Giới trẻ ám ảnh, mệt mỏi khi cứ phải sống theo kỳ vọng của bố mẹ
Là cha, là mẹ, ai cũng muốn con mình có cuộc sống tốt nhất, đầy đủ nhất. Khi còn nhỏ thì là học tập tốt, lớn hơn chút lại mong con có công việc ổn định.
Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đã vạch ra những hướng đi cho con mình ngay từ nhỏ. Thế nhưng, đôi khi, những định hướng mà bố mẹ đưa ra lại chưa thực sự phù hợp với các con. Chính vì vậy mà nhiều bạn trẻ cảm thấy mệt mỏi, chỉ mong có thể được một lần sống đúng với đam mê, nguyện vọng của mình.
Ai cũng có đam mê của riêng mình
Mỗi người đến với thế giới này đều có một sứ mệnh, nhiệm vụ của riêng mình và chẳng ai giống ai. Dẫu biết rằng, bố mẹ luôn muốn dành cho con điều tốt nhất. Thế nhưng, điều mà bố mẹ cho là tốt chưa chắc đã đúng với con. Mỗi giai đoạn, những đứa trẻ đều phải tự mình vượt qua những bài học, những thử thách khác nhau.
Con trẻ mệt mỏi khi phải sống theo kỳ vọng quá cao từ bố mẹ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Việc bố mẹ vạch ra từng bước để con thực hiện giúp con đi nhanh hơn. Tuy vậy, mặt trái của vấn đề đó là con trẻ bỗng trở nên thiếu kinh nghiệm, đụng phải việc gì cũng thành “tờ giấy trắng” mới tinh. Hơn hết, những đứa trẻ được bố mẹ “cầm tay chỉ hướng” từ những việc nhỏ nhất cũng mất đi sự độc lập, tự chủ, động tới việc gì cũng sẽ chạy đến hỏi ý kiến phụ huynh. Dưới 20 tuổi, bố mẹ vẫn có thể lo cho các con, vẫn có thể giải đáp mọi thứ cho con. Nhưng đến lúc bố mẹ đã già, con cái 30, 40 tuổi, lập gia đình, có những đứa con, liệu ai còn đủ sức để dẫn dắt con suốt đời hay không.
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh áp đặt việc học lên con cái. Khi đi học, con chỉ được xếp nhất, tuyệt đối không về nhì. Mấy hoạt động như văn nghệ, vẽ vời cũng nên dẹp bỏ để dành sự tập trung hoàn toàn cho việc học. Tuy vậy, nếu ai cũng làm nhà khoa học thì ai sẽ làm nghệ thuật. Việc học tập tốt hoàn toàn không sai. Đó sẽ là hành trang ban đầu giúp con vào đời vững chãi hơn. Thế nhưng, bố mẹ cũng đừng gạt bỏ hoàn toàn những đam mê, năng khiếu của con. Thay vì coi đó là những thứ phù phiếm thì phụ huynh hoàn toàn có thể ủng hộ và phát huy sở thích đó. Biết đâu con sẽ tìm thấy một hướng phát triển mới cho bản thân từ đam mê đó. Nếu không, đó cũng là những hoạt động giúp con bớt áp lực sau giờ học.
Bố mẹ đừng bắt con mình phải trở thành “con nhà người ta”.
Người trẻ mệt mỏi khi cứ phải chạy theo kỳ vọng của gia đình
Thời gian gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu chuyện đau lòng do áp lực học tập mà phụ huynh đang đè nặng lên vai các con. Dẫu biết “áp lực tạo nên kim cương” nhưng mỗi người sẽ có một khả năng chịu đựng khác nhau. Giới trẻ ngày nay dễ bị tổn thương tâm lý hơn khi con phải trải qua quá nhiều biến động trong cuộc sống, áp lực đồng trang lứa, áp lực từ chính bên trong. Do đó, phụ huynh đừng vì mải mê chạy theo cái mác “con nhà người ta” mà ép con mình trở thành một phiên bản hoàn toàn khác, không đúng với bản chất của con.
Người trẻ mệt mỏi khi bố mẹ không dành thời gian lắng nghe con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Minh (18 tuổi, Hưng Yên) nhớ lại khoảng thời gian ôn thi cấp 3 và mệt mỏi chia sẻ: “Giai đoạn thì vào lớp 10 vô cùng căng thẳng với em. Ngày nào mẹ cũng vào nằm trong phòng để canh chừng em, sợ em sẽ sử dụng điện thoại. Có những ngày học tới 12 giờ, mẹ vẫn kiên quyết nằm đó trông. Dù thương mẹ nhưng em cũng thấy mệt mỏi, áp lực, nghỉ tay một tý cũng bị mẹ mắng”.
Video đang HOT
Đồng cảm với Minh, Vân, sinh viên năm 3 một trường đại học tại Hà Nội cho biết cô luôn cảm thấy ngột ngạt, áp lực trong chính gia đình mình. Có 2 anh chị đi trước để trúng học bổng nước ngoài, IELTS 7.5 ngay từ những năm cấp 3 nên bố mẹ càng đặt nhiều kỳ vọng vào Vân hơn. Điều này dù tốt nhưng nó lại khiến cô bạn cảm thấy mệt ngoài. Vân tâm sự: “Biết là bố mẹ yêu thương mình nhưng đôi khi mình thấy sợ những tình cảm này. Nó khiến mình cứ vật vờ sống từ ngày này qua ngày khác, không biết đam mê của bản thân là gì. Thậm chí, mình không có cảm giác sống mà chỉ là đang tồn tại”.
Yêu thương không phải là la hét, đặt kỳ vọng quá cao đối với con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chính những áp lực từ phụ huynh mà nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng tới tâm lý, mất ngủ triền miên, thậm chí phải tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ. Ngọc Anh, hiện đang làm trong ngành kiến trúc tâm sự suốt 4 năm đại học, cô bạn không thể nói chuyện với mẹ vì bất đồng quan điểm khi chọn ngành. Mẹ cô thậm chí còn không lắng nghe, luôn cho rằng nghề mà Ngọc Anh đang theo đuổi là “vẽ hươu vẽ vượn”, chẳng ai cần làm. Suốt thời gian đó, ngày nào Ngọc Anh cũng mệt mỏi, mắt cay xè vì mệt nhưng lại chẳng thể ngủ được, dù dùng thuốc cũng không có tác dụng gì.
Nhiều bạn trẻ rơi vào khủng hoảng tâm lý, mất ngủ triền miên. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bớt kỳ vọng, bớt áp lực
Bố mẹ đặt kỳ vọng quá cao lên con không chỉ khiến chính bản thân mệt mỏi mà những đứa con cũng cảm thấy ngột ngạt. Thậm chí, khi không thể đạt được những gì bố mẹ mong, người trẻ sẽ nảy sinh cảm giác thất bại và dần không còn tin vào chính bản thân mình. Chính những điều này cũng khiến đứa trẻ trở nên rụt rè trong các mối quan hệ xã hội.
Người trẻ dần đánh mất sự tự tin chỉ vì không đạt được kỳ vọng của bố mẹ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều người vẫn thường nói “Con hãy sống thay ước mơ của mẹ”, thế nhưng, còn ước mơ của con thì sao? Con cái thương bố mẹ nhưng con cũng muốn được bay trên chính đôi cánh của mình, bước trên con đường mà con đã chọn. Dẫu con đường do chính người trẻ lựa chọn có thể không thành công, không trải đầy hoa hồng nhưng nó cũng không khiến người ta nuối tiếc và ước “giá như”.
Con trẻ cũng muốn theo đuổi đam mê của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cô Quyên (52 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Hồi trẻ, cô từng thi đỗ trường y nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên không thể nhập học. Suốt bao nhiêu năm đó, cô vẫn nuối tiếc nên mong muốn con sẽ theo nghề. Cô ép con học ngày học đêm, có những hôm 2 mẹ con ngồi tới 1 giờ sáng. Cho đến nhận giấy báo kết quả đỗ đại học của con, cô thấy con đăng ký một trường tận trong Nam. Lúc này cô mới ngỡ ngàng nhận ra con đang muốn trốn khỏi mình, suốt thời gian qua hai mẹ con cũng chẳng thể tâm sự cùng nhau”.
Áp lực từ cuộc sống đã quá lớn nhưng những kỳ vọng từ bố mẹ còn khiến con cái mệt mỏi hơn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Dẫu biết rằng bố mẹ cũng chỉ muốn con thành công, không vất vả. Thế nhưng, xin đừng “trói” con vào những kỳ vọng vượt khả năng do mình đặt ra. Suy cho cùng, đích đến của con người là hạnh phúc. Có người hạnh phúc vì điểm cao, công việc xịn nhưng cũng có người chỉ mong mỗi ngày yên yên bình bình trôi qua.
Kiếm 30 triệu 1 tháng chàng trai vẫn áp lực vì bạn bè ai cũng nhà lầu
Đối với những người trẻ hiện nay, áp lực lớn nhất sau khi ra trường là có công ăn việc làm ổn định, kiếm được thu nhập nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó họ cũng gặp phải áp lực không nhỏ đến từ sự thành công của những người đồng trang lứa. Thậm chí là những người từng học cùng, lực học kém hơn nhưng hiện tại họ lại thành công hơn. Điều đó khiến không ít người cảm thấy áp lực, thậm chí không dám xuất hiện trong những buổi họp lớp.
Đối với những người trẻ hiện nay, áp lực lớn nhất sau khi ra trường là có công ăn việc làm ổn định, kiếm được thu nhập nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó họ cũng gặp phải áp lực không nhỏ đến từ sự thành công của những người đồng trang lứa. Thậm chí là những người từng học cùng, lực học kém hơn nhưng hiện tại họ lại thành công hơn. Điều đó khiến không ít người cảm thấy áp lực, thậm chí không dám xuất hiện trong những buổi họp lớp.
Áp lực kiếm tiền, phải bằng bạn bằng bé khiến giới trẻ mệt mỏi. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Anh Trần Thanh Sơn (25 tuổi, quản lý khách sạn tại TP.HCM) chia sẻ với Dân trí cho hay mặc dù bản thân làm việc tại thành phố nhưng so với các bạn ở quê vẫn cảm thấy khá xa vời. Hiện tại mức thu nhập của chàng trai là 20-30 triệu đồng/1 tháng. Tuy nhiên, trong 3 người bạn mà anh chơi cùng ở quê ai cũng có nhà lầu, xe hơi. Người thì đã là ông chủ, người thì làm phó giám đốc, có người còn sở hữu bất động sản lên tới 40 tỷ đồng. Đáng chú ý, mỗi lần bạn bè tụ tập, họ đều không để cho "giai phố" phải rút hầu bao.
Anh Sơn luôn cảm thấy áp lực khi gặp bạn bè ở quê bởi họ đều đã thành công. (Ảnh: Dân trí)
Lần nào chàng trai từ phố về cũng được bạn nhờ tìm kiếm bất động sản giúp, ngân sách loanh quanh cũng lên tới 20 tỷ đồng khiến anh chàng không dám mở lời. Một người bạn khác ngoài làm Phó giám đốc công ty gia đình còn có trong tay 3 vựa cây giống, vài ao cá và một lò gạch ở Đồng Nai.
"Mỗi đêm, khi đi ngủ bản thân tôi luôn cảm thấy áp lực, suy nghĩ rất nhiều, không biết phải cố gắng thế nào, làm gì hơn nữa để đỡ tủi với bạn bè ở quê. Hiện tại tôi không phải đứng sau nữa mà thấy mình đang đứng trên bờ, còn bạn bè đã ra biển lớn." - chàng trai 25 tuổi chia sẻ với Dân trí.
Có thể kiếm được 20-30 triệu 1 tháng sau khi ra trường là mức lương nhiều bạn trẻ ao ước. (Ảnh minh họa: Thanh niên)
Tương tự như vậy, anh Nguyễn Duy Bảo (25 tuổi, làm việc trong lĩnh vực thời trang tại TP.HCM) cũng cảm thấy rất áp lực với bạn bè. Trong khi bản thân kiếm được 30 triệu đồng/1 tháng thì bạn bè ở quê đã trở thành chủ doanh nghiệp, chủ nhà hàng, khách sạn. Thời gian đầu mới lên thành phố anh Bảo cho rằng lựa chọn ở lại đây lập nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn so với ở quê. Nhưng thực tế bạn bè ở quê đều đang rất thành công. Nhiều bạn đã lập gia đình, trong tay cũng có thêm vài ba bất động sản.
Dù kiếm được 20-30 triệu đồng/1 tháng nhưng anh Bảo vẫn cảm thấy thua kém bạn bè. (Ảnh: Dân trí)
Câu chuyện áp lực bạn bè đồng trang lứa này cũng khiến anh Lê Vũ Minh Dương (27 tuổi, quản lý công ty ngành thủy sản) đau đầu. Mỗi lần gặp lại bạn cũ ở quê anh chàng đều cảm thấy ái ngại vì họ đều đã có nhà lầu, xe hơi, gia đình đuề huề sung túc. Còn với mức thu nhập của bản thân ở thời điểm hiện tại có lẽ phải mất 20 năm nữa mới mua được nhà ở vùng ngoại thành.
Mặc dù mới ra trường vài năm đã có thu nhập 30 triệu đồng/ 1 tháng nhưng với Dương để có thể ổn định ở thành phố cũng khá chật vật. Bởi mức chi tiêu, sinh hoạt ở đây quá lớn. Chỉ tính riêng tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống đã tiêu tốn phân nửa.
"Thú thật, bạn mình ở quê học hành bằng cấp không bằng nhưng giờ họ đã nhà cửa khang trang, trong khi mình vẫn đóng tiền thuê trọ đều hàng tháng. Thật sự mình khá buồn khi nghe cha mẹ hỏi han, kể cho mình về những người bạn thời phổ thông.
Nếu nỗ lực tiết kiệm, mỗi năm có dành được 120-150 triệu đồng thì chắc 20 năm cũng mới mua nổi căn chung cư xa trung tâm thành phố..." - Minh Dương tâm sự với Dân trí.
Anh Dương cũng trăn trở bởi bạn bè đều có nhà lầu, xe hơi còn mình vẫn đi ở trọ. (Ảnh: Dân trí)
Dẫu vậy họ cũng biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi mỗi người có một xuất phát điểm và sở trường khác nhau. Mặc dù ở thành phố thu nhập không quá cao lại có sự cạnh tranh, đào thải khốc liệt nhưng nó cũng giúp mỗi người tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa nếu chỉ nhìn vào thành công của người khác mà chán nản thì bản thân sẽ mãi mãi không thể vượt qua được. Thay vào đó, hãy để những thành công ấy làm động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng hơn mỗi ngày.
Anh Nguyễn Duy Bảo cũng quan niệm sở dĩ bản thân thất vọng là bởi chúng ta đã kỳ vọng quá nhiều. Mỗi người sẽ có một con đường đi riêng và sự thành công trong sự nghiệp riêng. Tuy nhiên, để có được thành công đó không ai là dễ dàng. Những thứ hào nhoáng trước mắt chưa chắc đã là sự thật.
Để có thể mua được một căn nhà ở thành phố với mức lưng 20-30 triệu đồng/1 tháng là điều không dễ dàng. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Còn anh Thanh Sơn lại cho rằng cách tốt để vượt qua áp lực thành công là nên liệt kê tất cả thế mạnh của bản thân. Bên cạnh đó còn có những ưu việt của môi trường làm việc ở thành phố. Các bạn cũng có thể đặt ra giả thiết nếu mình về quê thì có đạt được những thành tích hiện tại hay không.
"Gạt chuyện so sánh đi, bản thân mỗi người cần chấp nhận hiện tại mình không thể thành đạt bằng một số bạn bè. Mỗi người mỗi xuất phát điểm, mỗi môi trường, mỗi thế mạnh nên không thể tự ti để bản thân thấy mình tệ hại hơn mà nên xác định nhìn bạn bè để không ngừng cố gắng, phấn đấu" - anh Thanh Sơn chia sẻ với Dân trí.
Áp lực nơi phố thị khiến một bộ phận giới trẻ kiệt sức, quyết định về quê sinh sống. (Ảnh minh họa: Luhanhvietnam)
Còn với anh Minh Dương mặc dù rất ngưỡng mộ bạn bè nhưng chàng trai cũng cho rằng mỗi người nên tập trung vào bản thân thay vì ngưỡng mộ người khác. Chàng trai cũng thường xuyên đăng ký các khóa học phát triển bản thân, đồng thời tham gia các buổi kết nối với doanh nghiệp, giao lưu chuyên môn thể mở rộng các mối quan hệ và tăng kỹ năng của bản thân.
Ở thành phố sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. (Ảnh minh họa: TopCV)
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Thỏa mãn ước mơ làm công chúa, đôi bạn thân diện nguyên bộ váy đi TTTM Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện nhiều trào lưu mới thu hút sự chú ý của giới trẻ. Điển hình như trào lưu thú vị dưới đây và điều này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ giới trẻ. Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện nhiều trào lưu mới thu hút...