Giới trẻ thóa mạ người thân trên Facebook, vì đâu?
Đọc những bài báo phản ánh việc một bộ phận bạn trẻ thóa mạ người thân trên Facebook, tôi có cảm giác hụt hẫng, chơi vơi đến lạ lùng…
Vì sao chỉ vì bà đã gắt gỏng khi bạn bè đến chơi và người bố không “bênh” con khi chứng kiến sự việc thì đứa cháu, đứa con lại có hành động thóa mạ người bà, người bố hết sức thậm tệ trên Fackbook?
Một ví dụ về việc người thân trên Facebook.
Tôi buồn vì đây không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, chuyện con gái chửi mẹ vì không chịu cho 2 triệu đồng mua quần áo, một chàng trai chửi bà ngoại vì ngăn cản cậu chơi bời, một cô gái mắng mẹ vì xúc phạm một nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc của mình… trên Facebook đã khiến tôi ngỡ ngàng.
Hiếu đạo (trong cả lời nói và hành động) là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ ngàn xưa. Trong kho tàng văn hóa dân gian, người Việt Nam ta cũng có đến hàng trăm câu ca dao, tục ngữ nói về phận làm con. Chẳng hạn: “Đồng một khía cá buôi/Cũng mua cho được để nuôi mẹ già”, “Đói lòng ăn đọt chà là/Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”…
Video đang HOT
Vậy vì đâu mà có một bộ phận bạn trẻ hễ cứ có điều gì đó không bằng lòng với người thân lại lên Facebook ca cẩm, thậm chí thóa mạ?
Theo tôi, một nguyên nhân sâu xa là do sự buông lỏng của nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục, quản lý, theo dõi hành vi đạo đức thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đang quen với lối sống hưởng thụ. Bộ phận này đã bất chấp thủ đoạn, tìm mọi cách kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Cũng có một bộ phận thanh thiếu niên nghèo khổ bất mãn với cha mẹ, coi thường và oán hận cha mẹ vì tâm lý tự ti do “hố sâu” chênh lệch giàu nghèo. Bởi thế, khi có tác động bởi các kích thích như: lời mắng chửi, tính sĩ diện trước bạn bè, thói quen bạo lực từ game online… thì các em càng dễ có hành vi chống đối lại cha mẹ. Và Facebook, tưởng như một trang nhật ký của cá nhân, chính là diễn đàn để những cậu ấm, cô chiêu loại này “lên tiếng” công kích người thân, người lớn. Những trường hợp thóa mạ người thân trên Facebook đều có thể vì một hay nhiều nguyên nhân nói trên mà xảy ra.
Thời xưa, nếu ai phạm vào tội đại nghịch bất đạo như thóa mạ cha mẹ, bất hiếu với ông bà tổ tiên thì đầu tiên dư luận xã hội sẽ không dung tha. Thời nay, các cơ quan an ninh mạng cần phải tìm cho ra chủ nhân thực của những phát ngôn để những cơ quan pháp luật có biện pháp răn đe.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói con người tốt xấu phần nhiều do giáo dục mà nên. Bởi vậy, trước hết là phải dùng biện pháp giáo dục bên cạnh chế tài luật pháp nói trên. Cha mẹ phải luôn quan tâm, chăm sóc con cái, thể hiện tình yêu thương đúng cách, đúng “liều lượng”, nhất là trong độ tuổi vị thành niên. Bởi độ tuổi này, trẻ đang ở giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nhân sinh quan và thế giới quan, nghĩa là cách suy nghĩ và hành động trong tương lai có chín chắn hay không. Nếu bỏ rơi trẻ thì khả năng dẫn đến việc trẻ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ những người bạn xấu, môi trường xấu theo kiểu “gần mực thì đen” là rất cao.
Mặt khác, phải thừa nhận rằng mạng xã hội (nhất là Facebook) ngày càng có ảnh hưởng đối với giới trẻ Việt Nam. Với số lượng học sinh sử dụng Facebook khá cao tại các trường học phổ thông và CĐ, ĐH hiện nay, các giáo viên, giảng viên và những nhà tâm lý giáo dục nên có những buổi nói chuyện hòa đồng, mang tính thảo luận mở về văn hóa mạng để các em có một đường hướng sử dụng Facebook hiệu quả, tạo đà để các em phát triển bản thân hơn là “giết” thời gian nhàn rỗi trên các mạng xã hội một cách lãng phí, thậm chí là gây nguy hại cho bản thân các em.
Nguyễn Văn Toàn
Theo dân trí
Đuổi học nữ sinh: Kỷ luật là cần thiết
Kỷ luật HS cũng giống như cha mẹ đánh con, là điều cực chẳng đã nhưng dù đau cũng vẫn phải làm.
Xung quanh mức kỷ luật đuổi học một năm với nữ sinh Nguyễn Thanh V lớp 8/6 của Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), dư luận tuy còn ý kiến trái chiều song đa phần ủng hộ quyết định của nhà trường.
Lý do mà V phải chịu hình thức kỷ luật này là do em đã dùng facebook ra lời kêu gọi "Tuyên ngôn học sinh..." kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo. Trước đó mấy ngày, V cũng đã từng bị nhà trường nhắc nhở răn đe vì đã đánh bạn. Theo hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, mức kỷ luật đuổi học một năm với nữ sinh V, đã được 8/9 thành viên của hội đồng kỉ luật nhà trường bỏ phiếu kín đồng ý.
Biên bản kỷ luật nữ học sinh Nguyễn Thanh V
Cho rằng mức kỷ luật này là quá nặng, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý học Hà Nội nhận định: "Với học sinh chúng ta phải làm sao cho tâm phục khẩu phục. Kỉ luật để thỏa mãn bực bội không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề. Người thầy phải thoát ra khỏi nỗi bực bội. Tôi coi những lần không giữ được bức xúc như vậy là tai nạn nghề nghiệp. Bởi có những lúc học trò bột phát, cư xử không lễ phép. Nhưng làm thầy phải biết rộng lượng tha thứ học trò".
Tương tự, PGS. TS Huỳnh văn Sơn (Trưởng Bộ môn Tâm lý học - Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM) nhận định: "Sự việc đã làm ảnh hưởng đến quá nhiều người. Đó không chỉ là cảm xúc hay thái độ của một cá nhân mà là một nhóm người, một tổ chức... Tuy nhiên, người thực hiện lại quá bồng bột và non nớt. Hơn nữa, ở một góc độ nào đó, chính học sinh cũng không nghĩ và chưa nhận thức một cách đầy đủ hậu quả hay những hệ lụy của hành vi ở bản thân mình".
Kỷ luật nữ sinh V là cần thiết song theo TS Sơn nên cân nhắc hình thức. "Học sinh sẽ đi về đâu khi bị đuổi học, liệu người bị đuổi học có cam tâm, liệu hành vi ấy có thể được sửa sai hay không... Không nên quy gán cho hành động kỷ luật ở mức độ nặng ấy là đúng hay sai mà cần dung hòa theo nguyên tắc trao đổi thân tình về nguyện vọng, sự cầu thị và những thái độ hay sự lựa chọn để giáo dục...", TS Sơn nhận định.
Ngược lại, GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng mức kỷ luật đối với nữ sinh V là hợp lý. Theo thầy Cương, Trường THPT Lương Thế Vinh cũng đã từng đình chỉ 1 năm học đối với 2 học sinh vì những phát ngôn "hỗn láo" với thầy cô. "Trong trường học, giáo dục là biện pháp được đặt lên hàng đầu nhưng trừng phạt cũng không thể không có. Ngược lại đối với mỗi học sinh, bản thân các em cũng phải biết tự ý thức đối với lời nói và hành động của mình", GS Cương nói.
Theo GS Cương, trong môi trường sư phạm, giáo dục phải được coi là yếu tố hàng đầu, tuy nhiên kỷ luật cũng là hình thức cần thiết.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Lê Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ (Hà Nội) nhận định: Phải kỷ luật học sinh chính là thể hiện sự bất lực của giáo viên và nhà trường trong cách dạy dỗ các em. "Cũng giống như bố mẹ phải đánh con vì không dạy được nó, là điều cực chẳng đã, đau cũng phải làm bởi không còn cách nào khác. Nhiều trường hợp đứa trẻ đã vượt quá ngưỡng thì cần phải xử lý nghiêm để răn đe trong xã hội", bà Hiền nói.
Chiều 9/1, trả lời PV, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh-Sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện Bộ vẫn chưa nhận được giải trình cụ thể vụ việc của Sở GD-ĐT Quảng Nam gửi lên. "Bao giờ có thông tin cụ thể, Bộ mới có ý kiến chính thức về vấn đề này".
Theo 24h
Buông lỏng quản lý rau quả Trung Quốc Mỗi ngày có khoảng 500 tấn rau, củ, quả Trung Quốc được đưa về tiêu thụ tại TP.HCM, chiếm số lượng lớn trên thị trường nội địa, nhưng đáng sợ là nguồn hàng liên tục bị phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) này rất ít được kiểm tra chất lượng. Rau quả Trung Quốc tại TP.HCM rất ít...