Giỏi thì không sợ thiếu việc làm
Bộ trưởng Lao động – Thương binh & Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với Tiền Phong xung quanh thực trạng việc làm của thanh niên hiện nay cũng như các giải pháp, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên.
Bà Chuyền cho biết, việc giải quyết việc làm cho thanh niên đang là bài toán khó đối với cả nền kinh tế. Thanh niên có hai diện: một đã qua đào tạo; hai là vì nhiều lý do vẫn chưa được đào tạo.
Đa số thanh niên hiện đang thích làm “thầy” hơn làm “thợ”. Trong ảnh: Học nghề hàn bậc cao 6G – một nghề đang thiếu tại nhiều công trình xây dựng lớn hiện nay. (Ảnh: Phong Cầm)
Có trình độ vẫn thất nghiệp là nghịch lý
Bộ trưởng bình luận gì khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đang ngày càng có xu hướng gia tăng?
Ngành Lao động là ngành chức năng quản lý về lao động nhưng không tạo ra được việc làm. Muốn tạo việc làm cho thanh niên, phải bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế. Theo chuẩn quốc tế, một tuần có từ 1 đến 2 giờ làm việc được coi là có việc làm, nên với tỷ lệ thất nghiệp 23% ở Việt Nam chưa phải là cao. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa người có việc làm với người có thu nhập đang cách rất xa nhau.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐ-TB&XH.
Nhưng thực tế, thanh niên có trình độ cũng vẫn chịu cảnh thất nghiệp?
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý 4 năm 2013, có khoảng 72.000 thanh niên có bằng cấp nhưng vẫn chưa có việc làm. Đây là vấn đề rất nan giải. Họ chưa có việc làm, theo tôi xuất phát từ sự khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng thích học đại học hơn học nghề đang là xu hướng của giới trẻ. Hơn nữa, các bậc phụ huynh cũng có tư tưởng thích con học đại học hơn học nghề. Hậu quả là dẫn đến tình trạng tạo ra nhu cầu “ảo” về người có bằng cấp (thị trường lao động cần lao động trực tiếp hơn là lao động có bằng cấp).
Về số trường (cả công lập và dân lập), cách dạy vẫn theo lối truyền thống. Việc dạy các kỹ năng mềm cho thanh niên chưa được chú trọng nên khi ra trường rất khó để xin việc làm. Số người có bằng cấp chỉ được các cơ quan nhà nước tiếp nhận với tỷ lệ thấp, đa số chủ yếu làm việc ở các lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, ngoài trình độ, họ còn cần ở thanh niên những kỹ năng mềm. Do đó, người có trình độ vẫn thất nghiệp là một nghịch lý nhưng cũng là bài toán hóc búa hiện nay.
Theo Bộ trưởng, các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên hiện nay hiệu quả đến đâu?
Đối với thanh niên chưa có điều kiện đi học, chưa có nghề, hiện Chính phủ đã có chủ trương giải quyết việc làm. Trong đó, thanh niên được hỗ trợ học nghề để phù hợp với điều kiện của nông thôn mới. Cụ thể, Thủ tướng đã có Quyết định 1956 (phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020). Tôi cho đây là một chính sách quan trọng, tạo điều kiện để thanh niên sẵn sàng ở lại địa phương cống hiến, phát triển sản xuất. Nhờ chính sách này, thanh niên nông thôn được đào tạo nghề. Qua đó, có điều kiện nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm tốt hơn.
Chương trình ưu tiên cho vay vốn, tạo việc làm đối với những hộ gia đình ở nông thôn có các chương trình dự án phát triển chăn nuôi, trồng trọt cũng có tính khả thi cao. Trong đó, có chính sách cho vay vốn đối với thanh niên, cho hộ nghèo, cận nghèo. Tôi nghĩ rằng, nhiều thanh niên đã tự tin hơn khi được hỗ trợ về vốn. Họ đi học nghề vài tháng, nhưng đã dám làm, dám thành lập nên các trang trại lớn…
Ngại về vùng sâu-xa vì mặc cảm
Video đang HOT
Chính phủ đã, đang có những chính sách gì để giúp thanh niên có việc làm thưa Bộ trưởng?
Trước tình trạng nhiều thanh niên được đào tạo nhưng chưa có việc làm, thời gian qua, Chính phủ đã có một số giải pháp. Theo tôi, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các bạn trẻ cần có kiến thức phong phú, đầy đủ hơn. Vì thực tế, những người dám nghĩ, dám làm chủ yếu là các bạn trẻ. Đây là những điều kiện cơ bản để giúp thanh niên chủ động tiếp cận với việc làm, nhằm ổn định cuộc sống.
Lao động đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội.
Vừa rồi, Chính phủ có chính sách khuyến khích thanh niên đi về vùng sâu, xa. Một số nơi hiện vẫn rất thiếu bác sỹ, nhưng nghịch lý là sinh viên ngành y ra trường vẫn thất nghiệp. Đối với giáo viên cũng vậy. Tuổi trẻ khi đã có bằng cấp, cần chấp nhận khó khăn, chọn một nơi để có việc làm ổn định. Trung tâm thành phố, thị xã ở đó nhu cầu việc làm đã bão hòa.
Một cánh cửa việc làm nữa là khi tốt nghiệp đại học, thanh niên nên về làm công chức cấp xã. Tôi cho đây là một chính sách rất tốt. Khi thanh niên về làm công chức xã, sau 5 năm, họ sẽ rất cứng cáp, sẽ là lực lượng cán bộ có chất lượng cho huyện, tỉnh, trung ương sau này.
Vậy vì sao thanh niên khi ra trường lại ngại đi công tác ở vùng sâu, xa?
Đúng là phần đông thanh niên khi mới ra trường rất ngại đi vùng sâu, xa. Vì đi vùng sâu, xa sẽ khó khăn nhiều hơn ở thành phố. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do mặc cảm với bạn bè, người thân. Chính vì thế, chính sách khuyến khích tri thức trẻ đi công tác vùng sâu, xa ra đời và thu kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, trong năm 2014, Bộ LĐ-TB & XH sẽ tiếp tục có nhiều chương trình phối hợp với TƯ Đoàn. Theo đó, hai bên tiếp tục thực hiện các đề án, chương trình lớn của Chính phủ về việc làm, dạy nghề (Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015; chương trinh mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2020). Ngoài ra, còn phối hợp triển khai các nội dung, chương trình thuộc các Đề án 1956, 103, 71… Bộ LĐ-TB & XH cũng tiếp tục hỗ trợ tăng nguồn vốn vay Quỹ quốc gia việc làm cho TƯ Đoàn.
Người giỏi sẽ được trọng dụng
Được biết, tới đây sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên, Bộ trưởng có thể cho biết chi tiết?
Với chính sách về phát triển khoa học quốc gia, sinh viên trong các trường đại học nếu mạnh dạn nhận các chương trình khoa học để nghiên cứu, sẽ được nhà nước cấp kinh phí. Đây là một hướng đi tốt vì hiện nay, nghiên cứu khoa học để ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa được nhiều. Là thanh niên, bạn hãy cứ mạnh dạn làm và sẽ được người nông dân cảm ơn, được xã hội tôn vinh.
Với những sinh viên xuất sắc có chính sách gì không thưa Bộ trưởng?
Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án hỗ trợ cho sinh viên xuất sắc, cho các nhà khoa học trẻ để tạo điều kiện và ưu tiên việc làm cho đối tượng này. Nếu sinh viên có học lực xuất sắc ở các trường đại học và các trường quốc tế có đủ điều kiện, sẽ được nhà nước ưu tiên tiếp nhận vào các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước. Đây là cơ hội rất tốt để sinh viên khẳng định mình. Nếu anh cố gắng học tập xuất sắc và được nhà trường ghi nhận, sẽ có nhiều điều kiện để phát triển. Tôi rất ủng hộ đề án này vì sẽ tạo ra động lực để cho sinh viên phấn đấu.
Riêng với cán bộ khoa học trẻ, thạc sỹ dưới 27 tuổi, tiến sỹ khoa học dưới 35 tuổi, cũng sẽ được ưu tiên tiếp nhận vào làm tại các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước. Tới đây, đề án này ra đời sẽ thuận lợi cho cả địa phương và trung ương khi tiếp nhận lực lượng lao động có chất lượng cao.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Phong Cầm
Tiền Phong
Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì đặc quyền đặc lợi cho cán bộ
"Một căn hộ chung cư công vụ giá thuê phải trên 10 triệu đồng/tháng nhưng thực tế cán bộ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng"; "Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì hiện tượng đặc quyền đặc lợi cho cán bộ"...
Nhiều ý kiến cảnh báo được đưa ra trong phiên họp thẩm tra dự án luật Nhà ở tại UB Pháp luật của Quốc hội ngày 2/4.
Lình xình từ vụ nhà công vụ số 2 Hoàng Cầu
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật Nhà ở của UB Pháp luật của Quốc hội lưu ý nội dung về chính sách phát triển nhà ở công vụ. Thường trực UB cho rằng, cần phải làm rõ định hướng phát triển nhà ở công vụ ngay trong luật để tránh hiện tượng phiến diện, chỉ bó hẹp đối tượng được thuê, cấp nhà ở công vụ như hiện nay.
Thực tế cho thấy, nhà ở công vụ là nhà cho thuê mà đối tượng có nhu cầu rất lớn, nhà nước khó có thể đáp ứng được. Việc nhà nước đầu tư xây nhà ở công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ trong khi số đông cán bộ, công chức (nhất là cán bộ, công chức trẻ) có nhu cầu thì không được đáp ứng.
Vì thế, cơ quan thẩm tra dự án luật yêu cầu phải xây dựng định hướng phát triển nhà cho thuê đối với mọi đối tượng thực hiện công vụ chứ không nên đặt vấn đề bao cấp cho một số đối tượng nhất định.
Tới đây, 7 cán bộ sẽ buộc phải trả lại nhà ở công vụ ở số 2 Hoàng Cầu.
Cũng có ý kiến trong thường trực UB cho rằng việc cho thuê nhà công vụ hay thực chất là nhà nước hỗ trợ chỗ ở cho một số đối tượng đang công tác cần được tính toán cho phù hợp, có thể hỗ trợ bằng tiền để cán bộ tự o chỗ ở trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Mặt khác, chỉ duy trì hình thức nhà công vụ cho một số cán bộ cao cấp luân chuyển công tác và cán bộ, công chức, viên chức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị bỏ bao cấp về nhà ở công vụ, cần tính đúng, tính đủ các khoản tiền này vào lương để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh phân tích, cơ quan chức năng nói nhà công vụ, mục đích cuối cùng là để phục vụ con người. So chính sách với người nghèo, người lao động, cán bộ thì chủ trương chung là "cán bộ phải hơn với người lao động bình thường" nhưng bất cập vì giá cho thuê nhà đối với cán bộ quá ưu ái. Ông Vinh đặt lên bàn cân 2 vế: một gia đình công nhân phải thuê nhà 3 triệu đồng/tháng (căn nhà có điều kiện rất bình thường) trong khi cán bộ được điều động, chuyển địa bàn công tác thì chỉ phải thuê nhà "sang" hơn nhiều với giá vài trăm nghìn/tháng.
"Câu chuyện chưa có chế tài thu hồi nhà công vụ vừa qua cũng được dư luận phản ánh nhiều. Có cán bộ không chịu trả nhà với lý do viện dẫn "trả lại thì ở đâu". Vậy trước đây, khi chưa được giao nhà thì ông ở đâu? Rồi đủ cả trường hợp người được nhận nhà không ở mà để cho con cháu, người thân ở, thậm chí cho thuê làm văn phòng, công ty..." - ông Vinh bức xúc vì những "gương" cán bộ như vậy.
Từ đó, đại biểu đề nghị thiết kế chế tài và tiêu chuẩn nhà ở công vụ cụ thể trong luật Nhà ở lần này với từng chức danh như Bộ trưởng thì được thuê nhà thế nào hay cán bộ vụ/cục... được tiêu chuẩn bao nhiêu m2, giá thuê cụ thể.
Một hướng kiến nghị khác, ông Vinh cho rằng mỗi nhà khách UBND tỉnh nên làm thêm một dãy nhà công vụ để bố trí cho cán bộ được luân chuyển đến sử dụng, khi không có đối tượng nào phù hợp thì có thể cho thuê, khai thác, tránh tình trạng làm riêng một khu nhà công vụ rồi để mốc meo, lãng phí vì không dùng đến.
Cán bộ cao cấp thuê ở nhà giá... bèo
Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ cho rằng, quy định trong dự thảo luật có mục đích hướng tới sự rõ ràng, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà công vụ nhưng vẫn chưa xác định quan điểm thống nhất, vẫn để người càng có chức vụ cao càng có lợi.
"Tại sao cán bộ trẻ, mới vào làm phải đi thuê nhà 4-5 triệu đồng/tháng trong khi người có chức vụ cao hơn, điều kiện chi trả tốt hơn lại chỉ phải thuê nhà giá vài trăm nghìn đồng mỗi tháng mà chỗ ở lại rộng rãi, thoải mái hơn nhiều, sau này thậm chí còn được bán hóa giá nữa. Ông Độ đề nghị hóa giá vào lương, không nên coi trọng việc đầu tư nhà công vụ mà phải bỏ dần để loại trừ bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong xã hội. Nhà ở công vụ cũng đang bị lạm dụng, gây phát sinh nhiều tiêu cực.
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông cảnh báo, kể cả khi không có chuyện nhà ở công vụ được sử dụng sai đối tượng thì giữ quan điểm này cũng vẫn dẫn duy trì hiện tượng đặc quyền đặc lợi. Ông Thông cũng ủng hộ hướng hạn chế xây nhà công vụ tiến tới không còn nhà công vụ nữa mà chi phí nhà ở được tính vào lương của cán bộ. Chỉ duy trì số lượng nhỏ nhà ở những khu vực đặc thù, có bảo vệ, đảm bảo an ninh đôi với một số yếu nhân đặc biệt mà cán bộ lãnh đạo đó cũng chỉ được dùng khi còn đương nhiệm, hết thời hạn phải trả lại, trở về nhà cũ của mình.
"Chỉnh lại quy định này để đỡ lình xình như vụ nhà công vụ số 2 Hoàng Cầu xảy ra thời gian qua" - ông Thông nói.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại phiên họp thẩm tra dự luật Nhà ở tại UB Pháp luật của Quốc hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh thì đề nghị xem lại khoản 4 Điều 30 dự thảo quy định ngân sách nhà nước cấp vốn mua nhà công vụ. Ông Minh làm phép tính, nếu lấy 250 tỷ đồng đầu tư mỗi năm cho nhà công vụ đó để chi thành tiền phụ cấp cho cán bộ tự đi thuê mua nhà thì nhiều người chắc chắn "gật" ngay. Trong khi để có một căn hộ ở thành phố cho mỗi cán bộ, cần phải chi 2-2,5 tỷ đồng . So sánh với căn nhà chỉ 40-50 triệu đồng cho giáo viên ở vùng xa, ông Minh nhận xét là quá... xót xa.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, cốt lõi của vấn đề là giá thuê nhà công vụ gần như cho không. Ông Cương cho rằng: "Đằng thắng ra, một căn hộ chung cư cho cán bộ cấp trung, cao cấp thuê giá phải trên 10 triệu đồng/tháng nhưng thực tế cán bộ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng. Giá như thế, sinh viên cũng thuê được. Nhà công vụ đã đúng đối tượng, đúng điều kiện, chỉ còn 1 vấn đề nữa là chưa đúng giá".
Ông Cương tán thành hướng định giá thuê nhà công vụ đúng giá thị trường, sau đó nhà nước hỗ trợ 50-70% giá thuê cho cán bộ có tiêu chuẩn, đương chức. Khi thôi công tác, cán bộ phải tự trả toàn bộ số tiền thuê nếu muốn tiếp tục ở đó.
"Như thế thì những căn hộ ở số 2 Hoàng Cầu, cán bộ nào nghỉ chắc chắn cũng tự trả nhà ngay nếu không muốn gánh mười mấy triệu tiền thuê nhà/tháng" - ông Cương phán đoán.
Trình bày thêm nội dung này trước cơ quan thẩm tra, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng xác nhận, vấn đề chính của nhà công vụ đúng là giá cho thuê. Tuy nhiên, ông Dũng phân tích, thực tế, để cán bộ với đồng lương hiện tại mà đi thuê nhà với giá thị trường thì không mấy người đủ khả năng. Vì vậy nhà nước cần thiết phải có sự hỗ trợ.
Các thắc mắc nằm ở việc mức hỗ trợ chưa đồng đều giữa các nhóm đối tượng. Bộ trưởng Xây dựng cho biết sẽ tiếp thu các góp ý để chỉnh lý dự thảo luật theo hướng nâng giá thuê nhà lên. Nhà công vụ cũng phải sử dụng đúng đối tượng, không chỉ là cho cán bộ trung - cao cấp mà cần mở rộng đến toàn bộ cán bộ công chức phải điều động công tác ở vùng sâu xa, chưa có điều kiện tạo lập ngay nhà ở cho bản thân, gia đình.
Khẳng định bản thân hiểu rõ những khó khăn về chỗ ở của cán bộ phải điều động công tác khi đã từng có thời gian dài ở nhà tập thể chỉ 16-18m2, Bộ trưởng Xây dựng nhận định, mở rộng hơn diện đối tượng được thuê ở nhà công vụ để tránh sự chênh lệch giữa nhóm được ưu đãi quá với những nhóm khác, chế độ hỗ trợ lại èo uột quá.
Ngoài ra, chính sách làm nhà ở xã hội để cho thuê (ít nhất 20% quỹ nhà ở xã hội được dành để cho thuê) cũng là một hướng hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Giám đốc Sở GD - ĐT nói gì về việc cô, trò chui túi nilông qua suối GĐ Sở GD - ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho rằng, hình ảnh cô giáo chui túi nilông qua suối là điển hình. Trên thực tế, còn rất nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn như vậy. Cảnh học sinh chui vào túi bóng để đưa qua sông Những hình ảnh các thầy cô giáo ở bản Sam Lang xã Nà Hỳ,...