Giới trẻ sống riêng để tự do… yêu
“Ở riêng” là cụm từ mà nhiều người dành cho các cặp gia đình trẻ sống độc lập sau khi cưới nhưng gần đây nó cũng dùng để chỉ các bạn trẻ “bỗng dưng” muốn sống… một mình.
Bỗng dưng muốn… khổ
Có nhà ở Hà Nội, gia đình khá giả, lại có một cửa hàng thời trang online, nhưng Thu Trang (phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội) lại nằng nặc đòi gia đình cho ra sống ở bên ngoài. Cô cho biết, muốn sống tự lập để khẳng định mình. Từ một cô gái được nuông chiều, Thu Trang đã biết cách sắp xếp cuộc sống riêng của mình như các bạn ở tỉnh xa về Hà Nội học. Ngoài giờ lên lớp tại Học viện Tài chính, cô dành thời gian còn lại của mình vào việc bán hàng online, nấu ăn và đọc sách.
Cứ chủ nhật là cô lại về thăm nhà và báo cáo tình hình cuộc sống cho bố mẹ. Sau gần một năm ở trọ, Thu Trang tự nhận thấy lối sống của mình quy củ và tự chủ hơn hẳn. Cô biết cách quan tâm đến người khác, cách chi tiêu hợp lý – điều mà khi ở với bố mẹ, Thu Trang không làm được.
Bác Nguyễn Thúy Mai (mẹ của Thu Trang) cho biết: “Ban đầu, nghe Trang nói là muốn ra ở riêng, tôi tưởng mình nghe nhầm. Vẫn biết tính con gái rất quyết đoán, nhưng ai lại nghĩ nó muốn ra ngoài sống một mình khi có bố mẹ và nhà cửa ở Hà Nội.
Tôi cứ tưởng cháu bị vấn đề gì về tình cảm nên mới thế. Nhưng sau khi tâm sự cùng con, thấy cháu muốn sống tự lập, muốn cùng bạn bè kinh doanh quần áo mà không muốn làm phiền không gian yên tĩnh của bố mẹ, nên tôi cũng đành bằng lòng. Mỗi tuần, tôi sang nhà con gái ba lần xem nó ăn ở thế nào và chỉ bảo những điều cần thiết để cháu có kỹ năng khi sống một mình”.
Trần Đình Mạnh đã từng ra ở riêng một tháng.
Video đang HOT
Thu Trang cho biết, khi cô bảo với các bạn là muốn ra ngoài sống riêng, bạn bè cô cũng có người bàn ra, tán vào. Người thì cho rằng, thế cũng là một cách sống tự lập. Nhưng có bạn thì cho rằng, cô sống thoải mái như Tây, có nhà có cửa mà lại đi sống một mình, tự dưng lại muốn… khổ. Tuy nhiên, với cô gái cá tính này, việc ra ngoài sẽ tạo cho cô một kỹ năng sống, đó là biết lo toan và tiết kiệm.
Mỗi tháng, bố mẹ cho Thu Trang 5 triệu đồng, cộng với tiền lãi từ cửa hàng quần áo online, thu nhập của cô cũng cỡ 10 triệu đồng. Mỗi tháng, cô còn để dành được tiền tiết kiệm để cùng đội sinh viên tình nguyện giúp đỡ các trẻ em cơ nhỡ ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội).
Còn Mai Khôi (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lại muốn sống riêngvì… chuẩn bị đi du học. Cô tự thi và giành được học bổng tại Đại học Báo chí Lille (Pháp). Dù đến tháng 6/2013 mới bắt đầu nhập học, nhưng Mai Khôi đã dọn ra ngoài ở cùng một người bạn để học tiếng Pháp và trao đổi những kỹ năng khi đi du học với các bạn khác.
Mai Khôi chia sẻ: “Nhiều người cho rằng, có nhà ở Hà Nội mà lại dọn ra ngoài sống là … hâm. Nhưng em không nghĩ thế, ra ngoài sống sẽ giúp cho giới trẻ trưởng thành hơn, nhất là khi em sắp đi du học. Điều đó sẽ giúp em không bỡ ngỡ khi bước chân sang Pháp học hai năm”.
Ảnh minh họa.
Tự do … yêu
Đang ngủ, người dân sống trong ngõ Mai Hương (Bạch Mai, Hà Nội) bỗng giật mình bởi tiếng quát từ gia đình bà Thịnh. Hỏi ra mới biết, do cậu con trai cưng muốn ra “ở riêng” nên dẫn đến to tiếng với bố mẹ. Hùng – con trai bà Thịnh – cho hay, vì là con cưng nên anh bị kiểm soát chặt chẽ, ít có thời gian tụ tập bù khú với bạn bè. Điều đó khiến anh thấy bức bối, muốn ra ở riêng để được tự do, làm những điều mình thích như nhậu nhẹt với bạn không sợ mẹ rầy la, đi chơi về khuya không bị bố càu nhàu.
Đặc biệt là từ khi Hùng có tình cảm với một cô gái cùng lớp thì giờ giấc của cậu càng bị kiểm soát. Bà Thịnh kèm cậu con cưng như “kèm kem”, khiến cho Hùng cảm thấy ngột ngạt và muốn ra ngoài ở với bạn để có thời gian yêu đương.
Còn Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) thì muốn ra ở riêng vì “muốn làm gì thì làm mà không bị mẹ trách mắng” khiến cho nhiều người lớn bất ngờ. Bởi, lý do Linh xin ra ở riêng chỉ đơn giản là “được tự do, được ăn những gì mình thích, làm những gì mình muốn mà không phải để ý đến những người xung quanh”.
Hùng hay Linh chỉ là hai trong số rất nhiều người trẻ vì không muốn bị cha mẹ kèm cặp nên “ra riêng”, dù chưa sẵn sàng tự lập, kinh tế vẫn phụ thuộc vào mẹ cha. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang để ra ở riêng. Có nhiều bạn cứ nghĩ rằng, ra ở riêng chỉ đơn giản là tách ra khỏi gia đình, là thuê lấy một phòng trọ và tự mình sắp xếp cuộc sống của mình theo ý muốn cá nhân.
Trong khi đó, cuộc sống một mình ở ngoài nảy sinh rất nhiều vấn đề mà chính các bạn không lường trước được. Vấn đề đầu tiên mà nhiều bạn trẻ khi ra ngoài ở đã vấp phải chính là tài chính. Khi ở nhà, tất cả mọi việc, mọi khoản chi tiêu đều có bố mẹ lo. Nhưng khi đã ra ngoài sống rồi thì từ bó rau, gói xà phòng, thậm chí là từ cái tăm cũng phải tự mình sắm lấy. Số tiền bố mẹ cho ban đầu đã hết, không biết xoay xở thế nào, nhiều người lại phải quay về nhà ăn bám bố mẹ như trước.
Bạn Trần Đình Mạnh (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đã chia sẻ những khó khăn của mình sau một tháng ra ở riêng: “Dù là người Hà Nội hẳn hoi, nhưng khi ra sống một mình, em vẫn không khỏi cảm thấy lơ ngơ vì cuộc sống quá phức tạp mà tiền nong thì thật là tốn kém. Cảm giác bơ vơ giữa đời cũng là một cảm giác đáng sợ.
Ở nhà, em quen được chiều chuộng nên khi ra ngoài sống, tuy giờ giấc có thoải mái thật nhưng vì là con trai nên em không nấu nướng, bữa ăn bữa không nên người bị thiếu chất, có khi cả ngày ngồi máy vi tính mà không ăn gì. Mẹ em sang thăm thấy sợ quá nên bắt về nhà luôn”.
Ông Lê Văn Thành (Trưởng ban văn hóa – xã hội Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM) cho rằng: Xu hướng ra ở riêng của người trẻ là hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại. Ông bày tỏ sự ủng hộ với những người trẻ “ra riêng” khi họ thật sự muốn rèn luyện bản thân cứng cáp, chín chắn, có thể chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, chứ không phải để được tự do, lêu lổng hay vì mâu thuẫn gia đình. Các bậc phụ huynh nên ủng hộ, nếu con có ý định tự lập và giúp con bằng cách tư vấn, góp ý trước các dự định, kế hoạch sống của con khi ra ở riêng.
Theo Người Đưa Tin
"Cố tình vi phạm, gây tai nạn là tội ác"
Xung quanh vụ tai nạn xảy ra vào hồi 23h ngày 21-10 trên cầu cạn vành đai 3 khiến một người tử vong và trước đó là những thông tin về việc nở rộ dịch vụ vác xe máy thuê qua thành cầu Thanh Trì khiến dư luận bức xúc thời gian vừa qua, Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trao đổi với PGS.TS xã hội học Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội, Viện Xã hội học về vấn đề này.
- PV: Ông nhận xét như thế nào về vụ tai nạn trên?
- PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Cây cầu cạn mới được thông xe cấm xe máy, chỉ dành riêng cho ô tô được lưu thông với tốc độ lên đến 80km/h. Chuyện đi xe máy trên tuyến đường chỉ dành cho ô tô rồi gặp tai nạn, nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên. Bởi người ta cứ nghĩ rằng xã hội chúng ta đang ngày một phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, không có lý gì người ta lại sẵn sàng làm trái với quy định của xã hội. Nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ rằng bên cạnh cái đạo đức tập thể tiêu biểu mà chúng ta dày công xây nền móng mấy chục năm qua, còn có một phần tâm lý cá nhân vẫn luôn hiện diện. Đó chính là tâm lý đề cao bản thân, đề cao cái tôi lên trên cả mối quan hệ với toàn xã hội. Trên con đường được phép di chuyển với vận tốc lên tới 80km/h việc tránh một chiếc xe máy, vi phạm đi ngược chiều, lao trực diện trong trường hợp trời tối dường như là không thể. Ở những quốc gia văn minh, hành vi cố tình vi phạm Luật Giao thông, gây tai nạn cho người khác phải được coi là tội ác.
- Nhưng đáng tiếc là việc vi phạm trên lại ngày một gia tăng, cảnh sát giao thông thậm chí phạt không xuể. Theo ông, đó có phải là biểu hiện của tâm lý đám đông?
- Trong nhiều người vẫn tồn tại thói vị kỷ. Có người đặt nó dưới lợi ích của xã hội, còn có người lại để nó phát triển tự do. Khi thói vị kỷ trong mỗi người bùng phát, sự đứt gãy các giá trị xảy ra sẽ dẫn đến những hiện tượng như vừa nêu. Ở đây chúng ta đang bàn đến thói xấu của một số người. Đó là muốn làm những việc mà người khác không làm, muốn đi ngược lại với xã hội để thể hiện cái tôi. Có thể gọi nôm na là muốn khác người. Trong đó có cả việc sẵn sàng vi phạm các quy định, tự coi thường mạng sống của mình chỉ để thỏa mãn thói ngông cuồng của cá nhân. Bên cạnh đó, còn một yếu tố phải xét đến đó là thói a dua, học đòi của một số người. Thấy người khác làm sai, thì làm theo, bất chấp hậu quả.
- Thưa ông, đó phải chăng là nguyên nhân dẫn đến những hành vi tiếp tay cho sai phạm, như dịch vụ vác xe máy qua dải phân cách ra khỏi làn đường trên cao để tránh CSGT?
- Hãy nhìn nhận vấn đề ở góc độ rộng hơn. Đôi khi sự a dua, học đòi được tiếp tay bởi những người xấu chỉ muốn làm lợi cho bản thân lại càng thêm nguy hại. Ban đầu chỉ có vài vi phạm nhưng chỉ cần có sự tiếp tay, số lượng vi phạm này sẽ ngày một tăng lên. Chúng ta chỉ có thể xử lý những người điều khiển xe máy đi trên đường cấm nhưng lại chưa có chế tài xử lý những người tham gia dịch vụ vác xe thuê này. Tôi đồng ý với quan điểm coi trọng tính mạng con người trong mọi trường hợp nhưng nếu không có các quy định, biện pháp cứng rắn hơn, e rằng sẽ không thể đưa giao thông Việt Nam vào quy củ.
- Vậy như thế nào là các quy định, biện pháp cứng rắn hơn, khi chúng ta đã từng nhiều lần tăng nặng mức xử phạt, thêm nhiều chế tài xử lý?
- Tôi thấy ở nhiều quốc gia, ai đi sai đường, đi đường cấm, vượt đèn đỏ,... mà bị tử vong đều không tiến hành điều tra. Cố tình gây tai nạn cho người khác là một tội ác. Thậm chí, nếu biết rõ vi phạm của mình gây nguy hại cho người khác và chính mình đến như vậy mà vẫn liều lĩnh, bất chấp, thì thật ngu xuẩn. Chúng ta còn quá nhẹ tay với các vi phạm. Thử nghĩ xem, những sai phạm đó, không những nguy hại cho bản thân người vi phạm mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người khác. Sẽ còn cả một hệ thống các hệ lụy kéo theo sau đó mà ta chưa lường hết được.
LTS: Chỉ sau vài ngày thông xe tuyến cao tốc trên cao vành đai 3, dù đã có biển cấm xe máy, nhưng nhiều người vẫn phớt lờ quy định. Hai vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng dường như người vi phạm vẫn không coi đó là bài học cảnh tỉnh. Dưới góc độ xã hội học, các nhà nghiên cứu nói gì về hiện tượng trên?
PGS.TS Lương Hồng Quang (Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam): Phạt thật nghiêm khắc
Tuyến đường cao tốc trên cao đầu tiên tại Hà Nội vừa khánh thành đã xảy ra biết bao chuyện, xe máy phớt lờ biển cấm thản nhiên đi, đáng sợ hơn là chuyện người dân sống gần đó lấy đường làm nơi tập thể dục. Đường cao tốc mà coi như công viên. Nhiều người lý giải, đó là do tâm lý đám đông, kiểu như một công trình mới khánh thành thì phải lên đó bằng được để xem cụ thể nó là cái gì, đó là những hành vi tò mò, thiếu văn minh. Mỗi công dân sống ở bất kỳ đâu dù là nông thôn hay đô thị cần phải hiểu và thực thi luật pháp. Tôi nghĩ, trong khi sự hiểu biết và chấp hành Luật Giao thông của một số người còn hạn chế, để giáo dục ý thức tham gia giao thông lại cần phải có thời gian, chứ chẳng phải một sớm một chiều mà làm được. Vậy thì trước tiên, quan điểm của tôi là cần phạt thật nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Quyên (Phó Trưởng khoa Xã hội học-Học viện Báo chí và Tuyên truyền): Ngay từ đầu cần tạo "nếp"
Đường cao tốc trên cao vừa thông xe đã chứng kiến những cú phạm luật khủng khiếp. Xe máy, người tập thể dục cũng "trèo" cả lên cao để hưởng gió mát. Thực tế trên có nhiều nguyên nhân và đến từ tâm lý đám đông. Trong khi đường đi ở phía dưới chật chội, bụi bẩn thì tuyến đường vừa thông xe lại thoáng, đẹp và rộng rãi nên tuy có biển cấm mà xe máy vẫn đi lên ầm ầm. Họ muốn tìm một con đường đi dễ chịu hơn, ít áp lực vì bụi bẩn và xe cộ đông đúc. Một người đi được thì người thứ 2, thứ 3 tiếp tục đi tạo thành một hiệu ứng. Họ đi mà không lường trước những tai nạn khủng khiếp đang chờ đón ở phía trước và làm cản trở các phương tiện lưu thông. Để hạn chế tình trạng này, theo tôi, cần siết chặt kỷ cương ngay từ đầu để tạo thành "nếp" cho sau này. Bên cạnh công tác tuyên truyền là việc kiểm tra và xử phạt. Mức xử phạt có thể được ghi rất rõ ngay lối đi lên cao tốc để người dân ý thức và chấp hành.
Theo ANTD
Gặp thầy hiệu trưởng gây 'sốt' vì ủng hộ HS nhuộm tóc Thầy cho rằng: "Hãy lấy chuẩn mực của năm 2012 để áp dụng chứ đừng lấy chuẩn mực của năm 1912". Thầy Bùi Thành Đông nguyên là Hiệu phó của trường THPT Quang Trung (Hải Dương) và vừa nhậm chức Hiệu trưởng của trường THPT Thanh Miện (Hải Dương). Đồng thời, thầy còn là một giáo viên dạy Văn. Vừa là một giáo...