Giới trẻ Singapore lo ‘điếc trước tuổi 40′ vì vật dụng quen thuộc này
Giới chức y tế Singapore cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thính lực trước tuổi 40, khi người trẻ đang duy trì thói quen xấu như: nghe nhạc to bằng tai nghe mỗi ngày.
Video: VTV
Theo Zing
Người trẻ Singapore chi bạo cho dịch vụ cầu hôn
Kinh tế khá giả và sự phát triển của mạng xã hội thúc đẩy việc chuyên nghiệp hóa lời cầu hôn trong giới trẻ Singapore. Nhiều người ủng hộ trong khi số khác nói đó là sự hoang phí.
Khi Nicholas Oh (28 tuổi) quyết định cầu hôn bạn gái vào đầu năm nay, anh muốn khoảnh khắc đó trở nên đáng nhớ và độc đáo.
Để làm được điều này, Oh tìm đến Derica Goh, người lập kế hoạch cầu hôn chuyên nghiệp, đồng thời là giám đốc sáng tạo của công ty HYM Proposeals & Weddings.
"Tôi biết mình muốn gì trong buổi tiệc cầu hôn và Derica Goh có đủ kinh nghiệm để hiện thực hóa chúng.
Tôi tin tưởng cô ấy. Ngày hôm đó, mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo theo đúng kế hoạch. Tôi chỉ cần có mặt", anh Oh kể.
Lời cầu hôn của Oh đã khiến vị hôn thê hiện tại của anh, Lim Wanyi, vô cùng ngạc nhiên. Anh chàng người Singapore thậm chí đã hát một bài hát tiếng Hàn với sự giúp sức của ban nhạc và các ca sĩ.
Sau tất cả, phí dịch vụ cầu hôn của Oh là 6.000 đôla Singapore (SGD), tương đương hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, anh chàng còn phải trả tiền cho ban nhạc, ca sĩ, thuê địa điểm, trang trí và quay phim.
Oh cảm thấy hài lòng và nói tất cả đều đáng giá.
"Họ làm mọi thứ trở nên dễ dàng. Bạn gái tôi cười rất nhiều. Bạn bè cô ấy hoàn toàn bị ấn tượng. Tất cả mọi thứ sẽ chẳng thể diễn ra suôn sẽ như vậy nếu như không có dịch vụ cầu hôn của Derica", chàng trai 28 tuổi nói.
Theo Channel News Asia, ngày càng nhiều thanh niên Singapore có suy nghĩ giống Oh. Khi điều kiện kinh tế khá giả, tác động sâu rộng của truyền thông, không ít người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn cho các dịch vụ hỗ trợ cầu hôn.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng gây tranh cãi. Nhiều người tán thành trong khi số khác phản đối vì cho rằng các dịch vụ này khiến lời cầu hôn trở nên đắt đỏ, phô trương nhưng ít chân thành và ý nghĩa hơn.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Channel News Asia về trào lưu thuê dịch vụ hỗ trợ cầu hôn đang thu hút giới trẻ Singapore và những tranh luận xung quanh vấn đề liệu có nên chuyên nghiệp hóa lời cầu hôn hay không.
Người trẻ Singapore sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để thuê dịch vụ cầu hôn. Ảnh: @invitedsg.
Phí cầu hôn lên đến 20.000 SGD
Giám đốc sáng tạo của HYM Derica Goh cho biết khi mới hoạt động vào năm 2012, công ty của cô 2 tháng chỉ có 1 khách hàng. Còn bây giờ, con số đã lên tới 4-5 khách hàng/tháng.
"Tôi tin rằng đây là một thị trường tiềm năng. Trước đây, mọi người không quá quan trọng chuyện cầu hôn. Nhưng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, tôi nghĩ mọi người đã khám phá ra nhiều cách khác nhau để biểu đạt tình yêu của mình", cô nói.
Theo Goh, nhiều người đang hướng tới một lời cầu hôn có ý nghĩa hơn việc chỉ cần trang trí đẹp mắt, vì vậy họ cũng chịu chi hơn.
Goh ước tính phí dịch vụ cầu hôn trung bình từ 3.500-4.200 SGD (khoảng 60-70 triệu đồng), đã bao gồm chi phí mua vật liệu, nhiếp ảnh gia hoặc quay phim. Nhưng phí dịch vụ có thể lên tới hơn 20.000 SGD (gần 340 triệu đồng) nếu khách hàng có những yêu cầu đặc biệt.
"Khách hàng của tôi từng thuê một ngôi nhà gỗ cũ, nhiều tầng để tổ chức một triển lãm ảnh trên tầng cao nhất. Và sau khi cầu hôn xong, mọi người xuống tầng một để dùng bữa tối", Goh nói.
Năm 2018, theo Điều tra Lao động Toàn diện được tiến hành bởi vụ nghiên cứu và thống kê thuộc Bộ Nhân lực Singapore, tổng thu nhập trung bình hàng tháng của người dân nước này là 4.437 SGD.
Khi nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ cầu hôn ngày càng gia tăng, nhiều người trong ngành tiệc cưới bắt đầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
Celebration stylist Invited thành lập năm 2015, chủ yếu phục vụ cho các đám cưới bắt đầu cung cấp dịch vụ cầu hôn từ 2 năm trước.
Theo Loretta Chen, nhà sáng lập Celebration stylist Invited, mỗi tuần công ty nhận được khoảng một đơn hàng cầu hôn. Một gói cơ bản có giá từ 800 SGD (13,5 triệu đồng), bao gồm đạo cụ và hoa.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cầu hôn nở rộ ở Singapore. Ảnh: HelpYouMarry.
Daniel Tan bắt đầu quay phim cho các buổi lễ cầu hôn vào khoảng 5 năm trước. Ông nói dịch vụ này đang ngày càng phát triển. Với mỗi buổi lễ cầu hôn, ông được trả khoảng 1.000 SGD (khoảng 17 triệu đồng).
Tan cho biết quay phim cho các buổi cầu hôn là một trong những công việc khó khăn nhất ông từng làm.
"Tôi đã xem các video cầu hôn. Sự xuất hiện của quay phim đôi lúc tiết lộ toàn bộ kế hoạch. Điều này khiến tôi khó chịu vì yếu tố bất ngờ không còn nữa.
Thông thường tôi sẽ phải nắm bắt toàn bộ quá trình trong khi cố tỏ ra 'vô hình' nhất có thế. Tôi cũng phải thảo luận trước với khách hàng để có thể tạo ra một video đáng nhớ và ý nghĩa như họ muốn", nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Loretta Chen cũng đồng ý rằng việc thảo luận trước với khách hàng rất quan trọng.
"Đa số các khách hàng khá hào hứng trong việc đưa ra ý tưởng. Họ thích gây bất ngờ cho người yêu theo những cách khác lạ nhất từ thuê vũ công, dàn nhạc chuyên nghiệp đến đi cáp treo... Chúng tôi đều đã thực hiện tất cả những điều này", Chen nói.
Không muốn thua kém
Trước xu hướng người trẻ ngày càng đầu tư cho lời cầu hôn của mình, các học giả, chuyên gia quan tâm nhiều hơn đến những câu chuyện, nguyên nhân đằng sau.
Theo nhà xã hội học Tan Ern Ser, điều kiện kinh tế tốt lên đang cho phép mọi người chi tiêu nhiều hơn cho các sự kiện như vậy.
Tiến sĩ Tan giải thích: "Trước đây, phần lớn người dân nghèo hơn và do đó họ thường muốn mọi thứ đơn giản. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế tốt lên, người ta quan tâm hơn đến lối sống, thích những thứ được dàn dựng công phu, chia sẻ những hình ảnh trực quan về tình yêu, sự lãng mạn của mình trên các phương tiện truyền thông.
Họ muốn xuất hiện bóng bẩy, sáng tạo. Lời cầu hôn của họ phải hơn hẳn bạn bè. Một cuộc cạnh tranh ngầm trên mạng xã hội có thể đang thúc đẩy việc chuyên nghiệp hóa lời cầu hôn".
Điều kiện kinh tế khá hơn và tác động của truyền thông xã hội đang thúc đẩy giới trẻ Singapore chuyên nghiệp hóa việc cầu hôn. Ảnh: HelpYouMarry, @invitedsg.
Lim Tai Wei, một chuyên gia nghiên cứu và nhà sử học khu vực Đông Á, cũng chỉ ra rằng ngày nay người trẻ tuổi giàu có hơn vì vậy có điều kiện để đầu tư cho lời cầu hôn hơn.
Ngoài ra, xu hướng này cũng đi đôi với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội.
"Mọi người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn và thông qua đó để điều chỉnh cuộc sống hàng ngày, trong đó có cả việc cầu hôn", ông Lim nói.
Bà Umah Devi, giảng viên cao cấp về tiếp thị tại Nanyang Polytechnic (NYP), cho rằng một số người có thể tìm đến các dịch vụ cầu hôn từ A-Z vì họ thiếu ý tưởng hoặc được người yêu đưa ra gợi ý.
Mọi người cũng có xu hướng tìm kiếm ý tưởng cầu hôn, đám cưới trên phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn.
"Khi nhìn vào các hình ảnh trên báo chí, mạng xã hội, bạn không thể phủ nhận rằng mình cũng ước được như vậy hoặc thậm chí hơn thế. Bạn lên mạng và bắt đầu kéo để tìm ý tưởng.
Một số người vẫn có thể cầu hôn theo cách truyền thống nhưng với tất cả những hình ảnh trên truyền thông, tôi nghĩ rằng người ta đang mong đợi nhiều hơn ở các chàng trai và lời cầu hôn của họ", bà Devi nói thêm.
Cầu hôn chuyên nghiệp nhưng ít chân thành hơn?
Không thể phủ nhận sự tiện lợi khi sử dụng các dịch vụ cầu hôn nhưng nhiều người cho rằng những dịch vụ kiểu này đang khiến lời cầu hôn trở nên đắt đỏ, phô trương nhưng ít chân thành hơn.
Họ quan niệm việc hỏi cưới người mình yêu chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được bản thân tự lên ý tưởng và chuẩn bị.
Trong khi nhiều bạn bè của Jerome Lim đã sử dụng dịch vụ cầu hôn, anh chàng 29 tuổi muốn tự lập kế hoạch hỏi cưới bạn gái Eileen Liu, vì anh cảm thấy nó đặc biệt hơn.
Lim chuẩn bị bữa tối và dùng 300 mảnh ghép để tạo thành dòng chữ: "Will you marry me?". Anh còn tặng người yêu một lọ thủy tinh đựng đầy hạc giấy được anh gấp từ năm 15 tuổi.
Liu nói cô thấy rất xúc động. "Tôi nghĩ lời cầu hôn của Lim lãng mạn hơn việc thuê dịch vụ. Bởi tất cả là nỗ lực của anh ấy, từ việc lên kế hoạch cho tới thực hiện.
Tôi không quy chụp rằng những người sử dụng dịch vụ là lười biếng, nhưng rõ ràng điều Lim làm có ý nghĩa hơn", bạn gái Lim nói.
Nhiều người cho rằng việc cầu hôn quan trọng nhất vẫn là sự chân thành, dù có hay không các dịch vụ hỗ trợ. Ảnh: India Today.
Còn với những người đã thuê dịch vụ như Nicholas Oh, họ cho rằng dịch vụ chỉ đóng vai trò hỗ trợ và bản thân vẫn góp công rất nhiều.
"Bạn cần phải học bài hát, tập đánh đàn, nhảy và để người yêu cảm nhận được sự chân thành. Nếu bạn chỉ tham gia vào các dịch vụ mà không nỗ lực thì cũng giống như tự mình làm thôi", Oh nói.
Bà Goh nói thêm rằng công ty của mình luôn tích cực thảo luận với khách hàng để tìm ra một kế hoạch tuyệt vời nhất.
"Ý tưởng của chúng tôi bắt nguồn từ những gì khách hàng chia sẻ về hành trình tình yêu của họ. Chúng tôi chỉ cần thêm một chút 'phép thuật' để biến nó thành hiện thực. Nếu không có câu chuyện của họ, chúng tôi sẽ không thể làm được", giám đốc sáng tạo của HYM nói.
Đối với cố vấn tài chính Joshua Mok (30 tuổi), điều quan trọng nhất khi cầu hôn vẫn là sự chân thành. Anh đã sử dụng dịch vụ với giá 5.000 SGD (gần 85 triệu đồng) vào năm 2017 để cầu hôn người vợ hiện tại.
Mok nói anh tìm đến dịch vụ không phải vì lười biếng mà để mọi thứ có thể hoàn hảo nhất có thể.
"Đề nghị bạn gái kết hôn với mình, đó là một sự kiện rất quan trọng. Nên chẳng có gì sai trái nếu bạn muốn một sự giúp đỡ chuyên nghiệp", Mok nói.
Theo Zing
Mách bạn nguồn dưỡng chất tốt cho thính giác Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn những thực phẩm chứa các dưỡng chất dưới đây rất có lợi cho thính lực. Nhơ đôi tai, chung ta có thê kham pha thê giơi qua âm thanh băt đươc ơ xung quanh. Nếu tiếp xúc quá nhiều với nhưng âm thanh choi tai hay tiếng ồn liên tục có thể làm hỏng các...