Giới trẻ Hàn chi tiêu tằn tiện, mong nghỉ hưu sớm
Khổ trước sướng sau, thanh thiếu niên Hàn Quốc đặt mục tiêu cày cuốc ngày đêm và sống ít tốn kém nhất có thể để đạt mục tiêu nghỉ việc trước nhiều năm.
Xu hướng nghỉ hưu sớm ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện đại và Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người trẻ xứ kim chi đã mơ về việc không phải đi làm vất vả thêm nữa khi họ đã dành dụm được một số tiền đáng kể, theo Chosun Ilbo.
Bắt nguồn từ phương Tây và dần lan sang các nước châu Á, phong trào FIRE – Financial Independence, Retire Early (tạm dịch: độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong thái độ với sự nghiệp của người Hàn Quốc.
Tiết kiệm hết mức có thể và tích lũy nhiều hơn là cách mà những người muốn nghỉ hưu sớm thực hiện để đạt mục tiêu của mình. Ảnh: New Yorker.
Cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 3 của NH Investment and Securities trên 2.500 người trẻ tại xứ kim chi cho thấy 65,9% có mong muốn được nghỉ hưu sớm. Họ muốn tiết kiệm ít nhất 1,3 tỷ won và về hưu vào năm 51 tuổi.
Con số này vẫn nhiều hơn 10 năm so với giới trẻ Mỹ, nơi những người có thu nhập cao thường dự định nghỉ hưu vào cuối độ tuổi 30 hoặc đầu ngưỡng 40 tuổi.
Để thực hiện mục đích tích lũy đủ tài sản, những người đi theo chủ nghĩa này thường tuân theo lối sống cực kỳ tiết kiệm, cắt giảm gần hết các khoản dành cho việc ăn chơi, giải trí, cho phép họ sớm kết thúc đi làm nhiều năm so với thông thường.
Video đang HOT
Trong khảo sát của NH Investment and Securities, những người được hỏi cho biết họ tiết kiệm trung bình 52% thu nhập hàng tháng và 29,4% nói mình tiết kiệm hoặc đầu tư hơn 70% số tiền làm ra.
Kim Eun-hae tại NH Investment and Securities cho biết những người ủng hộ phong trào FIRE ở Hàn Quốc đang tiết kiệm ít hơn so với thanh thiếu niên Mỹ, những người tiết kiệm trung bình 70% thu nhập cá nhân.
“ Người trẻ Hàn Quốc không quá tiết kiệm nhưng nuôi hy vọng sẽ dành dụm một khoản kha khá trong khi vẫn tận hưởng cuộc sống ở một mức độ nhất định”, Kim Eun Hae cho hay.
Hàn Quốc vốn là quốc gia có chế độ lương hưu thấp. Điều này thôi thúc nhiều người trẻ tự tích lũy càng nhiều tiền càng tốt từ ngưỡng tuổi 20. Ảnh: Korea Herald.
Với con số 1,3 tỷ won, các chuyên gia tài chính tính toán việc hưởng lợi nhuận 5-6% mỗi năm sẽ giúp người trẻ có thể tiêu ở mức 4,57 triệu won mỗi tháng.
Con số này đảm bảo một cuộc sống thoải mái và cao hơn nhiều so với mức 2,68 triệu won do Dịch vụ Hưu trí Quốc gia công bố vào năm 2019, về mức chi tiêu hàng tháng trung bình cho người về hưu.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số trong điều kiện lý tưởng, không gặp khó khăn, trở ngại. Theo các chuyên gia, phải đi kèm với nhiều may mắn, một nhân viên văn phòng 30 tuổi mới có thể tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu sớm trước khi bước sang tuổi 52.
Một bộ phận người trẻ Hàn Quốc theo đuổi phong trào FIRE gần đây bắt đầu đổ tiền vào thị trường chứng khoán, nơi vừa đạt mức lợi nhuận 16,5%. Tuy nhiên, Kim cảnh báo người trẻ cần cẩn thận và cân nhắc kỹ hơn.
Tuy nhiên, thông thường các kế hoạch tiết kiệm để nghỉ hưu sớm khó có thể suôn sẻ 100% vì nhiều yếu tố tác động vào. Tranh: Chosun Ilbo.
“Sẽ không khôn ngoan nếu dồn hết tiền vào các khoản đầu tư mạo hiểm chỉ vì bạn muốn tích lũy tài sản nhanh chóng. Điều quan trọng là không nên vội vàng và tìm kiếm các khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định”, anh nói.
Trên thực tế, Hàn Quốc là đất nước có hệ thống lương hưu yếu kém dành cho người già. Nhiều công ty Hàn Quốc thường ép nhân viên nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 50, trong khi độ tuổi nghỉ hưu hợp pháp là 60, để tuyển nhân viên trẻ hơn, có mức lương thấp hơn.
Cộng với sức ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thanh niên xứ kim chi đang suy nghĩ lại về thói quen tiêu dùng của bản thân, chi tiêu bớt lại và hướng tới một lối sống khác giúp họ yên tâm hơn khi về già.
Tuy nhiên, xu hướng nghỉ hưu sớm cũng làm dấy lên lo ngại về rủi ro tài chính cho người theo đuổi khi thời gian, công sức tiết kiệm có thể tiêu tan bởi bệnh tật, thị trường hỗn loạn, chi phí sinh hoạt tăng nhanh.
Bắc Kinh là thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới
Theo danh sách mới công bố của tạp chí Forbes (Mỹ) Bắc Kinh hiện là thành phố có nhiều tỷ phú nhất trên thế giới.
Bắc Kinh là thành phố có nhiều tỷ phú nhất trên thế giới. Ảnh: Getty Images
Đài BBC (Anh) cho biết trong năm 2020 Bắc Kinh đã có thêm 33 tỷ phú và ở thời điểm này có tổng cộng 100 tỷ phú.
Như vậy Bắc Kinh đã đánh bại thành phố New York vốn sở hữu 99 tỷ phú. New York đứng đầu danh sách của Forbes trong 7 năm qua.
Việc chính phủ Trung Quốc xử lý dịch COVID-19 nhanh chóng và sự trỗi dậy của các công ty công nghệ cùng thị trường chứng khoán đã giúp Bắc Kinh nắm giữ vị trí đứng đầu trong danh sách của Forbes.
Mặc dù Bắc Kinh nhiều hơn về số lượng tỷ phú nhưng tổng tài sản của các tỷ phú tại New York lại lớn hơn.
Tỷ phú giàu nhất Bắc Kinh là Trương Nhất Minh (Zhang Yiming)-"cha đẻ" TikTok đồng thời là lãnh đạo công ty mẹ của mạng xã hội này ByteDance. Tổng tài sản của tỷ phú Trương Nhất Minh là 35,6 tỷ USD. Ngược lại, tỷ phú giàu nhất New York-cựu Thị trưởng Michael Bloomberg-có tổng tài sản ở mức 59 tỷ USD.
Các công ty công nghệ Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn mạnh trong dịch COVID-19 do người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến và tìm nguồn giải trí trên mạng.
Trung Quốc là nước có thêm nhiều tỷ phú nhất trên thế giới trong danh sách năm nay của Forbes, với 210 gương mặt mới. Một nửa số tỷ phú của Trung Quốc gặt hái thành công qua sản xuất hoặc công nghệ. Trung Quốc có tổng cộng 698 tỷ phú, bám sát Mỹ có 724 tỷ phú.
Theo danh sách của Forbes, Ấn Độ có số tỷ phú cao thứ ba thế giới với 140 người. Nhà sáng lập Amazon- Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới và đây là năm thứ 4 liên tiếp ông giữ danh hiệu này.
Bắc Kinh đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú Bắc Kinh hiện là nơi tập trung nhiều tỷ phú hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới, theo danh sách tỷ phú mới nhất hàng năm của tạp chí Forbes. Bắc Kinh đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú. Ảnh: Forbes Hiện, 1/4 trong số 2.755 thành viên trong Danh sách tỷ phú thế giới 2021 của Forbes...