Giới trẻ được phụ huynh chu cấp ‘tình phí’
Hàng tháng Dương Lâm đều nhận được hai khoản tiền 3500 tệ và 1500 tệ từ cha mẹ, trong đó 1500 tệ được cha mẹ mặc định là khoản “tình phí”.
Nhiều bạn trẻ Trung Quốc hiện nay ngoài khoản tiền sinh hoạt hàng tháng còn được nhận thêm “tình phí” từ phía phụ huynh.
Gia đình mong muốn con cái có người yêu
“Tình phí” vốn là một từ không còn mới mẻ trong quan niệm của nhiều người, đặc biệt là với giới trẻ. Nếu trước đây “tình phí” thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực thì hiện nay nó đã trở thành một quan niệm hiển nhiên với ngay cả những bậc phụ huynh.
“Kỳ nghỉ hè vừa rồi, tôi về nhà và kể cho cha mẹ về bạn gái của mình, không ngờ rằng họ đã quyết định cho tôi thêm một khoản tiền để trang trải khi yêu”, Dương Lâm cho biết. Để chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của mình, cậu còn cho biết thêm: “Tuy bất ngờ và vui mừng nhưng cha mẹ tôi vẫn có chút lo lắng vì sợ việc học tập của tôi sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng quyết định này cũng có nguyên nhân của nó. Anh họ của tôi trước đây vào đại học nhưng cha mẹ nhất mực phản đối không cho anh ấy yêu đương vì sợ học hành sa sút, bởi vậy cho tới tận khi anh ngoài 30 tuổi mà vẫn chưa có người yêu khiến cả nhà lo sốt vó. Cha mẹ tôi chắc cũng lấy đó làm kinh nghiệm”.
Cha mẹ chu cấp tình phí vì lo con bị ế?
Nhiều bạn trẻ không hề tỏ ra ngạc nhiên về trường hợp của Dương Lâm vì xung quanh họ cũng có rất nhiều bạn học được cha mẹ “ủng hộ” như vậy. Thậm chí còn có bạn trẻ cho biết: “Gia đình tôi ở nông thôn, vốn dĩ chẳng giàu có gì nhưng cha mẹ vẫn luôn dặn tôi phải xông xênh với bạn gái chút”.
Theo thống kê điều tra của các nhà xã hội học Trung Quốc thì hiện nay hơn một nửa sinh viên trong những trường đại học tại Trung Quốc được cha mẹ chu cấp cho khoản “tình phí” mỗi tháng. Trong đó tỉ lệ nam giới được chu cấp “tình phí” chiếm số đông. Điều đó cho thấy những bậc phụ huynh đã có nhận thức và cái nhìn thoáng hơn khi “hỗ trợ” trong chuyện tình cảm cũng như lo lắng cho chuyện lập gia đình của con cái.
Video đang HOT
Tỉ lệ nam nữ chênh lệch quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đàn ông Trung Quốc chưa kiếm được vợ. Vì thế nhiều gia đình đã “lo xa” và ủng hộ con cái yêu đương ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học.
Nhiều luồng dư luận
Trên thực tế thì những trường hợp như “Dương Lâm” đều rơi vào những gia đình “có điều kiện”, còn những gia đình kinh tế khó khăn sẽ hoàn toàn trái ngược. “Để lo tiền học phí thôi gia đình tôi đã rất vất vả rồi, làm sao có thể ngửa tay xin cha mẹ tiền tình phí. Thôi thì nhịn yêu cũng chẳng chết ai”, một nam sinh viên than thở.
“Con gái bây giờ rất thực tế, thậm chí thực dụng. Cả tháng yêu nhau mà không đi đâu ăn uống cải thiện thì chắc chẳng cô nào chịu được. Đấy là chưa kể tới đủ các dịp sinh nhật lễ tết cần phải chi tiền mua quà”, nam sinh khác than thở.
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra không tán thành với quan niệm “hỗ trợ” con cái yêu đương của những gia đình có điều kiện. Họ cho rằng con cái có thể đi làm thêm hoặc tìm kiếm những cô gái “đồng gia cảnh” để tìm hiểu yêu nhau và tiến tới hôn nhân.
TIGÔN
Theo 163
Những nỗi khổ không ai thương của kẻ "bắt cá nhiều tay"
Ai cũng ghét những người tình cảm không rõ ràng, thích bắt cá nhiều tay. Và chính vì cái sự "nhiều tay" đó mà họ cũng gặp phải lắm tình huống khóc dở mếu dở.
Khổ vì tình phí quá cao mà thời gian chẳng có
Quen một người, nhiều teen đã phải đau đầu về khoản tình phí. Cứ mỗi hôm mà đi chơi một bận thì tình phí một tháng "bèo" lắm cũng cả triệu. Mà tình phí đâu chỉ là chi phí đi chơi. Còn những khoản như: tiền điện thoại, tiền xăng, tiền sinh nhật nàng, tiền sinh nhật bạn nàng, tiền sinh nhật mẹ nàng, tiền quà mỗi lần nàng giận... Đó là quen 1 người thì đã dễ điên đầu vì lắm khoản phát sinh. Nay tham lam hơn, những bạn thích bắt cá nhiều tay có thể quen 2, 3 người, thì khoản tình phí ấy lại tăng gấp bội.
Những người bắt cá nhiều tay thì chắc chắn sẽ gặp không ít rắc rối.
Kinh nghiệm nhất trong chuyện tình phí này phải hỏi đến anh chàng Quốc Mạnh (Hà Nội). Vốn là một chàng trai sáng sủa, gia đình bề thế nên Q.Mạnh chẳng ngại gì việc quen 2, 3 em. Ban đầu tưởng chẳng có gì là khó, vì bạn gái đầu của Q.Mạnh khá hiền và ít đi chơi. Thế nên Mạnh, có thể tha hồ tung hoành với người khác mà không ai biết. Nghĩ là thế, nhưng khi chàng vào cuộc lại khác. Nhà giàu nhưng ba mẹ Mạnh không thích cho con phung phí. Những khoản chi tiêu của Mạnh đều phải khai báo rõ ràng. Thế nên tình phí cho cả 2 người thì cũng... hơi mệt.
Cuộc sống của chàng trai đa tình này khá bận rộn. Mạnh lúc thì phải chạy xe đưa bạn gái đi học, rồi ngồi quán nước 20-30 phút tỉ tê cùng nàng. Sau đó lại lập tức qua nhà "vợ nhỏ" để đèo nàng đi chơi, hàn huyên giai đoạn đầu... cua qua cua lại. Thời gian dành riêng cho bản thân và đi chơi với bạn bè hầu như Mạnh ko hề có. Những ngày đau đầu nhất của Mạnh chính là: Valentine, B-day, New Year, Anniversary... Tất cả đều hao tốn tiền của gấp đôi khiến Mạnh xoay lòng vòng trong những khoản tình phí ngất ngưởng.
Trường hợp của Mạnh còn lấy làm may mắn, bởi cả 2 người chàng "yêu" đều không đòi hỏi quá nhiều về vật chất. Không đưa ra những nhu cầu kiểu: "Anh ơi, em cần cái này, em thiếu cái kia, em muốn có cái nọ". Thế nhưng nhiều cặp khác thì không phải vậy. Đa phần quen bạn gái thì phải "lo" từ A đến Z cho nàng. Nên khi quen đến 2 nàng thì vô cùng hao tốn.
Nhiều teengirl khi biết mình bị "cắm sừng" thì rất thích đào mỏ chàng... cho chết. Khi ấy, các nàng khéo léo đến độ kẻ tham lam kia có giỏi giang cỡ mấy cũng tránh không nổi với khoản tình phí nặng nề.
Khổ vì bị người yêu và bạn bè dằn vặt
Dù có buồn đến đâu thì chuyện cũng đã lỡ...
Khi bắt cá hai tay, các chàng đều phải khéo léo phân chia quỹ thời gian của mình. Chàng phải tìm cách nói dối đủ điều để tránh bị các nàng nghi ngờ. Lúc nào cũng nơm nớp lo lắng bị bắt gặp nên những cuộc hẹn hò chẳng khác gì chạy trốn. Bạn gái ở chỗ này thì phải lo hẹn "bồ nhí" ở chỗ kia. Do đó, những người bắt cá nhiều tay thường chẳng có thời gian cho riêng mình.
Ấy vậy mà cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, và khi bị bạn bè nàng, hay bị nàng phát hiện thì... bắt đầu những ngày yêu trong dằn vặt. Nếu không chấm dứt mối tình vụng trộm nhanh chóng thì người yêu sẽ cất cánh "bay đi".
Thường thì khi yêu nhau, chẳng ai nỡ vì một lần người ấy lầm lỡ mà dứt áo. Thế nên đôi khi teen chấp nhận tha thứ. Nhưng chuyện lừa dối, phản bội đâu chỉ là nói bỏ qua là bỏ qua ngay. Khi người khác làm tổn thương mình, thì vết thương ấy cần một thời gian khá dài và sự chứng minh thì người trong cuộc mới mong quên đi được.
Như anh chàng Q.Mạnh ở trên. Dù cặp 2, 3 em cùng lúc nhưng chỉ cần bạn gái phát hiện. Chàng sẵn sàng "a lê hấp" để trở về với người bạn gái ngoan, hiền của mình. Nhưng người hiền, không có nghĩa là có thể dễ dàng bỏ qua chuyện người ấy lừa dối. Tình cảm của nàng còn nhưng niềm tin thì biến mất.
Đừng biến thành người phản bội trong mắt người khác.
Những buổi đi chơi thay tiếng cười bằng nước mắt. Cô bạn gái hiền lành không thể nào quen với cú sốc quá lớn ấy. Những cái tin nhắn, hay những cuộc trò chuyện qua điện thoại bây giờ cũng vô cùng căng thẳng. Nàng hết khóc rồi lại "nhai đi nhai lại" những điều chàng làm tổn thương mình. Bạn bè của cả hai cũng dành cái nhìn chẳng mấy thiện cảm cho "kẻ phản bội". Nhiều người lên tiếng miệt thị, nói thẳng mặt, số khác lại "lơ" khi thấy Mạnh và chuyện "ghét" ra mặt là điều có thể hiểu được. Việc hôm nay người này, ngày mai người khác, không chỉ tạo cái nhìn phản cảm cho bạn bè, đằng ấy mà ngay cả người lớn cũng chẳng thể cấp nhận nổi. Những người thích nhảy trong chuyện tình cảm, người lớn thường đánh giá là... trẻ con, ham vui, thiếu suy nghĩ. Do đó, tiếng nói cũng ít được tôn trọng.
Khổ nhưng chẳng ai có thể... thương!
Ai cũng nghĩ bắt cá nhiều tay, nhiều người yêu thì sướng. Nhưng ngoài bề mặt nổi, còn rất nhiều vấn đề mà người trong cuộc mới hiểu hết được. Khi yêu một người, đã là đủ thứ vấn đề phải lo, phải giải quyết, nên khi yêu nhiều người, những vấn đề ấy cũng gia tăng theo số nhân. Nó dễ khiến người ta đau đầu, nhức óc và nhàm chán chuyện tình cảm.
Bắt cá nhiều tay, ban đầu có thể là quãng thời gian vui vẻ, nhưng kéo theo là sự tan vỡ trong tình cảm. Chẳng ai có thể chấp nhận những người lừa dối và phản bội mình dù họ cũng có nhiều nỗi khổ sau cái vui vẻ ban đầu. Và hẳn, chẳng ai thương xót, chấp nhận được cái tính tham lam ấy.
Theo PLXH
Chia đôi tình phí - Nên hay không? Ắt hẳn, đây là một thắc mắc chung cho rất nhiều couple, nhất là các teenboy. Đôi khi, các cặp cãi nhau chỉ vì chuyện có nên "chia đôi tình phí" hay không? Các chàng không bao giờ nỡ để các nàng phải hứng chịu những khoản "tình phí". Thế nhưng các nàng lại luôn muốn cùng các chàng san sẻ một cách...