Giới trẻ hào hứng với đề xuất ‘20 tuổi lấy bằng đại học’
Thời gian học phổ thông dài, nặng lý thuyết giới trẻ trưởng thành sớm hơn… là những lý do đưa ra để ủng hộ đề xuất “20 tuổi lấy bằng đại học”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại về kinh nghiệm xã hội của các cử nhân trẻ.
Sau khi VnExpress đăng tải kiến nghị của TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT, hàng trăm độc giả đã phản hồi về tòa soạn bày tỏ sự đồng tình với việc gộp THCS và THPT, kết thúc chương trình phổ thông ở lớp 9, sau đó tạo nhiều hướng rẽ cho học sinh lựa chọn và sinh viên có thể tốt nghiệp đại học ở tuổi 20.
Bạn đọc Cẩm Hóa phân tích, trước năm 1975, học xong lớp 11 (đệ nhị cấp) sẽ thi tú tài 1, ai muốn học nghề thì chuyển qua (tương tự cao đẳng nghề hiện nay). Học sinh lớp 12 (đệ nhất cấp) thi tú tài 2, nếu qua được thì được chọn nộp đơn vào các trường đại học, ngoại trừ sư phạm (vì sinh viên trường này miễn quân dịch nên phải thi, cũng vì thế mà sư phạm toàn người giỏi). “Tôi cho rằng nên bỏ kì thi đại học bởi nhìn vào hiện tại có thể thấy, đỗ được tú tài 2 ngày xưa còn hơn đậu đại học hiện nay”, độc giả này viết.
Nhiều ý kiến cho rằng tốt nghiệp đại học sớm thanh niên sẽ có nhiều thời gian xây dựng cuộc sống, gia đình và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Theo anh Nguyễn Xuân Khải, khi còn trẻ, thanh niên sẽ học việc rất nhanh và làm hiệu quả. Hiệu suất làm việc từ tuổi 21 đến 27 cao, và nếu làm việc môi trường tốt thì sẽ có thể nhanh chóng thành đạt. Nếu 23, 24 tuổi mới ra trường như hiện nay thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi.
“Ngoài công việc thì mỗi người còn phải lập gia đình sinh con. Nếu vào đời sớm hơn tôi sẽ làm được nhiều điều có ích hơn cho gia đình và xã hội. Đối với phụ nữ thì sinh con độ tuổi ngoài 20 lại tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé”, anh Khải nói và mong Bộ Giáo dục xem xét để sớm triển khai đổi mới giáo dục.
Chia sẻ về 15 năm đi học, nữ sinh Minh Phương cho rằng hiện nay thanh niên thích ứng môi trường rất tốt. Môi truờng càng khắc nghiệt, khó khăn thì mọi nguời càng phải cuốn theo. Nếu kết thúc phổ thông ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống.
“Học đến lớp 12 mà em vẫn chưa biết mình muốn gì. Đi học thì chỉ chú tâm vào các môn thi đại học, những môn khác là học bắt buộc nhưng không yêu thích nên chỉ học vẹt, học đối phó. Em thiết nghĩ nên cho học sinh học tự chọn và thiết thực cho cuộc sống thì sẽ tốt hơn”, Phương bày tỏ.
Nguyên Vụ trưởng giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào đề xuất kết thúc thời gian học phổ thông ở lớp 11. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Vừa trở thành thủ khoa tốt nghiệp được Hà Nội vinh danh, Vũ Hoàng Yến (ngành Kế toán Kiểm toán của ĐH Thương mại) cho rằng, độ tuổi 22 mới tốt nghiệp đại học hiện nay là hơi muộn. Theo cô, học sinh có thể tốt nghiệp sớm hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức để làm việc.
Video đang HOT
“Thời gian học các môn chuyên ngành ở đại học cũng chỉ hơn hai năm. Thời gian phổ thông kéo dài quá, kiến thức cần học thì quá nhiều”, Yến nói và cho hay, để đỗ vào khoa Kế toán Kiểm toán, cô đã phải học rất nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng vào đại học rồi kiến thức phần lớn là không sử dụng đến.
Nữ thủ khoa ủng hộ phương án tốt nghiệp trung học ở tuổi 15 và đại học ở tuổi 20. Yến cho rằng sau khi học xong trung học nên có nhiều hướng với thời gian đào tạo khác nhau cho học sinh lựa chọn, tránh sự lãng phí về cả tiền của và thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, một số độc giả cũng băn khoăn, các tân cử nhân 20 tuổi có thể chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Độc già Lê Tâm nêu ý kiến, ở Việt Nam số thanh niên vào độ tuổi này còn quá non nớt, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời.
“Tôi đồng quan điểm với TS Tùng là đổi mới hệ thống giáo dục toàn diện nhưng cũng đảm bảo cho thanh niên một kiến thức vững vàng trước đã, thay vì kiến trúc “1111″ thì hãy là “11111″ nghĩa là: 1 tiểu – 1 trung – 1 kiến – 1 cao – 1 đại (1 kiến là kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội, con người và thế giới nhằm tạo cho thanh niên kiến thức toàn diện khi đó mới đủ kiến thức mà tiếp thu ở các bước học cao hơn”, độc giả Tâm đề xuất.
Có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực giáo dục, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho rằng, cần rút ngắn độ tuổi tốt nghiệp đại học để thanh niên có nhiều thời gian đóng góp cho xã hội hơn. Theo thầy Hào, chương trình học phổ thông có thể giảm bớt một năm. Học xong lớp 11 là học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học.
“Chương trình hiện tại vừa nặng vừa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và lãng phí thời gian. Tuy vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện cần nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc”, thầy Hào nói.
Kết quả thăm dò ý kiến độc giả VnExpress từ chiều 11/9 đến chiều 12/9.Theo VNE
Trà My Next Top Model hào hứng... ăn dế
Không chỉ cắt cỏ, bắt dế thành thạo, á quân của "Vietnam"s Next Model" còn hào hứng vào bếp làm những món ăn ngon từ dế.
Một năm trước, chẳng ai biết Trà My là ai nhưng nhờ cuộc thi tìm kiếm người mẫu, cô trở thành cái tên quen thuộc và khá đắt show trong làng thời trang Việt. Tuy nhiên, Trà My chọn cách sống khá kín đáo, cô chủ yếu tập trung làm nghề nhiều hơn là "đánh bóng" tên tuổi của mình. Mới đây, chân dài gốc Hà Nội bất ngờ nhận lời tham gia chương trình truyền hình thực tế Tôi chưa từng khiến nhiều người khá bất ngờ.
Trà My chia sẻ cô muốn có những trải nghiệm thú vị với những công việc mà mình chưa từng làm trước đây bao giờ. Và sau nhiều suy tính, đắn đo, cô quyết định thử sức với việc nuôi dế.
Cô nàng hào hứng đội nón đạp xe ra ruộng chuẩn bị bắt tay vào thử thách của mình.
Phải dậy từ rất sớm để ra đồng, đây là lần đầu tiên Trà My phải cắt cỏ, bắt dế..., thế nhưng, cô nàng không hề e ngại hay lúng túng. Chân dài của Next Top Modelcứ "phăm phăm" trổ tài khiến MC Ngọc Trai và cả ê-kíp hỗ trợ "tròn mắt" ngạc nhiên.
Một điều khá đặc biệt là dù phải làm việc dưới trời nắng chang chang, nhưng Trà My không hề than vãn hay kêu ca bất cứ điều gì. Dẫu vậy, cũng đôi lúc cô nàng tỏ ra lúng túng vì "đụng" phải tổ dế to mà chưa đủ kinh nghiệm để xử lý thật nhanh.
Hoàn thành công việc bắt dế, Trà My còn tự tin vào bếp chế biến vài món ăn từ con vật này. Lần đầu tiên xào nấu dế nhưng chỉ cần nghe qua vài lời hướng dẫn, cô nàng đã thoăn thoắt trổ tài và làm được những món ăn khá bắt mắt cũng như ngon miệng. Kết thúc nhiệm vụ tưởng như bất khả thi, nhiều người còn đùa có khi trong tương lai, Trà My sẽ có thêm nghề tay trái là mở trang trại nuôi dế bởi cô tỏ ra khá mát tay với công việc này.
Lần đầu được cầm máy cắt cỏ nhưng Trà My không hề tỏ ra lúng túng hay e ngại. Cô mạnh dạn bắt tay vào công việc mình được yêu cầu...
Gom cỏ về thôi nào...
Lần đầu tiên nhìn vào những ổ rế, Trà My còn thốt lên sao trông giống... cái rế gác nồi ngày xưa.
Cô nàng tỏ ra khéo léo khi vào bếp làm sạch rồi chuẩn bị vài món đơn giản từ... những chú dế béo múp míp.
Trà My không ngần ngại thưởng thức những chú dế giòn tan mà mình vừa chế biến xong. Ngọc Trai cũng không tiếc lời khen chân dài này đảm đang.
GIA AN
Ảnh: VietVision
Theo Infonet
Những khoảnh khắc thể thao cực hài Những môn thể thao luôn mang lại cho cổ động viên cảm giác rất thoải mái và háo hứng. Có lẽ vì thế nên nó nghiễm nhiên trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Không phải vận động viên nào cũng có thân hình cân đối Biểu cảm này là sao? Ai cũng biết, chỉ một người không biết Lúc...