Giới trẻ lạm dụng thuốc lá thế hệ mới ngày càng gia tăng
Mặc dù chưa được luật pháp cho phép sử dụng, nhưng các loại thuốc lá thế hệ mới đang được bày bán tràn lan tại Việt Nam.
Tuy loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe, nhưng lại được giới trẻ lạm dụng quá mức và đang có chiều hướng gia tăng.
Lâu nay, nhiều người nhầm lẫn rằng thuốc lá điện tử là thuốc lá thế hệ mới, thực ra điều này không chuẩn xác. Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện được biết đến là thuốc lá điện tử (ENDS), thuốc lá nung nóng (HTPs) và thuốc lá ngậm (SNUS). Mặc dù mỗi loại sản phẩm có cơ chế hoạt động riêng biệt nhưng các loại thuốc lá giảm thiểu tác hại này đều có điểm chung là áp dụng công nghệ để loại bỏ quá trình đốt cháy, nên không tạo khói hoặc tàn thuốc.
Thuốc lá thế hệ mới chưa được phép kinh doanh thương mại nên đã xuất hiện nhiều vụ nhập lậu sản phẩm này vào Việt Nam. Đơn cử, ngày 14-9-2020, kiểm tra Cơ sở kinh doanh Coffee Vape Babibo, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bạc Liêu đã tạm giữ 51 chiếc máy hút thuốc lá điện tử nhãn hiệu MiMo Air, S-PRIV MOD, MARVEL, ASURA, FRENZY KIT, ROMIO PLUS và HELIX MOD không hóa đơn chứng từ.
“Đối tượng khai giá đầu vào rất rẻ, nhập chỉ khoảng 40.000 đồng/chiếc giống như chiếc bút, hút được khoảng 300 hơi. Nhưng khi bán đến tay người dùng thì khoảng 160.000 – 200.000 đồng, lãi gấp 4 – 5 lần. Đây là mức siêu lợi nhuận”, ông Nguyễn Kỳ Minh – Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết.
Điều đáng nói, đến nay vẫn chưa có khung pháp lý cho mặt hàng này khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý vi phạm. Hầu hết các vụ việc liên quan đến thuốc lá thế hệ mới đều được xử lý dưới dạng hàng lậu, xác định là loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nên việc xử lý chưa sát với hành vi vi phạm.
Video đang HOT
Ngày 11-11, tại Hà Nội, Tọa đàm “Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới” đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của 50 đại diện từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp, kinh tế. Tại đây đã có nhiều ý kiến cho rằng phải chẳng đã đến lúc cho phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, bà Hoàng Lan Hương – Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, tạm thời chưa cho phép nhập khẩu và lưu thông cho đến khi những tác động của thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng được đánh giá đầy đủ hơn.
Các đại biểu khác cũng cho rằng không nên ngay lập tức luật hóa tại thời điểm này mà bỏ qua giai đoạn thí điểm bằng một quyết định của Thủ tướng. Bởi lẽ, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử là kết quả của việc áp dụng công nghệ trên toàn cầu, hiện vẫn còn rất mới mẻ đối với ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam và các cơ quan quản lý.
Hiện Bộ Công thương đã có Công văn số 728/BCT-CN báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới. Theo đó, về cơ bản các Bộ Tài chính, Tư pháp, Khoa học Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội thuốc lá Việt Nam đều thống nhất việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp để quản lý đối với mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết và có cơ sở.
Vi phạm về rượu, bia, thuốc lá: Phạt gấp đôi
Hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt đến 5 triệu đồng.
Từ hôm qua, 15-11, Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (thay thế Nghị định 176/2013) bắt đầu có hiệu lực.
Người dưới 18 tuổi hút thuốc: Phạt tới 500.000 đồng
Theo đó, hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt đến 5 triệu đồng; bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị phạt đến 3 triệu đồng. Cùng với đó, hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi để đi mua rượu, bia, thuốc lá bị phạt đến 1 triệu đồng...
Cũng theo Nghị định 117/2020, người dưới 18 tuổi sử dụng thuốc lá bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Trước đây, mức phạt cho hành vi này là 100.000-300.000 đồng.
Đáng lưu ý, mức xử phạt các vi phạm về thuốc lá đều được tăng lên. Chẳng hạn, đối với vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây vi phạm này bị xử phạt 100.000-200.000 đồng thì nay tăng lên 200.000-500.000 đồng.
Đồng thời, Nghị định 117/2020 cũng quy định phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không có chữ hoặc biểu tượng "cấm hút thuốc lá" tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
Điều 26 nghị định này còn quy định về hai mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi như sau:
- Phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo "Không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi" tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
- Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định pháp luật.
Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Ngoài hai mức xử phạt như trên, người vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn 1-3 tháng đối với các hành vi theo quy định.
Ép người khác uống rượu, bia bị phạt tới 3 triệu đồng
Theo Nghị định 117/2020, người dưới 18 tuổi uống rượu, bia bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Người vi phạm khi uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Hành vi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.
Liên quan đến các vi phạm về bán, cung cấp rượu, bia có ba mức phạt. Mức thứ nhất là phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
Mức phạt thứ hai là phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật; mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Vi phạm này còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn 1-3 tháng.
Mức phạt thứ ba là phạt tiền lên đến 20 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật (mức phạt 10-20 triệu đồng). Vi phạm này còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn 1-3 tháng.
Ngoài ra, việc khuyến mãi rượu, bia không đúng quy định cũng bị phạt. Nghị định 117/2020 quy định mức phạt 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi khuyến mãi rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mãi trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên...
Bắt đầu xử phạt hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi Từ ngày 15/11, Nghị định 117/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực. Nghị định 117 có nhiều điểm mới, tăng mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực y tế để bảo đảm tính răn đe. Bắt đầu từ ngày 15/11, những hành vi như ép...