Giới trẻ dùng hàng nhái ảnh hưởng đến thương hiệu thế nào?
Lối sống dùng hàng giả của giới trẻ phần nào phản ánh thái độ phớt lờ đến sự phát triển của thời trang hơn bài toán về tài chính.
Câu chuyện hàng nhái trong thời trang một lần nữa tạo luồng tranh cãi trái chiều khi Sĩ Thanh đăng tải video đập hộp chưa rõ nguồn gốc. Điều đó đã khiến nhiều người nhận ra vấn nạn sản phẩm fake đang tràn làn trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu quốc tế.
Thậm chí, stylist Hoàng Ku cũng thẳng thừng đưa ra lời nhận xét: “Sử dụng hàng nhái là thể hiện sự thiếu hiểu biết của người dùng. Việc trà trộn sản phẩm hàng nhái sẽ làm người tiêu dùng đánh giá sai về chất lượng của đồ chính hãng”.
Trước khi bị bóc phốt sử dụng hàng nhái, Sĩ Thanh từng xuất hiện nhiều lần với những mẫu túi hiệu.
Lối sống dùng hàng hiệu giả của giới trẻ
Trước khi phân tích việc vì sao giới trẻ ưa chuộng hàng giả, chúng ta hãy đặt câu hỏi “Điều gì khiến nhiều người thích dùng đồ nhái hay được gọi cái tên mỹ miều hơn là hàng siêu cấp 1:1 so với chính hãng?”.
Câu trả lời đến từ nhu cầu mong muốn được xài hàng sang của giới trẻ, họ thích được khoác lên người những món đồ gắn mác hàng hiệu, nhưng không phải bỏ số tiền quá lớn cho việc mua sắm hay đơn giản chỉ để khoe mẽ lối “sống ảo” trên mạng xã hội.
Họ chấp nhận bỏ ra món tiền chỉ bằng 1/10 đồ thật với kiểu dáng giống đến 90%, điều này giúp họ nhận sự trầm trồ khen ngợi của người khác.
Nhiều người cũng có thói quen đánh giá về người khác qua vẻ bề ngoài, nên thường cho rằng hàng hiệu chính là cách để thể hiện đẳng cấp người dùng. Trên thực tế, điều này hoàn toàn không hề sai. Hàng hiệu thật có thể cho thấy đẳng cấp của người dùng về mức thu nhập, khả năng tài chính hay sự am hiểu của bản thân.
Đó là lý do vì sao người ta thích dùng hàng chất lượng. Tuy nhiên, điều này khi đi quá giới hạn sẽ trở thành vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến việc người đối diện dùng hàng hiệu để đánh giá con người.
Giới trẻ ngày nay thích sử dụng hàng hiệu để chứng minh đẳng cấp của bản thân.
Chính vì thế, nhiều tạp chí lớn trên thế giới cũng nhận định Millennials và Gen Z chính là thế hệ những người tiêu dùng ít hiểu biết nhất về quyền sở hữu trí tuệ và rõ ràng thái độ của họ đối với việc mua hàng giả cũng bị chi phối nhiều về nhu cầu khoe mẽ, chứng tỏ “đẳng cấp” và sự am hiểu hàng hiệu. Điều này được giới chuyên môn đánh giá đi ngược giá trị đạo đức hơn là những cân nhắc về tài chính.
Nhiều bạn trẻ khi bị phán xét về việc sử dụng hàng giả thường chuẩn bị sẵn những câu trả lời rất cương quyết. Họ cho rằng việc không có quá nhiều tiền để mua một sản phẩm hàng thật, thì cách đơn giản nhất là tìm đến những món đồ fake siêu cấp.
Tuy nhiên, việc sử dụng đồ nhái khiến chúng ta đang tự làm giảm giá trị bản thân và đẩy mình cuốn vào cuộc sống mệt mỏi bởi hư danh và những điều không có thật.
Video đang HOT
Vậy cách giải quyết đơn giản nhất về nhu cầu “sống ảo” của các bạn trẻ ngoài việc mua hàng nhái, thì có thể chuyển sang dùng những sản phẩm bình dân, vẫn chạy kịp theo thị hiếu nhưng có mức giá phải chăng, hợp với thu nhập của bản thân.
Millennials và Gen Z chính là thế hệ những người tiêu dùng ít hiểu biết nhất về quyền sở hữu trí tuệ.
Sử dụng hàng nhái ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu?
Trước khi nói về câu chuyện thương hiệu, chúng ta hãy chia sẻ vấn đề hàng nhái còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Việc sử dụng đồ giả khiến các bạn trẻ đang tự làm giảm giá trị bản thân và cuốn vào hư danh cùng những điều không có thật.
Thậm chí, đồ fake còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đơn cử như mua nhầm những chiếc kính nhái hiệu Celine, Saint Laurent… Cho dù giống về kiểu dáng, chất liệu nhưng chưa chắc các cơ sở sản xuất có thể nhái được công nghệ có trên kính như: polarized chống chói, công nghệ hạn chế trầy, chống bám nước…
Sử dụng sản phẩm hàng nhái, đồ không thương hiệu được quảng cáo là có tính năng chống tia UV là tác nhân chính gây ra những tổn thương không thể hồi phục cho mắt.
Xét về việc sử dụng hàng nhái ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu. Năm 2017, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cũng ước tính, vấn nạn hàng nhái gây tổn thất cho các nhà mốt thế giới 600 tỷ đô la mỗi năm và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet khiến việc tiếp cận, mua bán hàng fake trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết. Kỹ thuật tạo ra những sản phẩm này cũng ngày càng được cải thiện với tỷ lệ, kích thước giống đến… 90% hàng thật.
Đôi lúc, hàng nhái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.
Việc làm giả những thương hiệu nổi tiếng sẽ khiến họ mất đi khách hàng, người dùng hiểu lầm, từ đó quay lưng với nhãn hàng và độ uy tín cũng sẽ giảm đi vài phần. Những thương hiệu không thể bảo vệ được hình ảnh và những sản phẩm độc quyền là một tổn thất lớn theo nhiều chuyên gia nhận định.
Stylist Hoàng Ku khẳng định việc sử dụng hàng nhái làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, cũng như gây thiệt hại tới các thương hiệu quốc tế. Vì sản phẩm chính hãng được sản xuất đủ tiêu chuẩn, với các chiến lược kinh doanh và quảng cáo, cũng như mang những giá trị riêng nhất định.
Khi hàng nhái xuất hiện sẽ làm sai lệch giá trị vốn có của nhãn hàng. Việc trà trộn sản phẩm hàng nhái sẽ làm người tiêu dùng đánh giá sai về chất lượng của đồ dùng chính hãng.
Để không bị “cuốn” vào vòng xoáy sử dụng hàng nhái, bạn hãy nhớ rằng đẳng cấp của một người không tính bằng giá trị trang phục họ mặc hay logo đính trên áo, nó thể hiện ở trạng thái tinh thần của mỗi người trong các tình huống diễn ra hàng ngày.
Hoàng Ku cho rằng việc sử dụng hàng nhái chính là thể hiện sự thiếu hụt kiến thức của người dùng.
Những con phố 'thiên đường hàng nhái' tại Trung Quốc
Các cửa hàng bán đồ nhái thương hiệu nước ngoài mọc lên như nấm tại một con đường ở trung tâm thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Cách nhà ga xe lửa Đông Vô Tích ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô không xa, có một con phố được đặt biệt danh là "phố hàng nhái". Ở đây có hàng loạt các cửa hàng nằm san sát ngoài mặt tiền với logo và tên gọi nhái các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
Thay vì "Apple", bạn sẽ thấy ở đây là "Appla", trong khi "Zara" đã trở thành "Zare", "H&M" thành "H&N".
Thậm chí Starbucks Coffee còn biến thành một loại cà phê mang tên kỳ lạ Sffcccks.
Các thương hiệu tại đây đều nhang nhác "bản gốc" của nước ngoài.
Tuy nhiên, các cửa hàng tại đây vẫn chưa hoạt động.
Tại Thẩm Dương, có một con phố chuyên bán hàng nhái lại các thương hiệu nổi tiếng của châu Âu. Chanel đã bị biến tấu thành nhiều tên gọi khác khi có mặt tại con phố này. Ảnh: Marketing China.
Được trang trí khá bắt mắt, nhưng các cửa hàng này đều bán hàng nhái, hàng giả. Ảnh: Weibo.
Đây là phố đi bộ được xây dựng theo phong cách châu Âu, nằm gần quảng trường ở Thẩm Dương. Ảnh: Weibo.
Thương hiệu trang sức Cartier bị nhái thành "Cairter". Ảnh: Weibo.
Hệ thống ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered bị nhái lại thành "Standard Chertered". Ảnh: Weibo.
Cũng như ở Vô Tích, Starbucks Coffee biến thành "Starbocks Coffee".
Thương hiệu giả "Cherlss & Keich" được mở ra hồi đầu năm nay tại Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Thượng Hải, thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc có tên là Quảng Châu Yuantai Leather.
Chuỗi cửa hàng này nhái thương hiệu Charles & Keith của Singapore. Ảnh: Must Share News.
Hàng Charles & Keith nhái được bày bán công khai trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: AsiaOne.
Thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC cũng bị nhái. Tại Trung Quốc, nó được biến tấu thành nhiều thương hiệu với những tên gọi "tương tự" như FCK, KFG. Ảnh: Web Urbanist.
Nike lỗ gần 800 triệu USD, sa thải hàng loạt nhân sự Gần đây, CEO của Nike tuyên bố cắt giảm nhân lực thông qua email đến toàn công ty. Business Insider đưa tin Nike đang sa thải một số nhân viên của hãng. Điều này được chính thương hiệu thời trang thể thao xác nhận. CEO của Nike - John Donahoe - đưa ra lời thông báo qua email toàn công ty rằng thương...