reuters.
Chính vì thế, nhiều ban quản lý đền thờ cương quyết từ chối cung cấp thông tin. Đại diện đền thờ Guruvayur ở Kerala, một trong những nơi linh thiêng nhất trên đất Ấn với cột cờ ốp vàng cao 33,5 m, nói thẳng với RBI rằng chính quyền trung ương “đừng mong moi được bất cứ thông tin nào” về kho vàng của đền. “Hầu hết vàng tại đây do các tín đồ cúng dường và họ không muốn các chi tiết bị phơi bày công khai”, người được ủy quyền đại diện ban quản lý của đền Guruvayur là ông V M Gopala Menon tuyên bố trên tờ Indian Express. Ngoài ra, những ngôi đền giàu có nhất nước viện dẫn lý do an ninh để tăng cường các biện pháp bảo vệ như thuê vệ sĩ, mua vũ khí và trang bị máy quét kim loại ở cổng ra vào.
Riêng ngôi đền Sree Padmanabhaswamy giàu nhất bang Kerala, và có thể là giàu nhất cả nước, vẫn chưa có phản ứng về các thông tin trên. Hồi năm 2011, thế giới chấn động trước tin nhà chức trách khám phá một kho báu trị giá khoảng 22 tỉ USD, cao hơn cả ngân sách giáo dục của Ấn Độ, trong các căn hầm dưới đất tại đền. Kho báu này được cho là bao gồm tài sản của một vương triều cổ cũng như vàng do tín đồ cúng dường trong hàng trăm năm với đầy vàng bạc và đá quý. Trong đó có 1 bức tượng khảm 1.000 viên kim cương và 1 sợi dây vàng dài 6 m, theo AFP.
Không phải đền thờ nào cũng khư khư giữ kín kho vàng của mình. Đền Shree Siddhivinayak Ganpati ở Mumbai, nơi lui tới thường xuyên của giới thượng lưu Ấn, đã gửi 10 kg vàng vào ngân hàng dù vẫn còn 140 kg nằm trong hầm ngầm của đền. Reuters dẫn lời đại diện Quỹ quản lý tài sản đền Shree Siddhivinayak Ganpati nói: “Số vàng này là tài sản quốc gia và chúng tôi rất tự hào nếu đất nước có thể thu lợi từ đó”. Ngoài ra, đền thờ Tirupati ở bang miền nam Andhra Pradesh gửi 2.250 kg vàng vào Ngân hàng Ấn Độ, vừa lấy lãi vừa góp phần đưa vàng vào lưu thông.
Trung bình, mỗi ngày dân Ấn mua đến 2,3 tấn vàng và nếu không cúng cho các đền thờ thì họ cất để dành. Trang sức thì để truyền cho con cháu, còn vàng thỏi và vàng miếng được cất kỹ phòng trường hợp lạm phát hoặc nguồn dự phòng khẩn cấp. Theo Reuters, thói quen dự trữ vàng trong dân chúng đang khiến nền kinh tế Ấn Độ trả giá. Tổng giá trị vàng nhập khẩu trong tài khóa 2012 – 2013 lên đến 54 tỉ USD, lớn nhất trong các hàng hóa nhập khẩu phi thiết yếu của nước này, và là yếu tố chính khiến thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức kỷ lục.
Theo TNO
Ấn Độ sắp thử tên lửa "kẻ hủy diệt Trung Quốc"
Theo báo chí Ấn Độ, nước này sẽ tiến hành vụ thử thứ hai tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm xa nhất trong các tên lửa nước này vào khoảng ngày 15/9. Tên lửa còn được mệnh danh là "kẻ hủy diệt Trung Quốc".
Tờ Hindu của Ấn Độ hôm thứ hai vừa qua dẫn lời một quan chức không được nêu tên tại Tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự (DRDO), cơ quan công nghệ quân sự của Ấn Độ, cho biết DRDO hiện đang chuẩn bị cho vụ thử thứ hai của tên lửa đạn đạo Agni-V tại đảo Wheeler. Cũng theo quan chức này vụ thử sẽ được tiến hành "vào khoảng 15/9", tùy thuộc vào tình hình thời tiết và khâu chuẩn bị. Tờ báo cũng dẫn lời một quan chức Ấn Độ khác cho hay 2 tàu hải quân Ấn Độ hiện đã ở Ấn Độ Dương, gần với địa điểm thử.
Tên lửa Agni-V là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, có tầm xa 5.000km khi mang đầu đạn 1.000kg. Đây là tên lửa tầm xa nhất của Ấn Độ, được báo chí địa phương gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này. Mặc dù tên lửa có mọi đặc tính công nghệ cần thiết của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhưng về mặt kỹ thuật đây chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung, bởi ICBM phải có tầm xa ít nhất 5.500km.
Ấn Độ lần đầu thử Agni-V vào tháng 4 năm ngoái. Vụ thử đầu tiên, cũng ở đảo Wheeler, thành công và được ca ngợi hết lời ở Ấn Độ, vì thành tự khoa học đạt được cũng như bởi Agni-V sẽ cho phép nước này lần đầu tiên nhắm thiết bị có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Chính vì vậy, mà một số người ở Ấn Độ gọi Agni-V là "kẻ hủy diệt Trung Quốc".
Tháng trước, tờ Hindu dẫn lời Tessy Thomas, giám đốc Dự án tên lửa Agni tại DRDO, cho biết sẽ có 2 hoặc 3 vụ thử thên lửa Agni-V nữa trước khi nó được đưa vào sử dụng năm 2015. Bà cũng cho biết Agni-V, giống như các tên lửa khác của Ấn Độ, là "vũ khí hòa bình".
Vũ Quý
Theo Diplomat
5 cuộc bạo động đẫm máu nhất trong lịch sử "Thảm sát Cairo" và vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và Hindu tại Ấn Độ năm 1992 là hai trong số những vụ bạo động khủng khiếp nhất mà nhân loại từng chứng kiến. Thủ đô Cairo của Ai Cập nhuốm máu sau khi lực lượng an ninh trấn áp những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Phía...