Giới trẻ Hà thành tiu nghỉu với mặt trăng đỏ
Có mặt từ đầu buổi tối với những kính viễn vọng, hàng trăm bạn trẻ Hà Thành háo hức chờ đón giây phút chiêm ngưỡng mặt trăng màu đỏ (nguyện thực toàn phần), một hiện tượng thú vị, ít gặp. Tuy nhiên, họ đã phải tiu nghỉu ra về.
Theo các chuyên gia, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 19h45 tối 10/12. Đến 21h06, nếu điều kiện thời tiết tốt, người dân Việt Nam sẽ được quan sát nguyệt thực toàn phần thú vị: Mặt Trăng lúc này có màu đỏ, khác hẳn với ánh trăng rằm bình thường (dân gian hay gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”).
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cung la luc măt trăng nhuôm mau đo đậm nhất.
Các nơi có thể quan sát hiện tượng này gồm có khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Á và Alaska. Việt Nam có thuận lợi nằm trọn trong vùng này nên sẽ được xem cả nguyện thực toàn phần. Riêng các khu vực Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Bắc Mỹ chỉ theo dõi được hiện tượng khi trăng đang mọc hoặc đang lặn.
Có mặt tại quảng trường Mỹ Đình trong buổi tối 10/12, chúng tôi gặp rất đông các bạn trẻ Hà thành nô nức đi ngắm mặt trăng đỏ, không ít bạn còn mang theo cả kính viễn vọng lớn để có thể quan sát rõ hơn.
Tuy nhiên, sau hàng giờ kiên trì chờ đợi, họ đã phải ra về trong nỗi thất vọng. Điều kiện thời tiết ở Hà Nội trong tối qua không ủng hộ với việc mây phủ quá dày khiến cho mặt trăng hoàn toàn bị che khuất.
Háo hức cùng kính viễn vọng đi “săn” mặt trăng đỏ
Nhưng rồi trăng chẳng chịu xuất hiện, đành phải ngồi đợi bên cốc trà nóng!
Video đang HOT
Càng đợi, trăng càng mất hút
Kính viễn vọng cũng buồn thiu rủ xuống
21h kém 10, trăng vẫn mất tích trên bầu trời vì mây quá dày
Thôi thì trót lắp rồi…
…cũng đành phải ngắm vậy.
Ngắm gì mà chăm chú đến thế?
Keangnam!
Một số ít thất vọng, ngồi tiu nghỉu
Rồi trở về…
Theo VTC
Tối nay, thế giới đón nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm
Những người yêu thiên văn tại Australia, châu Á và Bắc Mỹ đang háo hức chờ đón hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào tối nay.
Mặt trăng sẽ biến thành màu đỏ khi bị che khuất hoàn toàn.
Đây là hiện tượng nguyệt toàn phần thứ 2 trong năm nay và sẽ không xuất hiện cho tới tận năm 2014.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng.
Ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển trái đất sẽ bị khí quyển hấp thụ, chỉ còn bước sóng đỏ là bước sóng ánh sáng có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Vì thế mà mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.
Hiện tượng nguyệt thực hôm nay sẽ bắt đầu diễn ra lúc 11h33 giờ GMT (18h33 giờ Việt Nam) và kết thúc sau 17h30 giờ GMT (00h30 giờ Việt Nam). Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 51 phút và 8 giây.
Châu Á và Australia là những nơi quan sát nguyệt thực rõ nhất.
Nguyệt thực sẽ diễn ra vào tối nay giờ địa phương tại Australia và châu Á, nơi người xem có thể quan sát rõ nhất.
Người dân ở phần phía tây của nước Mỹ cũng sẽ nhìn thấy rõ nguyệt thực trước lúc bình minh.
Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra trong 51 phút và 8 giây.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm nay xảy ra hồi tháng 6.
Nguyệt thực toàn phần sẽ không xuất hiện cho tới năm 2014 và trong vòng 3 năm tới những người yêu thích thiên văn trên thế giới chỉ được được quan sát nguyệt thực bán phần.
Theo Dân Trí
Sẽ có nguyệt thực toàn phần dài 100 phút vào rạng sáng 16.6 Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày 16.6 tới đây được cho là một trong những lần nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21. Khi nào bắt đầu xảy ra hiện tượng này, có thể quan sát bằng mắt thường?, mặt trăng sẽ có màu gì?.... PV Laodong.com.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn...