Giới trẻ chết mòn vì “liều thuốc độc” từ tân dược
Sau một thời gian rộ lên thú chơi cocaine, “đá”, giới trẻ lại quay trở lại “xài” thuốc tân dược có tiền chất gây nghiện.
“Đủ món”… phê
Tại phố Nguyên Hồng (Hà Nội), một nhóm học sinh ngồi “chém gió” và bàn kế hoạch ngày hôm sau về nhà một thành viên trong nhóm “chơi thuốc”. Lúc đầu, một cậu tóc đỏ hoe gợi ý: “Mai bà bô tôi đi vắng, hay mua mấy “chấm” (ma túy “đá”) về chơi cho xôm?”.
Nhưng ý tưởng vừa được đưa ra đã bị các thành viên còn lại gạt đi: “Đắt đỏ lắm, chơi chưa đến “độ” đã hết, thôi tự chế đi”. Thì ra, đám học trò này rủ nhau mua thuốc tân dược về dùng thay “đá”.
Thuốc Ameflu từng được các đối tượng sử dụng sản xuất ma túy đá.
Linh “tít”- một tay chơi “đá” đã giải nghệ bảo rằng, chưa bao giờ hắn “xài” thuốc tân dược nhưng cách thức điều chế thì hắn đã từng được đám bạn “phổ cập kiến thức”.
Theo lời kể của Linh, chỉ những con nghiện đói tiền, không thể kiếm được một vài tép mới tìm đến cách bần cùng bất đắc dĩ là dùng thuốc tân dược thay thế ma túy.
Video đang HOT
Linh “tít” cũng bảo rằng, nhiều đứa trẻ (ám chỉ học sinh phổ thông) còn hít cả các keo dán gỗ, nhựa, kim loại (trong đó chứa methylene chloride, ethyl acetate và toluene) để nguôi ngoai cơn nghiện ma túy.
Có chăng, ai nào sang hơn một chút thì hút cỏ mà dân chơi thường gọi là “pin”, “cỏ Malay” hay “cỏ Ca”, thuốc lào Canada, bởi chúng có xuất xứ từ Canada.
“Pin” được chế biến dưới dạng sợi thuốc gói trong túi nylon hoặc ép thành bánh để dân chơi xắt ra, bóp vụn rồi quấn vào giấy để hút và thường ngụy trang “pin” như điếu thuốc lá bình thường và có thể sạc pin (hút, sử dụng) ở bất cứ đâu.
Thuốc tân dược cũng trở thành… ma túy
Trong cuộc trò chuyện, Linh bật mí: “Thuốc cảm cúm được con nghiện dùng nhiều nhất, nó có chứa tiền chất gây nghiện pseudoephedrine (PSE).
Thuốc Denausal – có chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng và cảm cúm thông thường nhưng lại là món mà dân nghiện “khoái” nhất”.
Một số loại tân dược được dùng thay thế ma túy
Linh cũng cho biết, có lần đến nhà đứa bạn chơi, hắn thấy nhiều vỏ thuốc cảm cúm Glotifed (có tiền chất PSE), Ameflu, thuốc Tiffy… dưới nền nhà, hỏi ra mới biết cậu bạn “xài” thay ma túy vì… kẹt tiền mua thuốc.
“Dân nghiện thường có công thức để chiết xuất tân dược thành ma túy chung. Quá trình điều chế, con nghiện dùng các hóa chất như cồn, thuốc tẩy móng tay, phosphoric kết hợp với thuốc tân dược có tiền chất gây nghiện trộn lại với nhau thành một hợp chất”, Linh nói.
Theo dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, khi lạm dụng thuốc có tiền chất gây nghiện, người bệnh cảm thấy cần phải tiếp tục sử dụng loại thuốc này vì nếu ngưng dùng, họ sẽ thấy khó chịu, thiếu hụt hoặc cảm thấy bệnh có thể đột biến trở lại.
Chẳng hạn, người nghiện thuốc nhuận tràng nếu cắt thuốc sẽ bị táo bón nặng hơn việc cắt thuốc co mạch chữa viêm mũi có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn, người nghiện thuốc ngủ nếu không dùng nữa sẽ không tài nào nhắm mắt được.
Theo một trinh sát của Phòng CSĐTTP về ma túy Công an TP Hà Nội, những vụ án gần đây cho thấy bắt đầu manh nha tính chất chuyên nghiệp của loại tội phạm. Điển hình, công thức điều chế ma túy đá mà đối tượng Phan Văn Chung cùng đồng bọn đã thực hiện tại một xưởng sản xuất ở quận Hoàng Mai cách đây không lâu cho thấy mức độ nguy hại của các loại tiền chất có trong tân dược.
Theo lời khai của Chung, tháng 3/2010, mẻ ma túy đầu tiên đã được xuất xưởng. Nguyên liệu dùng để sản xuất loại ma túy này gồm tân dược partamol, xăng thơm, cồn, xút, axit, axeton, photpho đỏ hoặc cồn i-ốt… Từ khoảng 28.000 viên partamol, Chung thu được 200 gram “đá”…
Có thể nói từ việc con nghiện sử dụng tân dược có tiền chất ma túy đến hoạt động của các “xưởng” ma túy gốc tân dược là một chu trình khép kín và mức độ nguy hại thì khôn lường.
Theo các chuyên gia, những người lạm dụng thuốc có tiền chất gây nghiện sẽ có một khoái cảm nhẹ nhàng yên bình hoặc có cảm giác bạo lực.
Khi bị cắt thuốc, bệnh nhân thấy bồi hồi, bứt rứt mất ngủ, lo âu, hoảng sợ, suy nhược, đôi khi bị ảo giác, rối loạn trong cách cư xử với người khác, rối loạn tiêu hoá (như tăng tiết nước bọt, đi lỏng, nôn, đau bụng), đau đầu, đau cơ, chuột rút, rối loạn vận mạch (mặt khi đỏ khi xanh tái), huyết áp không ổn định, tim đập nhanh, chảy nước mắt, rối loạn nổi da gà
Theo VNE
Công an TPHCM: Khởi tố vụ án kinh doanh trái phép tân dược có tiền chất PSE
Cơ quan CSĐT bắt thêm một vụ sản xuất thuốc tây và dụng cụ y tế giả để đưa vào các hiệu thuốc nhỏ trên địa bàn TPHCM và vùng lân cận nhằm lừa người bệnh thu lợi bất chính
Công an khám xét quầy thuốc L20
Ngày 25-7-2012, Viện kiểm sát nhân dân TPHCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố hai bị can Trần Thị Hoa, Phạm Thị Kim Dung về hành vi kinh doanh trái phép thuốc tân dược có tiền chất Pseudoepherine (PSE). Đến ngày 27-7, Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã đồng loạt khám xét tại nhà riêng cũng như các cơ sở kinh doanh thuốc của hai đối tượng này tại quầy thuốc L20 do Hoa làm chủ và quầy thuốc L26 do Dung làm chủ ở Trung tâm thương mại dược phẩm và thiết bị y tế số 134/1 Tô Hiến Thành, P15Q10. Tại những nơi khám xét, công an thu nhiều tài liệu có liên quan đến các đối tượng nêu trên. Hoa - Dung đã đầu cơ và tiêu thụ một số lượng lớn thuốc tân dược có chứa hàm lượng PSE do Công ty CP DP BV Pharma sản xuất. Ngày 28-7, Báo CATP cũng đã đăng bài phản ánh về hiểm họa sản xuất "ma túy đá" từ tân dược cũng như vấn đề quản lý tiền chất ma túy trong dược phẩm của các cơ quan chức năng quá lỏng lẻo để bọn tội phạm dễ dàng thu gom chiết xuất "ma túy đá".
Công an khám xét quầy thuốc L26 tại Trung tâm dược phẩm trên đường Tô Hiến Thành, Q10
Cũng liên quan đến vấn đề thuốc tây giả lưu hành trên thị trường, sau một thời gian theo dõi, lúc 15 giờ ngày 26-7-2012, các trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ CATP bắt quả tang Trịnh Thị Kim Ngân (SN 1980, ngụ P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân) chạy xe máy BS: 54N4-2109 vận chuyển tân dược giả, nhái nhãn hiệu đi tiêu thụ gồm: 5 hộp Cedamox loại 200 viên/hộp của Công ty CP DP Khánh Hòa; 50 hộp Danizane loại 500 viên/hộp của Công ty N.I.C Pharmaco Ltd; 8 hộp Diantacin loại 200 viên/hộp của Công ty Centerpharco Đà Nẵng và 10 hộp Sataragan loại 200 viên/hộp cùng với 20 hộp thuốc khác không rõ nhãn hiệu xuất xứ. Cơ quan CSĐT đã khám xét nơi ở và các kho chứa thuốc của Ngân. Trên đường số 8, P. Bình Hưng Hòa CA thu giữ một số tân dược và nhiều loại tem, nhãn, vỏ hộp, bao bì của các loại thuốc tây và 30 thùng giấy carton; tại kho chứa thuốc trên đường Lê Trọng Tấn, Q. Bình Tân ngoài việc thu giữ một số thuốc tân dược, nhãn vỏ hộp thì có thêm 104 thùng giấy carton và bao bì đựng thuốc. Tiếp tục mở rộng khám xét tại nhà Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1974, ngụ P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân) là đầu mối tiêu thụ của Ngân, công an thu được 14 thùng thuốc các loại và một số tài liệu có liên quan đến đường dây thuốc giả này. Tiếp tục khám xét một ngôi nhà khác trên đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, CQĐT thu giữ một số thuốc tân dược giả và một lượng lớn que thử thai giá rẻ trên thị trường. Cũng như tân dược, các đối tượng mua que thử thai với giá 1.500đ/que về bỏ vào hộp của các công ty có thương hiệu để bán với giá 7.000đ/que. Theo lời khai của Ngân, các loại que thử thai, thuốc tân dược sau khi đã "nâng cấp thương hiệu" được thị tự đưa đi chào bán hoặc Huyền mua lại rồi phân khu vực tiêu thụ tại một số nhà thuốc nhỏ trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận để thu lợi bất chính.
Cũng trong ngày 26-7, cơ quan CSĐT đã ra quyết định tạm giữ Trịnh Thị Kim Ngân để phục vụ điều tra. Bên cạnh đó, một lượng rất lớn tang vật, tài liệu thu thập của vụ án này đang được kiểm tra, thống kê phân loại để củng cố chứng cứ trong quá trình phá án
Theo CATP
Hãi hùng... thuốc giả Hàng chục hộp thuốc trị phong thấp có dấu hiệu bị làm giả được phát hiện ở 5 cửa hàng tân dược lớn của Hà Nội, nhưng lực lượng phát hiện số thuốc này không phải là cán bộ ngành y tế. Tìm hiểu kết quả kiểm tra, xử lý thuốc giả của Sở Y tế Hà Nội trong nhiều năm trở lại...