Giới trẻ thỏa sức phiêu công nghệ với xu hướng trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) trên smartphone hiện đang là xu hướng trải nghiệm mới của người dùng trẻ
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực trên thế giới như đời sống kinh tế, khoa học, giáo dục của nhân loại và smartphone cũng không ngoại lệ. Nokia được xem là thương hiệu smartphone ứng dụng nhanh những cải tiến AI cho hầu hết các dòng điện thoại của mình nhằm giúp người dùng tiếp cận với những cải tiến công nghệ mới và hoàn thiện trải nghiệm của họ.
Sở hữu tính năng flagship ngay trên những chiếc smartphone Nokia của mình, người dùng có cơ hội thỏa sức phiêu công nghệ nhờ vào AI của hệ điều hành Android 9 Pie. Cùng điểm mặt những tính năng đó là gì nhé.
Adaptive battery – Kiểm soát tuổi thọ và cách dùng pin
Người dùng trẻ luôn cần một tính năng bảo vệ độ bền của pin vì tần suất làm việc và giải trí cả ngày dài. Tính năng Adaptive Battery có thể nhận biết thói quen sử dụng các ứng dụng trên smartphone Nokia thông qua thời gian sử dụng của người dùng dựa trên công nghệ Deepmind của Google. Sau đó, hệ thống sẽ tự đóng các ứng dụng không cần dùng đến và kích hoạt các ứng dụng sẽ mở. Điều này sẽ giúp tuổi thọ pin của smartphone Nokia được kéo dài hơn.
Nếu người dùng hay có thói quen chơi game hoặc vào app xem phim vào buổi tối thì ứng dụng game hoặc xem phim đó sẽ bị tắt vào ban ngày để tiết kiệm thời lượng pin.
Adaptive brightness – Điều chỉnh độ sáng theo môi trường sử dụng
Tính năng Adaptive Brightness sẽ dựa vào thói quen của người dùng để tự động điều chỉnh độ sáng cho phù hợp mà không cần cài đặt tự động, giúp giảm thao tác điều chỉnh thủ công của người dùng trên chiếc smartphone Nokia.
Ví dụ như người dùng hay có thói quen tăng độ sáng khi ở ngoài trời thì tính năng này sẽ tự động điều chỉnh độ sáng trên điện thoại Nokia mà không cần người dùng phải thực hiện thao tác. Hoặc chỉ cần bạn mở ứng dụng xem phim, Adaptive brightness sẽ tự động hiểu và tăng độ sáng điện thoại giúp bạn thỏa sức phiêu phim mà không lo tăm tối.
App Actions – Thay đổi thói quen sử dụng smartphone của người dùng
Video đang HOT
Smartphone thật sự là một cuộc cách mạng và chúng ngày càng gắn liền với đời sống bằng những tính năng thông minh điển hình như App Actions – tự động tìm hiểu và ghi nhớ thói quen người dùng những chiếc smartphone Nokia. Nếu như thói quen hàng ngày của bạn ở khung giờ trong ngày như 9h sáng bạn thường mở mail để phản hồi thư, 3h chiều bạn mở ứng dụng nghe nhạc để thư giãn thì mọi hành động trong ngày đều được App Actions ghi nhớ và chuẩn bị chạy ứng dụng trước khi bạn kích hoạt. Cuộc sống còn gì vui hơn khi luôn có một người bạn đồng hành thấu hiểu chúng ta tường tận như vậy.
Slices – Đề xuất tự động các tìm kiếm trên Google
Với nhịp sống ngày càng hối hả như hiện nay thì những tính năng trên smartphone mà rút ngắn thời gian thao tác cho người dùng luôn được ưu tiên. Tính năng Slices xuất hiện với nhiệm vụ lưu lại kết quả tìm kiếm của người dùng trên smartphone Nokia để cung cấp thông tin cho những lần thao tác sau. Với hàng tá các thao tác tìm kiếm diễn ra trong một ngày nhằm phục vụ nhu cầu làm việc và nhu cầu đời sống thì Slices hoàn toàn có khả năng phát huy năng lực ghi nhớ và đề xuất để tiết kiệm thời gian, giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống hơn.
New System Navigation – Định hướng kiểu mới
Giới trẻ luôn mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới sau nâng cấp smartphone của mình, nhờ vào cải tiến AI của hệ điều hành Android 9 Pie mà smartphone Nokia sở hữu tính năng New System Navigation – người dùng sử dụng phím Home ảo để xem lại các ứng dụng vừa dùng gần nhất. Bạn chỉ cần vuốt nhanh màn hình, mọi ứng dụng sẽ hiển thị nhằm giúp bạn mở lại các ứng dụng này một cách nhanh gọn và tiết kiệm thời gian. Hãy hình dung rằng muốn xem các ứng dụng được sử dụng gần nhất trên điện thoại, người dùng chỉ cần vuốt lên một lần là máy đã hiển thị.
Digital Wellbeing – Quản lý thời gian sử dụng ứng dụng trong ngày
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đặt thời gian cho việc thao tác trên các ứng dụng chưa? Các tính năng của Digital Wellbeing sẽ giúp bạn làm điều đó. Các chức năng này sẽ làm nổi bật thời gian sử dụng thiết bị trên Dashboard và cho phép người dùng đặt giới hạn thời gian dùng ứng dụng, thêm đó là chế độ giảm ánh sáng vào buổi tối làm màn hình điện thành mờ dần thành màu xám và kích hoạt chế độ không làm phiền vào thời gian được xác định trước. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng đặt điện thoại xuống và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nokia biến cuộc sống thường ngày của người trẻ dần trở nên hiện đại và thông minh hơn nhờ những chiếc smartphone được trang bị AI và hệ điều hành Android 9 Pie. Với những tính năng hiện đại mà Nokia cải tiến cho smartphone của mình đã giúp người dùng trẻ thỏa sức phiêu công nghệ flagship tưởng chừng như chỉ có trên những chiếc smartphone đắt tiền.
Theo GenK
Top 6 xu hướng AI, tự động hóa nổi bật năm 2019
Giới chuyên gia tin rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đóng góp gần 16.000 tỉ USD vào kinh tế toàn cầu đến năm 2030. 20% hãng được khảo sát đã có kế hoạch tích hợp AI trong năm sau, theo Forbes.
Ảnh: Adobe Stock
Năm 2018 đang dần khép lại. Đây là thời điểm thích hợp để nhìn sang một số xu hướng, dự báo về AI, tự động hóa trong năm 2019 và xét xem liệu chúng có thể được tích hợp vào doanh nghiệp theo cách nào. Nhìn chung, Forbes cho rằng các hãng không nghiên cứu, ứng dụng AI sẽ bị "bỏ rơi" trên con đường chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2019.
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Nhận biết và tạo dựng
Các loại loa thông minh phổ biến trên thị trường - Ảnh: Reuters
Đầu năm ngoái, gần 40 triệu người Mỹ sở hữu một chiếc loa thông minh như Amazon Echo. Những người dùng loa thông minh biết rằng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang cải thiện với tốc độ cao. Alexa giúp mọi người giảm độ sáng đèn, tắt máy sưởi, quản lý lịch trình và lên lịch mua sắm. Tất cả được hoàn tất bằng AI và giọng nói.
AI đang đưa xử lý ngôn ngữ tự nhiên lên cấp độ mới và nó sẽ không dừng lại. Năm 2019, công nghệ xử lý tự nhiên, cả nhận biết giọng nói lẫn tạo dựng ngôn ngữ, tiếp tục phát triển. Điều đó có nghĩa là Alexa sẽ không chỉ hiểu con người nói gì, mà còn có thể tạo dựng tin nhắn, báo cáo thay cho con người. Những con bot dạng này có thể xuất hiện trong tương lai không xa.
AI minh bạch, cải thiện niềm tin người tiêu dùng
Nhiều doanh nghiệp đã dùng một số hình thức AI, bất kể là trong hoạt động tiếp thị hay tuyển dụng. Vấn đề mà họ phải đối mặt bây giờ là sự thiếu niềm tin của người tiêu dùng. Đây sẽ là mảng mà AI có thể có ích trong tương lai. Đơn cử, các doanh nghiệp như Stitch Fix dùng AI và thuật toán để đưa ra quyết định cho khách hàng, song khiến khách hàng tin rằng quyết định là do con người thực hiện.
Đây không phải là ý hoàn toàn hay, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều yêu cầu thuật toán AI minh bạch hơn. Người dùng muốn biết thông tin của họ đang được dùng ra sao, quyết định được đưa ra như thế nào và liệu có sự thiên vị ở đó hay không. Đơn cử trong lĩnh vực pháp lý, khách hàng có thể yêu cầu hãng luật chia sẻ thuật toán giúp xác định mức độ tái phạm. Nếu AI minh bạch hơn trong năm 2019, người tiêu dùng sẽ có nhiều "quyền lực" hơn.
AI hội tụ với các công nghệ khác
Ảnh: Shutterstock
2019 là năm mà AI kết hợp với các công nghệ khác như Internet vạn vật (IoT), blockchain, và phân tích sẽ là bí quyết thành công cho doanh nghiệp. Hội tụ nên là ưu tiên hàng đầu với giới lãnh đạo ngành công nghiệp. Đơn cử, sẽ rất thú vị nếu AU có thể kết hợp với dữ liệu từ các cảm biến IoT trong kho hàng để cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Sử dụng dữ liệu từ cảm biến có thể dẫn đến quyết định dựa trên dữ liệu tốt hơn, giúp cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp tham gia vào AI
Việc giới lãnh đạo nhận ra rằng họ cần phải tham gia vào chiến lược AI doanh nghiệp sẽ là xu hướng lớn trong năm 2019. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc triển khai AI cho một nhóm AI cụ thể không đủ sức thay đổi. Tất cả phân khúc, phòng ban của doanh nghiệp đều cần tham gia. Các doanh nghiệp thông minh nhất sẽ hiểu rằng việc ứng dụng AI, đặc biệt là AI thay đổi động lực của cả doanh nghiệp, sẽ phải bắt nguồn từ trên xuống.
Ngoài ra, giới lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể ưu tiên hóa AI bằng cách cung cấp chương trình đào tạo lại, giúp nhân viên tìm hiểu kỹ năng họ cần để tận dụng tối đa chương trình AI mà doanh nghiệp ứng dụng.
Tự động hóa quá trình robot (RPA) và học máy phát triển
Ảnh: AFP/Getty Images
Công nghệ RPA không thực sự mới, dù các kiểu phi công nghệ có thể không quen thuộc. Thuật ngữ tự động hóa quy trình làm việc thực tế xuất hiện từ thập niên 1920, trở nên phổ biến hơn vào thập niên 1990. Tương tự, trí tuệ nhân tạo cũng lần đầu tiên được dùng vào năm 1956.
Theo McKinsey, RPA sẽ có tác động kinh tế đến 6.700 tỉ USD vào năm 2025. Hiện phần lớn RPA được điều khiển bởi các hoạt động dựa trên quy tắc có tính lặp lại cao, có thể được lập trình để xử lý tác vụ cụ thể. Forbesnhận định sẽ sớm đến ngày con người chứng kiến AI và máy học (machine learning) xử lý các hoạt động phức tạp hơn, ít lặp đi lặp lại hơn. Máy học còn có thể quản lý thay đổi hành vi để nhận dạng mẫu. Thay đổi này sẽ đem lại giá trị lớn cho RPA.
Ứng dụng AI để ra quyết định
Khi AI bắt đầu len sâu vào doanh nghiệp, giới doanh nghiệp cũng sẽ cởi mở hơn với việc dùng AI để ra quyết định tự động hóa. Đơn cử, thay vì người đại diện dịch vụ khách hàng quyết định có nên trả tiền mua hàng của khách hay không, hoặc có nên cho một khách hàng vay mua nhà hay không, AI sẽ tự đưa ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến đối tác. Đây là tin vừa tốt vừa xấu. Công nghệ có thể giúp giảm sự mệt mỏi của nhân viên, song nó không thể bảo đảm vấn đề minh bạch.
Theo Báo Mới
MBBank Tin tưởng vào sự sáng tạo của giới trẻ việt nam không kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã công bố Cuộc thi ý tưởng nội dung video cho mọi đối tượng - " MB - Touching your life". Cuộc thi được tổ chức với mục đích tìm kiếm những gương mặt tài năng trẻ sáng tạo trên phạm vi cả nước. Lễ công bố cuộc thi video contest - "Touching your life"...