Giới trẻ TP HCM thắp 15.000 cây nến tri ân các liệt sĩ
Đông đảo các bạn trẻ đã thắp nén nhang, đốt nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ TP HCM, chiều tối 26/7.
Chiều 26/7, trời mưa nhưng hàng trăm người vẫn đến viếng ở nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (quận 9). “Những dịp khác trong năm, Hội đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh của chúng mình cũng đến dọn dẹp mộ phần các anh, những người con của vùng đất Nghệ Tĩnh đã hy sinh cho Tổ quốc”, bạn Đặng Hữu Quân (trưởng nhóm) cho biết.
Lần đầu vào Sài Gòn để xin việc, bạn Hoàng Văn Điệp (27 tuổi, quê Nghệ An) dành thời gian đến viếng mộ bác ruột của mình.
Từ nhiều ngày nay, ở mỗi phần mộ của các liệt sĩ đều được ban quản trang, thanh niên tình nguyện chăm sóc, bày biện những đóa hoa.
Riêng từ chiều qua, mỗi ngôi mộ đều được đặt sẵn nến để thực hiện nghi lễ tri ân.
Video đang HOT
Hàng nghìn cây nến được xếp thành hình lá cờ Tổ quốc, trái tim, bản đồ Việt Nam hay dòng chữ 27/7 (ngày Thương binh liệt sĩ)…
Các bạn trẻ đến từ các trường đại học, đoàn viên thanh niên, bộ đội… nhẹ nhàng thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ. Trời mưa nhỏ khiến nhiều ánh nến bị tắt nhưng nhanh chóng được mọi người thắp sáng lại.
Hơn 15.000 ngọn nến đã được thắp sáng, đặt lên các phần mộ của các anh hùng liệt sĩ. “Đây là lần đầu tiên em tham gia hoạt động này nên cảm xúc rất bồi hồi”, Lan Chi (ĐH Giao thông vận tải TP HCM) chia sẻ.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Người đàn ông 20 năm hương khói cho hơn 10.000 liệt sĩ
Đoàn thân nhân nào đến viếng nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị), ông Ái và các nhân viên đều đón tiếp chu toàn.
Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn sạch đẹp quanh năm nhờ sự chăm sóc của 20 nhân viên quản trang. Ảnh: Hoàng Táo
Những ngày tháng 7, công việc của ông Hồ Tất Ái (58 tuổi, Trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn) trở nên bận rộn hơn. Đoàn thân nhân nào đến viếng dù sớm khuya, ông Ái và 19 nhân viên quản trang đều đón tiếp chu toàn với quan niệm làm việc "ngày không giờ, tuần không thứ".
"Nếu mình không phục vụ là có tội với các anh hùng liệt sĩ. Bất kể ai, chúng tôi đều niềm nở, tận tình", ông Ái nói và cho biết mỗi năm có khoảng 2,5 triệu lượt người đến thăm viếng nghĩa trang.
Từng là lính trinh sát, sau khi giải ngũ ông Ái làm việc tại một xí nghiệp gốm do Sở Công nghiệp (cũ) Quảng Trị quản lý, đến tháng 10/1998 thì thất nghiệp do xí nghiệp giải thể. Khi làm thủ tục thất nghiệp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội, ông bất ngờ nhận được lời mời về làm Trưởng ban quản lý Nghĩa trang Trường Sơn. Công việc hương khói gắn với ông từ đó.
Những năm đầu, nhân viên ít, công việc bộn bề, ông Ái ít có dịp về nhà cách nghĩa trang khoảng 40 km. Phát dọn cỏ ở đầu này xong, quay trở lại đầu kia khu mộ thì cỏ đã um tùm. Sau này, nghĩa trang Trường Sơn được quan tâm, đầu tư nhiều hạng mục thì công việc vơi bớt phần vất vả.
Ông Hồ Tất Ái, Trưởng ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn bảo công việc của họ không thể tính thời gian, ngày giờ Ảnh: Hoàng Táo
Mỗi năm, ông Ái và các nhân viên thay cát ly hương 2 lần. "Dịp 27/7 và Tết Âm lịch, chúng tôi đều đặn thay cát, lau chùi sạch sẽ các ngôi mộ, xem đây là nghĩa cử dọn dẹp ngôi nhà mới để các liệt sĩ ấm lòng", ông Ái tâm sự.
Ngoài hương khói cho liệt sĩ, ông Ái nhận rất nhiều thư từ hỏi thăm. Lần dở những bức thư cũ, ông bảo thông tin liệt sĩ được ông đọc kỹ càng, dò từng ngôi mộ để báo cho thân nhân. Mỗi khi tìm được người thân cho một liệt sĩ, ông mừng như tìm được chính người thân của mình. "Mình xác định làm công tác chính sách, đền ơn nên phải rất thận trọng", ông Ái nói.
"Nhiều người nhận được thư, gọi điện hỏi han rối rít, vừa khóc lóc vừa mừng rỡ", ông kể.
Chừng ấy năm làm quản trang, ông cũng không ít lần chứng kiến nhiều người bức xúc khi không tìm được thân nhân. "Tôi quá thấu hiểu tâm trạng của họ, khi 40 năm chiến tranh kết thúc vẫn chưa tìm được người thân. Mỗi khi ấy, chúng tôi hết sức kiềm chế, từ tốn giải thích cho họ hiểu và giới thiệu đến những nghĩa trang khác tại Quảng Trị để tiếp tục tìm kiếm".
Cây bồ đề ngay sau tượng đài chính, phủ bóng mát cho tượng đài và một phần khu mộ. Ảnh: Hoàng Táo
20 năm công tác tại đây, ông Ái chứng kiến nhiều chuyện đến nay chưa có lời giải. Ông kể chỉ mấy tháng sau khi nghĩa trang hoàn thành, một cây bồ đề tự mọc lên ngay sau tượng đài chính. Đến nay, cây xanh tốt, tán vươn cao che bóng mát cho cả tượng đài và một phần khu mộ cạnh đó.
Ở vùng Trường Sơn nắng gió nhưng trong khuôn viên nghĩa trang có một hồ nước lớn. Để thi công nghĩa trang, nhân công đào một hồ chứa nước. Không ngờ, giữa hồ phun lên mạch nước ngầm mạnh mẽ, buộc các nhân công đào thành hồ nước rộng lớn. "Bao năm hạn hán, quanh vùng đều thiếu nước nhưng hồ này chưa từng cạn", ông Ái nói.
Ông Ái bảo cũng không ít lần liệt sĩ về báo mộng. Đó là những lần ông đự định làm cỗ cúng tất niên cho các liệt sĩ, nhưng do khách đến viếng quá đông vào dịp cuối năm nên ông quên bẵng mất. Đến khuya, ông nằm mộng thấy các liệt sĩ về hỏi han. "Chắc do mình nhập tâm công việc quá, trăn trở về lời hẹn với các liệt sĩ mà thành ra như vậy", ông Ái tự lý giải.
Giữa trưa tháng 7, nghĩa trang Trường Sơn đón nhiều lượt thân nhân đến thăm viếng nhân Ngày thương binh liệt sĩ. Thắp nén hương trên ngôi mộ người chú, bà Nguyễn Thị Hương đến từ Hà Nam bảo năm nào cũng cùng gia đình đến viếng chú và các đồng đội. Nhìn những ngôi mộ sạch đẹp, bà Hương thầm cảm ơn, trân trọng những nhân viên quản trang.
Nghĩa trang Trường Sơn rộng gần 40 ha, với 10.263 ngôi mộ chia làm 5 khu. Năm 1977, nghĩa trang được khởi công ở ngọn đồi Bến Tắt, đầu nguồn sông Bến Hải. Có 3 địa điểm được đưa ra, nhưng nơi đây là điểm đóng quân của Đoàn 559, nằm bên cạnh sông Bến Hải chia cắt đất nước nên được lựa chọn là "mái nhà chung" quy tập các liệt sĩ trên dọc tuyến đường Trường Sơn.
Hoàng Táo
Theo VNE
Trung ương Đoàn thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ Tối 26-7, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã long trọng tổ chức "Lễ thắp nến tri ân Các anh hùng liệt sĩ" tại nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hà Nội. Một hình trái tim bằng nến được các bạn đoàn viên, thanh niên thắp sáng - Ảnh: NAM TRẦN Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực kỷ...