Giới trẻ – ‘mồi ngon’ của thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử thu hút giới trẻ bằng hình ảnh bắt mắt, thiết kế nhỏ gọn, quảng cáo và mua bán trên Internet.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế,Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, tại lễ phát động chiến dịch Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử, sáng 26/12, cho biết tỷ lệ giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng mạnh mẽ. Ở Mỹ, người hút thuốc tăng từ 11,7% năm 2017 lên 27% năm 2019, trong đó 2/3 số người hút thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên.
Tại Việt Nam, năm 2019, khoảng 2,6% thanh, thiếu niên trong độ tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử, trước đó chỉ 0,2%. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn, nhóm người trẻ tuổi có mức sống khá.
Thống kê cho thấy người trẻ (14-30 tuổi) đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao hơn 4 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử. 70% người thử một điếu thuốc và trở thành người hút thuốc hàng ngày do nicotine – chất gây nghiện có trong thuốc lá.
Thực tế, ngành công nghiệp thuốc lá thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm nhắm đến giới trẻ như: thiết kế sản phẩm bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ… Ngoài ra còn sử dụng giới trẻ, người nổi tiếng quảng cáo thuốc lá, đồng thời bán qua các trang thương mại điện tử. Đặc biệt, người bán che đậy bản chất thực có hại của thuốc lá nhằm đánh lừa người sử dụng.
“Thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh”, ông Khuê nói.
Video đang HOT
Đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Ngoài ra, hiện tượng trộn ma tuý vào thuốc lá điện tự đã xuất hiện.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Ngược lại, bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng sẽ có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường. Thậm chí nhiều người sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu.
Tính đến tháng 2, có 41 quốc gia cấm buôn bán thuốc lá điện tử, trong đó nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Tháng 5, tới 100 quốc gia đã ban hành luật nội địa quy định đối với thuốc lá điện tử, trong đó có các quy định về độ tuổi tối thiểu được phép mua bán thuốc lá; quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, đóng gói bao bì, các quy định về sản phẩm, phân loại thuốc lá điện tử,…
Các chuyên gia nhận định, hiện tại Việt Nam chưa hình thành thị trường thuốc lá điện tử, chủ yếu là buôn bán trôi nổi qua hàng xách tay và qua Internet. Do đó, rất cần ban hành quy định cấm trước khi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Trước tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ ngày càng tăng cao, chiến dịch Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử được phát động nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về tác hại của thuốc lá, xây dựng lối sống lành mạnh cùng môi trường không khói thuốc, cam kết không sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử.
Xử phạt nghiêm và tiến tới hạn chế
Mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm.
Khó xử lý trên thực tế
Xưa các cụ có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện", nay dường như ly rượu, cốc bia... đã thay cho miếng trầu truyền thống. Khó có thể tìm thấy một hoạt động, nghi lễ nào của đời sống xã hội, cộng đồng từ ma chay, hiếu hỷ cho đến khai trương, tổng kết, hội thảo, hội nghị...mà thiếu sự có mặt của bia, rượu.
Thậm chí người ta còn lấy rượu bia làm thước đo cho tình cảm, sự hiếu khách và lòng nhiệt tình, mục đích để khách phải uống thật nhiều, thật say. Và hậu quả là có những vị khách sau những buổi giao lưu như vậy không bao giờ dám quay lại.
Nhà báo Trần Quang Khởi (chuyên trang điện tử Người đưa tin - Tạp chí Đời sống Pháp luật) cho rằng: "Khi hay tin luật quy định về cấm ép uống rượu, bia, tôi rất mừng. Tôi vốn uống được ít, mà đặc thù nghề nghiệp phải quan hệ rộng, hễ mỗi lần tiếp khách hay tiếp bạn bè là bị ép uống say mèm. Hiện giờ, mùa tiệc tùng cuối năm đã đến, nhưng không chắc điều luật trên sẽ được những "bạn nhậu" lưu ý, để không ép người khác uống".
Bởi vậy, nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực được coi là bước tiến bộ lớn, nhưng cũng đặt các cơ quan thực thi pháp luật vào thử thách trong cuộc chiến chống lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Ngoài việc cấm uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật thì một trong những quy định được xem là tiến bộ nhất của luật này là cấm "xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia"...
Nhiều ý kiến cho rằng, việc ép buộc người khác uống rượu, bia rõ ràng là hành vi không tốt, luật cấm là đúng. Vấn đề đặt ra là thực thi điều khoản này bằng cách nào? Dư luận thắc mắc thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia, nhưng nếu có người vi phạm thì cơ quan nào đứng ra xử lý?
Ảnh minh họa
Để người dân có ý thức
Tuy nhiên, theo đánh giá, Nghị định 117/2020 khi đi vào cuộc sống sẽ gặp không ít khó khăn khi thực hiện. Đơn cử như Nghị định 117 có điều khoản xử phạt với hành vi hút thuốc lá với người từ 16 đến dưới 18 tuổi; sử dụng người dưới 18 tuổi mua thuốc lá; người từ 16 đến dưới 18 tuổi uống rượu bia; bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi.
Trở lại việc xác định xử phạt, như trên đã nói, việc nhận diện hành vi này không hề đơn giản, mặc dù nó diễn ra khá phổ biến. Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội), việc thực hiện các quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP đều có các hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc phân tích, xác minh nhận diện những hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia cũng có cơ sở để thực hiện.
"Pháp luật cũng cho phép người dân có thể chụp ảnh, quay phim, ghi hình... để làm bằng chứng phản ánh với cơ quan có thẩm quyền. Chính người bị ép buộc cũng có thể báo cáo, cơ quan chức năng sẽ xác minh, nếu đúng sẽ xử phạt", luật sư Thái phân tích.
Tuy nhiên theo vị luật sư này, mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm. Những quy định nói trên cũng là cơ sở để người dân ngăn chặn, tố giác những hành vi vi phạm. Người bị ép cũng có cơ sở pháp luật để từ chối.
"Nói cách khác, việc xác minh, xử phạt và tiến tới hạn chế, loại trừ hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức hành động của mỗi người và cộng đồng. Mặt khác, những vi phạm được phát hiện, xử phạt nghiêm sẽ tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, cộng đồng. Tôi tin rằng, quy định xử phạt nghiêm khắc hành vi ép người khác uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ đi vào cuộc sống, tương tự như những quy định trước đây là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe... tạo thành nét đẹp văn hóa mới trong xã hội", luật sư Thái cho hay.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình quân đầu người (trên 15 tuổi ở cả nam và nữ) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm. Theo thống kê năm 2019, cả nước tiêu thụ 305 triệu lít rượu, 4,2 tỷ lít bia/năm. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 5%/năm cho đến năm 2022.
Giới trẻ lạm dụng thuốc lá thế hệ mới ngày càng gia tăng Mặc dù chưa được luật pháp cho phép sử dụng, nhưng các loại thuốc lá thế hệ mới đang được bày bán tràn lan tại Việt Nam. Tuy loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe, nhưng lại được giới trẻ lạm dụng quá mức và đang có chiều hướng gia tăng. Lâu nay, nhiều người nhầm lẫn...