Giới trẻ thở dài vì tạm ‘treo’ xe máy
Trước áp lực giá xăng tăng kỷ lục nhiều bạn trẻ đã lập tức phải đưa ra các biện pháp “ứng phó” cho việc đi lại của mình. Khẩu hiệu “Nói không với xe máy” đang được họ truyền đi khắp nơi.
Cơn sóng giá xăng như “đánh gục” mọi cố gắng cuối cùng của những SV xa nhà may mắn sắm được chiếc xe máy làm phương tiện cho việc đi lại. Sau Tết, khi giá xăng “nhảy” lên thêm 3.000 đồng/lít, không ít người đã phải loay hoay với xe máy như hạn chế đi lại, học cách đi xe tiết kiệm. Nhưng giá xăng lại tăng thì việc “tẩy chay” xe máy lại càng rầm rộ.
Nhiều xe máy ở khu trọ của Quang đã được chủ nhân… cho “đắp chiếu” sau khi giá xăng lên 21.300 đồng
Xài hết lượng xăng trong bình sau khi giá xăng tăng vào tối 29/3, Nguyễn Văn Quang, SV trường CĐ Nguyễn Tất Thành không còn chút đắn đo mà gửi xe về quê trả lại cho bố mẹ ngay lập tức. Dù việc lại bằng xe buýt khá khó khăn vì trọ trong hẻm sâu, tuyến đường bất tiện nhưng Quang không trụ nổi với xe máy thêm ngày nào nữa.
“Có con xe “nuôi” không nổi đúng là cũng đau thật nhưng thầy u gửi tiền hàng tháng vẫn từng đó, mình đi làm thêm cũng đã hết thời gian mà các khoản tiền chi tiêu hàng ngày đều tăng, lấy đâu mà “nuôi” xe. Thôi, gửi về quê bỏ vào kho chứ xăng hơn 21.000 đồng bố mẹ cũng chẳng dám đi đâu”, Quang nói.
Tại khu trọ của Quang, nhiều SV và cả những người đã đi làm cũng phản ứng mạnh sau khi giá xăng lập kỷ lục. Người thì đi xe buýt, người lập tức lên phương án đi xe đạp bất chấp đường xa. Với những người vẫn cầm cự chiếc xe phục vụ cho việc đi lại dường như luôn trong trạng thái… bất an.
Cao Văn Thắng, nhân viên thiết kế của một công ty quảng cáo tại quận 3 cho hay cứ mỗi lần dắt xe máy ra khỏi phòng là… cậu sợ. “Mình hạn chế việc đi lại bằng xe máy đến mức tối đa có thể. Mỗi lần kim chỉ bình xăng lùi xuống là… sởn tóc gáy. Trước 50.000 đồng đổ đầy bình, giờ phải gần 70.000 mà vẫn chơi vơi”.
Thu nhập 4 triệu đồng, trong đó tiền nhà trọ, điện nước đã “ngốn” trên một triệu nên cuộc sống của Thắng trở nên chật vật hơn khi giá cả mọi thứ tăng. “Là con trai, trước giờ mình làm rồi tiêu mấy khi để ý giá cả. Thế mà gần đây, nhận lương vài hôm là hết vèo, phải vay tiền thanh toán tiền nhà, tiền ăn uống thì không làm ngơ được nữa. Bây giờ, xăng xe, điện nước luẩn quẩn suốt trong đầu”, Thắng thật tình.
Cậu thanh niên đang muốn “dứt” khỏi xe máy nhưng điều kiện chưa cho phép: “Có lẽ mình sẽ cân nhắc để đổi sang chiếc xe 50 phân khối, đi cho tiết kiệm”.
Video đang HOT
Con nhà giàu cũng bỏ tay ga
Không chỉ với những bạn trẻ “bình dân” mà đến ngay cả những người có điều kiện khá khẩm hơn cũng đã phải đặt xe máy lên “bàn cân” khi giá xăng tăng. Tâm, SV năm 3 trường RMIT cho hay, khi giá xăng tăng đợt trước đã rất lấn cấn với chiếc xe ga được phong là “dũng sĩ diệt xăng” nhưng vẫn cố cắt giảm tiền cà phê, ăn uống để đổ xăng. Nhưng đến nay chi tiêu cá nhân đã giảm đến mức không giảm thêm được nữa mà xăng lại tăng thì cô phải quyết định nhường xe ga cho bố, đổi sang chiếc Ware cũ.
Đổi xe tay ga sang xe số là cách để Tâm có thể duy việc đi lại của mình
Theo Tâm, với 400.000 đồng tiền xăng mỗi tháng bố mẹ cho, Tâm bỏ thêm tiền túi nhưng đã “đuối sức”. Cô đi học tận bên quận 7, cách nhà hơn 15 cây số, với “dũng sĩ diệt xăng” số tiền trên chỉ được được khoảng 3 tuần. “Em đi xe ga lâu rồi, đổi sang xe số cũng… khó nhằn thật nhưng đó là cách tốt nhất lúc này. Bị “ép” đi xe ga, bố em cũng đang kêu trời”. Tâm kể.
Nhiều bạn trẻ đang ấp ủ dự định sắm xe máy thời điểm này cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Thay vì mất cả vài chục triệu sắm một chiếc xe máy mới, có người chuyển sang mua xe đạp, hay chọn những loại xe tiết kiệm xăng.
Lê Việt Hà, SV năm cuối trường ĐH KHXH&NV TP HCM cho biết dự tính ra trường bố mẹ sẽ mua cho chiếc máy để đi làm. Lúc đầu, Hà chọn xe tay ga nhưng giờ… quay ngoắt sang mua xe 50 phân khối. “Bố mẹ cho xe nhưng “nuôi” xe lại là ở mình. Chuẩn bị ra trường mà cứ phải lo chuyện xăng xe thì tập trung đi xin việc sao được. Nên mình chọn xe phân khối thấp cho lành”.
Theo Dân Trí
Làm gì khi lỡ chọc nàng 'nổi cơn tam bành'?
Không ít đấng mày râu ngại đối đầu với vợ hay người yêu khi nàng nổi giận nên chọn giải pháp "tẩu vi thượng sách". Thật ra, điều đó chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.
Đôi lúc chỉ cần lơ là quên làm những gì mà nàng đã dặn dò kĩ lưỡng, tức là bạn đã vô tình chạm vào "công tắc" kích hoạt cơn giận của nàng. Trong tình thế "nguy cấp" ấy, bạn cần một số bí quyết để không "thêm dầu vào lửa".
Đừng cố công giải thích vì sao bạn làm vậy
Đây là điều đầu tiên nên tránh vì nàng đang tức giận bạn. "Tức giận" ở đây còn có nghĩa: "Tôi đang điên lên vì anh, tôi chẳng cần quan tâm những gì anh nói hay anh làm cả đâu!". Vì vậy bạn sẽ phí thời gian và hoài công giải thích khi nàng đã mất bình tĩnh, không còn sáng suốt.
Đừng bỏ đi vì sợ chứng kiến cảnh nàng nổi cơn tam bành
Không ít đấng mày râu ngại đối đầu với vợ hay người yêu khi nàng nổi giận nên chọn giải pháp "tẩu vi thượng sách". Thật ra, bạn không nên làm thế mà hãy dũng cảm đối mặt với nó. Nhiều người nghĩ nếu tránh mặt, không đối thoại có thể làm đối phương nguôi giận, thật ra điều đó chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.
Đừng nổi giận theo nàng
Đây có thể là phần khó thực hiện nhất. Nhiều lúc nàng khiến bạn thấy khó lòng kiềm chế phản ứng. Tuy nhiên, hãy cố gắng nén lại. Bạn sẽ dễ thốt ra những lời không hay khi thiếu tỉnh táo như thế.
Đừng ôm hôn nàng
Đừng tưởng rằng bạn ôm nàng, nàng sẽ nguôi giận. Bạn sẽ thấy phản ứng của nàng đi ngược lại suy nghĩ của bạn đấy. Ôm ấp là một trong những điều phụ nữ bỗng đâm ghét khi họ đang nổi cơn thịnh nộ.
Đừng toét miệng cười
Đôi lúc bạn thấy lý do nàng nổi giận sao mà vớ vẩn. Tuy nhiên, dù thế đi nữa cũng hãy giữ mồm giữ miệng, đừng nghĩ ngợi rồi cười phá lên nếu không muốn nàng giận thêm.
Đừng ngó lơ nơi khác
Có ai lại muốn nhìn thẳng vào mặt trời vào lúc giữa trưa không? Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn phải làm như thế. Bạn phải nhìn thẳng vào mắt nàng, không được giả vờ ngó lơ chỗ khác vì nàng sẽ cho rằng bạn chẳng buồn để tâm đến những gì nàng nói.
Đừng thở dài ngao ngán
Lắm lúc nàng đẩy bạn vào tình thế phải thừa nhận mình có lỗi mà chẳng thể nào cãi lại được cho dù bạn thấy điều đó thật vô lý. Tuy nhiên, hãy cố kiềm chế, tránh buột miệng nói những lời đại loại như: "Cái gì cơ?" hay "Hừ, thật thế sao?". Phản ứng mạnh vào lúc này sẽ hoàn toàn bất lợi cho bạn.
Khiến chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không
Tất cả những gì bạn cần làm lúc đó là hãy đứng đấy với vẻ mặt bình tĩnh, nhẹ nhàng nói: "Em yêu, anh xin lỗi" hay "Cho anh xin lỗi cưng nhé!" và tập trung... nhìn vào mắt nàng.
Tùy tình hình, có lúc bạn sẽ phải lặp đi lặp lại hàng chục lần câu nói trên hoặc phải "tăng liều" theo kiểu: "Em à, anh thật sự xin lỗi đấy!" hay: "Anh biết, anh quả là ngốc thật!" dù trong thâm tâm bạn nhủ thầm:"Lẽ ra chính em mới là người phải xin lỗi đấy!".
Hãy áp dụng những bí quyết trên, bạn sẽ thấy kết quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Nàng sẽ nguôi ngoai và trở lại vui vẻ trong vòng tay bạn.
Theo Tuổi Trẻ
Sau mỗi lần ân ái... là viên thuốc tránh thai Trong men say của tình yêu, tôi bị dẫn đi theo tiếng gọi của ái tình...(Ảnh minh họa) Anh nói với tôi, anh bị bệnh khó có con, vì thế mà khi nào có thai mới cưới. Mỗi lần mặn nồng bên nhau, anh đều ân cần đưa tôi viên thuốc trắng, và nói là thuốc bổ giúp nhanh đậu thai... Tình yêu...