Giới trẻ Trung Quốc tìm người trò chuyện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 54 triệu người bị trầm cảm và 41 triệu người mắc chứng lo âu ở Trung Quốc.
Do nguồn lực chăm sóc sức khỏe tâm thần không đáp ứng đủ nhu cầu và không nhiều người sẵn sàng chi trả cho việc điều trị sức khỏe tâm thần, nên họ tìm đến các dịch vụ trực tuyến với chi phí rẻ để có người an ủi. Tuy nhiên, các dịch vụ trò chuyện đơn giản trên nền tảng này không thể được xem là cung cấp liệu pháp tâm lý chuyên nghiệp.
Li Qiuyu – một trong số những nhân viên hiếm hoi của “gian hàng” trò chuyện trực tuyến trên Taobao được đào tạo bài bản về tư vấn tâm lý. Ảnh: Sixth Tone
Taobao – một trong những trang mạng mua sắm trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, có trụ sở tại thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), do Tập đoàn Alibaba vận hành – đang “lấn” sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ “trò chuyện đồng hành”. Taobao đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho những người cần hỗ trợ tinh thần ở đất nước 1,4 tỷ dân.
Xu hướng xã hội “dazi”
Tháng 4-2023, Du Xiaomiao (29 tuổi) bắt đầu mở “gian hàng” có tên “Tree hollow” hay “Shudong”, cung cấp dịch vụ trò chuyện trực tuyến trên nền tảng Taobao. Chỉ với 5 nhân dân tệ, khách hàng có thể trò chuyện với Du về bất kỳ điều gì. Mỗi cuộc chuyện trò thường từ 2-3 tiếng, Du lắng nghe khách tâm sự về những điều họ trăn trở. Thỉnh thoảng cô bày tỏ suy nghĩ của mình và đưa ra lời khuyên. “Tôi thấy nhiều người bị mắc kẹt trong các mối quan hệ của họ… Dù không thể hỗ trợ tất cả nhưng tôi cố gắng giúp những người mà tôi gặp”, Du nói. Cô tự gọi bản thân là “người chữa lành” thay vì là người tư vấn tâm lý.
Trong lúc một bộ phận giới trẻ Trung Quốc ngày càng cảm thấy cô đơn và gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, họ càng tìm đến các dịch vụ trò chuyện trực tuyến vì sự tiện lợi và giá cả hợp lý. Hình thức này phản ánh xu hướng xã hội “dazi” đang nổi lên, tức xu hướng người trẻ ngại giao tiếp xã hội, ngại tương tác trực tiếp, tìm kiếm sự kết nối với người lạ dựa trên sở thích chung. Các dịch vụ trò chuyện như của Du Xiaomao phổ biến trên mạng xã hội và được quảng cáo là “trò chuyện đồng hành” chứ không tư vấn tâm lý truyền thống. Song, trên thực tế, dịch vụ này không khác với tư vấn tâm lý.
Video đang HOT
Huang (28 tuổi) mở dịch vụ trò chuyện trên Taobao vào giữa tháng 9-2023. Chỉ trong vài tuần, anh thu hút khoảng 80 khách hàng mỗi ngày. Đến nay, Huang có khoảng 40 nhân viên và đang tuyển thêm nhân sự. Mặc dù anh không tiết lộ về số lượt trò chuyện mỗi tháng, nhưng một người làm dịch vụ tương tự nổi tiếng trên Taobao cho biết họ nhận hơn 40.000 đơn/tháng.
Cửa hàng của Huang cung cấp dịch vụ gồm 4 cấp độ khác nhau, tùy theo kinh nghiệm và trình độ của nhân viên tư vấn. Nhân viên tư vấn rẻ nhất có giá 20 nhân dân tệ cho một cuộc gọi 15 phút; nhân viên tư vấn được chứng nhận có giá đắt nhất là 90 nhân dân tệ/lượt tư vấn. Những dịch vụ như vậy có giá rẻ hơn cũng như tính linh hoạt cao hơn so với tư vấn trực tiếp, với chi phí lên đến 1.500 nhân dân tệ/lượt tư vấn.
Không phải là liệu pháp tâm lý chuyên nghiệp
One Psychology – một trong những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần trực tuyến hàng đầu Trung Quốc – đã triển khai dịch vụ “trò chuyện” đơn giản, có giá 19,9 nhân dân tệ trong 30 phút. Tuy nhiên, những cố vấn của One Psychology đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định, còn những người trò chuyện với khách hàng trên nền tảng như Taobao chỉ cần trên 18 tuổi, hoạt ngôn và có giọng nói hay.
Huang cho biết, anh tuyển nhân viên hầu hết là nữ sinh viên đại học có thời gian rảnh rỗi và muốn kiếm thêm thu nhập. Trong số 40 nhân viên của Huang, chỉ hai người được đào tạo bài bản; trong đó có Li Qiuyu (36 tuổi), cũng là người đã thúc giục Huang bắt đầu kinh doanh hình thức này sau khi nhìn thấy tiềm năng của thị trường dịch vụ trò chuyện trực tuyến.
Li Qiuyu đã làm việc gần 20 năm ở lĩnh vực nhân sự, bao gồm cả việc đưa ra lời khuyên và tư vấn nghề nghiệp. Cô cũng đã tham gia khóa học tư vấn chính thức và nhận được chứng chỉ của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc. Theo Li, các dịch vụ trò chuyện như Taobao liên quan đến liệu pháp tâm lý vì cả hai đều yêu cầu sự lắng nghe. Cô tin rằng dần dần thị trường sẽ đào thải những người không đủ tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, một số người không cho rằng những dịch vụ như vậy là một hình thức tư vấn tâm lý. Theo Zhou Xiaopeng – nhà tâm lý học được Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc chứng nhận 18 năm kinh nghiệm, việc tư vấn không chỉ đơn thuần là lắng nghe và hỗ trợ về mặt cảm xúc mà còn đưa ra giải pháp và giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ.
Taobao yêu cầu mỗi dịch vụ tư vấn phải có ít nhất 3 chuyên gia được chứng nhận. Lin Bin – giám sát dịch vụ khách hàng tại Taobao cho biết, các dịch vụ trò chuyện đơn giản trên nền tảng này không thể được xem là cung cấp liệu pháp tâm lý chuyên nghiệp.
Một cái ôm sẽ giúp thí sinh giảm căng thẳng khi ôn thi
Học sinh 2k5 sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kỳ thi có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh.
Bên cạnh việc nắm vững kiến thức thì thí sinh cần đảm bảo tâm lý thoải mái, phương pháp học tập hiệu quả trong giai đoạn ôn thi.
Giấc ngủ là người gác cổng cho sức khỏe tinh thần
Trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Tâm lý vững vàng - dễ dàng vượt khó", PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam đã chia sẻ giải đáp thắc mắc về vấn đề tâm lý mùa thi.
PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ phương pháp tránh căng thẳng khi ôn thi
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng học sinh không thể nào loại hết nỗi lo trong cuộc sống, đặc biệt là sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi là một trong bước ngoặt mà thí sinh rất lo lắng, các bạn cần thừa nhận lo lắng, tìm cách thích ứng, làm chủ bản thân mình và chiến thắng nỗi lo.
"Đứng trước sự kiện quan trọng, bước ngoặt con đường đi của các em sau này, bao giờ các em cũng hoang mang, hồi hộp, lo lắng. Tôi thấy rằng chả có ai dậy sớm làm gì nếu không có áp lực. Một chút áp lực trong giai đoạn ôn thi để các em có thể tập trung, huy động hoạt động của cơ thể để giải quyết từng vấn đề một. Nếu mình không có một chút áp lực thì chúng ta không thể đẩy giới hạn bản thân mình để chinh phục những đỉnh cao", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Ông Nam khuyên thí sinh hướng về kỳ thi với sự tự tin, cứ mỗi lần cảm thấy lo lắng, suy nghĩ là lúc này sự lo lắng không phải vào đây, những lần trước tôi lo lắng, tôi đã vượt qua, những lần trước tôi gặp bài toán khó, tôi đã làm thế nào để giải quyết. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, lần trước rơi vào tình huống này, mình đã tìm ra phương pháp giải quyết, tìm ra cách thức xử lý nỗi lo khi nó nhảy vào đầu chúng ta khi học tập.
PGS.TS Trần Thành Nam nhìn nhận thí sinh có tinh thần thoải mái khi có sức khỏe thể chất tốt. Giai đoạn căng thẳng ôn tập, cần có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý để có sức khỏe, tinh thần tốt. Giấc ngủ là người gác cổng cho sức khỏe tinh thần trong giai đoạn này. Các bạn không cần giấc ngủ dài mà có giấc ngủ chất lượng. Buổi sáng dậy chúng ta tái tạo năng lượng, học tập tốt hơn.
"Đêm trước kỳ thi, học sinh phải cố gắng có giấc ngủ chất lượng, buổi sáng dậy sớm hơn một chút, trước khi đi thi xem lại sơ đồ tư duy để nhớ lại kiến thức một chút. Khi đến điểm thi, học sinh ngồi yên một chỗ, tĩnh lặng, nhắm mắt, thư giãn một chút và hình dung nhớ lại kiến thức chúng ta đã ôn thi về môn thi này", ông Nam nói.
Ưu tiên học chất lượng chứ không phải học thời gian dài
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, mỗi học sinh sẽ có khoảng thời gian học tập hiệu quả hơn, chẳng hạn có những bạn học rất tốt vào buổi tối, có những bạn học tốt vào sáng sớm. Thí sinh phải phát hiện mình học tốt giai đoạn nào, làm việc hiệu quả nhất, dùng thời gian đó, ôn tập những môn cần phải dành nhiều sức lực. Hãy chọn khoảng thời gian học tốt nhất để học những môn khó nhất, ưu tiên học chất lượng chứ không phải học thời gian dài.
Cũng theo ông Nam, học sinh khi ôn luyện cần có nguyên tắc là nghỉ trước khi mệt, đừng có ôn liên tục, ôn tập chia ra thành các khoảng nhỏ, sau thời gian học, các bạn có khoảng thời gian đứng dậy vận động làm hoạt động gì đó liên quan đến sở thích của các bạn để sau đó chuyển sang trạng thái khác.
"Khi ôn thi, thí sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, thí sinh có thể tìm một cái ôm. Cái ôm là một cách thức giúp mình thư giãn, cảm giác được người khác kết nối, chia sẻ. Nếu bạn chưa tìm được người ôm thì có một con thú cưng, ôm nó cũng được", ông Nam chia sẻ.
PGS.TS Trần Thành Nam cho biết trong giai đoạn ôn thi và khi đi thi, một số học sinh thường bị rối loạn lo lâu, bị lo lắng quá mức. Họ không phải lo về kỳ thi mà lo về trạng thái của mình. Khi thí sinh càng hoảng loạn thì càng học không được.
"Điều quan trọng là học sinh phải biến việc học trở thành thói quen. Học sinh học như thế sẽ khiến bản thân không bị mệt, làm cho mình cảm thấy khám phá được kiến thức mới. Biến những cái mình phải làm thành những cái thích làm, sau đó chuyển thành cái mình thích làm", PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Quyết tâm xây dựng cộng đồng chất lượng hơn số lượng, PewPew không ngại tuyên chiến với fan tiêu cực Trước ngày "xuất khẩu lao động", PewPew đã có những cập nhật mới nhất về chương trình giải trí do mình tổ chức. Bên cạnh phát sóng chơi game, trò chuyện tâm sự với người hâm mộ, gần đây, PewPew còn tự đứng ra tổ chức một chương trình giải đố vui vẻ. Game show mang tên gọi "Phú hay Lú". Với hoạt...