Giới trẻ Trung Quốc ngủ nghỉ ít hơn để làm cùng lúc nhiều nghề
Với nhiều người trẻ Trung Quốc, một nghề là không đủ để thỏa mãn và ổn định tài chính. Vì vậy, họ quyết định theo đuổi xu hướng “slash career” – làm nhiều công việc cùng một lúc.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Telegraph và Xinhua nói về xu hướng “slash career” ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Nhiều thanh niên tại đất nước tỷ dân chấp nhận ngủ ít hơn để làm được nhiều việc hơn.
Sau khi máy bay hạ cánh, tiếp viên hàng không Gan Yaojun lập tức khởi động máy ảnh và điện thoại. Đây là lúc chàng trai 28 tuổi bắt đầu công việc thứ hai của mình – một blogger thời trang.
“Tôi đã chọn trở thành một tiếp viên hàng không vì muốn đi du lịch vòng quanh thế giới. Nhưng sau khi bắt đầu làm việc, tôi nhận ra những chuyến đi cứ lặp đi lặp lại”, Gan nói.
Thay vì từ bỏ nghề nghiệp theo anh là “nhàm chán”, Gan tìm kiếm sự hứng khởi ở những công việc khác. Khi làm cùng một lúc nhiều nghề, 9X nói anh cảm thấy thỏa mãn dù phải dậy sớm hơn, đi ngủ trễ hơn và không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giải trí.
Lịch trình của chàng trai ngoài 20 tuổi có vẻ mệt mỏi với những người có thói quen làm việc 9-5 (làm việc công sở từ 9h đến 17h). Nhưng nó phản ánh lối sống mới của nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc.
Những người như Gan đang làm cùng lúc nhiều công việc được gọi là “slasher”. Thuật ngữ này được đặt bởi nhà văn người Mỹ Marci Alboher trong cuốn sách One Person/ Multiple Careers, được xem là một dấu hiệu nhận dạng của thế hệ Millennials (những người sinh từ 1980 đến 1995) tại các nước phương Tây.
Xu hướng slash xuất hiện ở Trung Quốc vào những năm đầu thế kỷ 21 và thực sự bùng nổ trong vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên, sự phổ biến của slash làm dấy lên mối lo ngại trong giới phê bình, những người cho rằng đảm nhiệm nhiều vai trò cùng một lúc sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất công việc và sức khỏe của người lao động.
Sự phát triển của các công việc online được xem là một trong những yếu tố thúc đẩy xu hướng slash. Ảnh: Getty.
Nghề nghiệp song song
Theo kết quả cuộc khảo sát với 6.000 nhân viên văn phòng được thực hiện bởi 51job.com – trang web tuyển dụng Trung Quốc – năm 2015, 40% số người được hỏi cho biết họ đang giữ nhiều chức vụ cùng một lúc.
Khảo sát của Tsingyan Research gần đây chỉ ra có hơn 80 triệu thanh niên có trình độ học vấn cao tại đất nước tỷ dân đang làm ít nhất hai công việc.
Gan (tiếp viên hàng không/ blogger thời trang) đang có hơn 40.000 người theo dõi trên mạng xã hội. Trên trang cá nhân, Gan thường chia sẻ những đoạn video ngắn dạy trượt ván, tập thể dục và cách phối đồ. Một clip hướng dẫn các chàng trai xắn gấu quần của 9X thu hút hơn 3.000 lượt thích.
“Đọc những bình luận tích cực sau khi tan làm là lúc hạnh phúc nhất trong ngày của tôi. Công việc thứ hai khiến tôi cảm thấy mãn nguyện và trở thành một người tốt hơn”, anh nói.
Nhiều thanh niên Trung Quốc không cảm thấy an toàn khi chỉ làm một nghề. Ảnh: Telegraph.
Video đang HOT
Trước đây, Gan dành cả ngày nghỉ để ngủ. Còn bây giờ để thực hiện các vlog, anh phải đến phòng tập thể dục thường xuyên. “Tôi đã trở nên khỏe mạnh và có động lực hơn”, 9X cho biết.
Tuy vậy, Gan không có ý định từ bỏ công việc tiếp viên hàng không. Nam bloger nói anh cảm thấy không an toàn nếu chỉ gắn bó với một nghề nghiệp.
Đối với những slasher như Gan, tất cả các công việc họ làm đều quan trọng như nhau, không có nghề chính, nghề phụ. Nhưng không có nghề nào có thể khiến những thanh niên này thực sự hài lòng để có thể dồn “toàn tâm toàn ý” vào đấy.
Yang Xiong, giám đốc Viện nghiên cứu thanh thiếu niên và vị thành niên, Viện khoa học xã hội Thượng Hải, cho biết nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ tăng trưởng tốc độ cao sang phát triển chất lượng cao.
“Nó đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp cao hơn và nhiều kỹ năng hơn ở những người trẻ tuổi để có thể thích nghi với những thay đổi”, ông Yang nói.
“Một nghề cho chín” liệu có hơn “chín nghề”?
Zhou Huiquan bắt đầu ngày làm việc tại ĐH Hong Kong (Trung Quốc) lúc 7h30. Cuối ngày làm việc, cô dành ba giờ để tập múa ballet. Sau đó, khi hầu hết đồng nghiệp đã về nhà tắm rửa, đi ngủ, Zhou bắt đầu lên ý tưởng vẽ minh họa cho bộ truyện và cuốn tiểu thuyết mới nhất của cô.
Giống Gan, Zhou (trợ lý giáo sư/ nhà văn/ họa sĩ minh họa truyện tranh/ vũ công ballet) hiếm khi đi ngủ trước 1h sáng.
Yu Hai, giáo sư tại ĐH Phúc Đán, tin rằng xu hướng slash phản ánh sở thích và bản chất của thế hệ trẻ Trung Quốc.
“Khi làm việc, bạn đầu tư không chỉ thời gian và sức lực mà còn cả cảm xúc. Và nếu làm công việc mà mình yêu thích, bạn sẽ có thái độ tích cực và vì vậy sẽ không dễ kiệt sức”, Yu nói.
Yu tin rằng sự xuất hiện và phổ biến của những slasher khiến mọi người thấy rằng có rất nhiều cơ hội và lựa chọn việc làm.
Nhiều người trẻ chấp nhận rút ngắn thời gian ngủ nghỉ để làm cùng lúc nhiều công việc. Ảnh: freepik.
“Ngay cả khi không thích công việc hiện tại, bạn cũng không phải phàn nàn hay chán nản. Bạn vẫn có cơ hội khám phá, thử sức trong các lĩnh vực khác”, Yu nói.
Gao Wei, giảng viên tại ĐH Kinh tế và Kinh tế Quốc tế Thượng Hải, đồng ý rằng xu hướng slash rất có sức hút, đặc biệt với những người trẻ có trình độ cao.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng thế hệ millennials không nên chạy theo trào lưu này một cách mù quáng vì mỗi nghề nghiệp đều có ngưỡng và hệ thống đánh giá riêng.
Thành công không chỉ được quyết định bởi sở thích và đam mê mà còn phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, thái độ…
Ngoài ra, nếu chạy đua để làm nhiều việc cùng một lúc nhưng không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, nhiều người dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, làm việc không đạt hiệu suất cao.
Theo Zing
Ngại kết hôn, sợ cô đơn, giới trẻ Trung Quốc nuôi thú cưng như con
Lớn lên ở một đất nước từng coi thú nuôi là điều xa xỉ, những người trẻ Trung Quốc ngày nay không tiếc tiền nuôi dưỡng, chăm sóc các loài động vật với hy vọng có bạn đồng hành.
Zing.vn trích dịch các bài đăng trên Global Times, China Youth Daily và Inkstone về xu hướng giới trẻ Trung Quốc sinh sống và làm việc ở thành thị ngày càng thích nuôi thú cưng để bớt cô đơn và áp lực.
Vừa tan ca tại công ty IT, Li Yuhang, 24 tuổi, nhanh chân trở về căn hộ ở Thẩm Quyến, thành phố được gọi là "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc.
Suy nghĩ Ruby - tên của chú mèo Xiêm của Li - đang đợi ở nhà khiến chàng thanh niên cảm thấy háo hức hơn.
Li, một lập trình viên, là đại diện của nhóm "smoke cat" - từ dùng để chỉ những người "nghiện" thú cưng bao gồm thích chơi đùa, vuốt ve, thậm chí ngửi mùi các vật nuôi bốn chân - đang ngày càng phổ biến trong thế hệ Y (sinh từ năm 1980 đến giữa những năm 90) tại đất nước tỷ dân.
"Một mình ở thành phố này tôi sẽ rất cô đơn. Ruby giống như con gái của tôi vậy", 9X nói.
Giới trẻ Trung Quốc nuôi thú cưng vì muốn có bạn đồng hành trong cuộc sống. Ảnh: Reuters.
Ngành công nghiệp thú cưng bùng nổ
Giống Li, Linda (25 tuổi) cũng là một "smoke cat". Cô nhân viên văn phòng đang sống và làm việc tại thủ đô Bắc Kinh, nuôi một con mèo giống Scottish Fold được hơn 2 năm.
Linda cho biết con mèo có giá hơn 3.000 nhân dân tệ (khoảng 436 USD) và trung bình mỗi tháng cô tiêu từ 300-500 nhân dân tệ (khoảng 43,6-72,7 USD) để chăm sóc người bạn bốn chân này.
Lida thừa nhận mình yêu mèo và hơn cả, cô cần nó khi sống một mình giữa thành phố rộng lớn.
Lớn lên ở một đất nước từng coi thú nuôi trong nhà là điều xa xỉ, những người trẻ Trung Quốc ngày nay không tiếc tiền nuôi dưỡng, chăm sóc các loài động vật với hy vọng có bạn đồng hành.
Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ ăn theo thú cưng.
Khái niệm "smoke cat" chỉ những người nghiện thú cưng ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Năm 2018, ngành công nghiệp thú cưng của Trung Quốc trị giá hơn 170 tỷ nhân dân tệ (24,7 tỷ USD) và ước tính đạt 200 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD) vào năm 2020.
Những người sinh sau năm 1980 là đối tượng khách hàng chủ yếu của các dịch vụ này.
Báo cáo về tiêu thụ sản phẩm của CBNData cho thấy ngành công nghiệp thú cưng của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua, đặc biệt là thị trường trực tuyến.
Năm ngoái, khoảng 89% chủ sở hữu đã mua các sản phẩm trực tuyến, tăng khoảng 30% so với năm 2017, theo Xinhua.
Báo cáo cho thấy phụ nữ và những người sinh sau năm 1990 là đối tượng tiềm năng nhất của "nền kinh tế thú cưng" Trung Quốc, trong đó, thế hệ 9X, 10X đóng góp hơn 40% doanh số bán hàng trực tuyến trong năm 2018.
Thế hệ con một thiếu bạn đồng hành
Song Xuan, giáo sư tâm lý học tại ĐH Quan hệ Lao động Trung Quốc, nói với China Youth Daily rằng nhiều người trẻ đang chuyển sang nuôi thú cưng vì cảm thấy thiếu mối quan hệ thân mật và mong muốn có bạn đồng hành.
Ông Song chỉ ra rằng nhiều người sinh sau những năm 1980 là những đứa con một trong gia đình. Đa số làm việc ở các thành phố lớn và từ chối kết hôn sớm.
"Đối với những người trẻ tuổi độc thân, thú cưng có thể giúp họ cảm thấy bớt cô đơn. Đôi khi họ còn coi chúng như con mình", giáo sư nói.
Nhiều chuyên gia khác chỉ ra rằng giới trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều áp lực và ngày càng xa lánh các mối quan hệ xã hội.
Không chỉ bớt cô đơn, nhiều người cho biết họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi chăm sóc người bạn bốn chân. Ảnh: VCG, Jérôme Favre.
Thời gian giải trí trung bình cho người dân Trung Quốc đang giảm dần. Năm 2017, mỗi người dân thành thị có ít hơn 2,27 giờ mỗi ngày cho các hoạt động giải trí, theo báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Căng thẳng do phải làm việc nhiều, thiếu thời gian giải trí, đầu tư cho các mối quan hệ thân thiết, nhiều người trẻ chọn cách nuôi thú cưng.
Theo Mary Peng, người sáng lập Trung tâm Dịch vụ Thú y Quốc tế tại Bắc Kinh, không chỉ tận hưởng những điều thú vị mà thú cưng mang lại, nhóm "smoke cat" như Linda và Li cũng đang phải học cách chăm sóc người bạn bốn chân của mình.
Khi mới mua Ruby, Li thường phải tranh thủ giờ nghỉ trưa để chạy về nhà và nấu món ức gà. Chú mèo của anh không thích ăn đồ nguội. Li cũng phải học cách thức dậy lúc nửa đêm mỗi khi Ruby muốn đi vệ sinh.
Tuy nhiên thay vì cảm thấy bất tiện, chàng thanh niên 24 tuổi nói anh cảm thấy thời gian của mình có ích và thú vị hơn từ khi có "con gái".
Theo Zing
Cuộc sống 'chạy đua với thời gian' của các shipper trẻ ở Trung Quốc Luôn phải chạy đua với thời gian để giao kịp đơn hàng, cạnh tranh với đồng nghiệp kinh nghiệm, nhiều người trẻ làm công việc shipper ở Trung Quốc lâm vào bế tắc. Zing.vn trích dịch bài đăng trên Sixth Tone về những khó khăn của một bộ phận người trẻ làm nghề giao thức ăn tại Trung Quốc. Bài viết là sự...