Giới sử dụng lao động không muốn tăng lương tối thiểu trong năm 2015
Đó là ý kiến được ông Phùng Quang Huy, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra khi trao đổi với báo chí sáng nay, 5-6.
Ông Phùng Quang Huy cho biết, trong năm 2014, Hội đồng Tiền lương Quốc gia có trách nhiệm giới thiệu phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2005, dự kiến phải hoàn thiện và trình Chính phủ vào cuối năm nay. Với tư cách là một thành viên quan trọng trong Hội đồng tiền lương Quốc gia – đại diện cho phía người sử dụng lao động, VCCI đang tích cực tổ chức các cuộc khảo sát nhu cầu, đời sống công nhân, đánh giá khả năng chi trả của các doanh nghiệp, đồng thời phân tích tác động của điều chỉnh lương tối thiểu đến nền kinh tế vĩ mô…, từ đó nhất trí và đề xuất phương án điều chỉnh lương tối thiểu hợp lý, thuyết phục.
Điều chỉnh lương tối thiểu tác động mạnh đến cả doanh nghiệp và người lao động
Hiện tại, VCCI đang khảo sát đời sống, nhu cầu của công nhân và khả năng chi trả của doanh nghiệp theo cách làm từ dưới lên, nghĩa là tổng hợp số liệu từ các doanh nghiệp ở các địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp ở cả 3 miền. Do nhiều khó khăn khách quan, chưa được đầu tư thích đáng nên việc khảo sát này mới ở giai đoạn đầu và có quy mô hạn hẹp. Tuy vậy, qua khảo sát đến thời điểm này, nhìn chung các doanh nghiệp trong nước hiện đều đang hết sức khó khăn, khả năng chi trả nếu điều chỉnh lương tối thiểu vào đầu năm tới là rất yếu ớt.
Ông Phùng Quang Huy cho biết, với tính hình thực tiễn như vậy, giới sử dụng lao động mong muốn đề xuất với Hội đồng tiền lương Quốc gia tạm thời không xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu trong năm 2015 tới, lùi thời hạn lộ trình tăng lương tối thiểu sang năm 2016. Trong trường hợp Chính phủ chỉ đạo bắt buộc vẫn phải điều chỉnh lương tối thiểu trong năm 2015 tới, mức điều chỉnh mà VCCI – đơn vị đại diện cho giới sử dụng lao động dự kiến đề xuất tối đã sẽ không tăng quá 12% so với năm nay. Con số này được đưa ra dựa trên cách tính lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đất nước (GDP) cộng với chỉ số lạm phát. Theo đó, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước vào khoảng 5% thì tương đương lương tối thiểu sẽ điều chỉnh tăng 4,5% (GDP tăng 1% thì phải điều chỉnh lương tối thiểu tăng tương ứng là 0,9%). Tương tự, chỉ số lạm phát năm nay dự kiến vào khoảng 6%, lương tối thiểu sẽ điều chỉnh tương ứng khoảng 5%.
Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến của giới sử dụng lao động, còn từ phía người lao động, cơ quan bảo vệ người lao động là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam bao giờ cũng muốn lương tối thiểu được tăng cao để đời sống công nhân được đảm bảo, đỡ khó khăn hơn. Do đó, Hội đồng tiền lương Quốc gia phải là đơn vị có tiếng nói cuối cùng trong việc có quyết định phương án điều chỉnh lương tối thiểu vào năm tới.
Video đang HOT
Được biết, trong năm 2013, phía VCCI đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2014 vào khoảng 10%, trong khi phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu với mức tăng từ 21-36%. Kết quả sau khi thương lượng, cân đối giữa các phương án, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ thông qua phương án cuối cùng là điều chỉnh tăng lương tối thiểu năm 2014 lên 15-17% so với năm 2013, mức điều chỉnh này đã chính thức được áp dụng từ đầu năm nay.
Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Huyền Lê, Viện Khoa học lao động xã hội – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu năm 2015 dự báo sẽ tác động mạnh đến khả năng chi trả cũng như hoạt động chung của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dệt may, da dầy, thủy sản và các doanh nghiệp đang áp dụng thang, bảng lương của Nhà nước. Theo khảo sát, nếu lương tối thiểu năm 2015 được điều chỉnh tăng từ 10-24% sẽ làm tăng chi phí tiền lương doanh nghiệp từ 17-29% trong ngành da dày, khiến chi phí đầu vào tăng khoảng 7-8%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến việc thu hẹp sản xuất.
Theo ANTD
Tăng lương tối thiểu từ 1/1/2014
Mức lương tối thiểu được chia làm 4 vùng với mức tối đa là 2,7 triệu đồng/tháng/người, tối thiểu 1,9 triệu đồng/tháng/người...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định ngày (14/11/2013) quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Theo đó, người lao động trong các tổ chức nói trên sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2014 như sau: Vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1/1/2014.
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương, bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp xác định, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động cho phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Cũng theo Nghị định, khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
Mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng (Ảnh minh họa: Người lao động)
Trước đó, đầu tháng 9/2013, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng lương tối thiểu năm 2014. Theo đó, mức lương tối thiểu năm tới được đề xuất tăng thêm so với năm 2013 từ khoảng 21 - 36%.
Giữa tháng 9, Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2014 áp dụng đối với người lao động tại khối doanh nghiệp. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 (tương ứng 15-17%), bằng 1 nửa so với phương án điều chỉnh mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất.
Như vậy, với Nghị định vừa ban hành, từ 1/1/2014 lương tối thiểu vùng sẽ tăng 15% so với hiện nay. Mức tăng này vẫn thấp hơn 2% so với đề xuất của Bộ Lao động trước đó.
Cũng trong tháng 9, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều (29/9), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thời điểm đó là ông Vũ Đức Đam nói: "Vấn đề lương của doanh nghiệp có hai mặt,bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao nhưng nếu cao quá, sức hút đầu tư sẽ giảm đi. Nước ta có nhiều lợi thế thu hút đầu tư, trong đó có lợi thế là lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo và lương thấp. Vì vậy, điều chỉnh lương tối thiểu của người lao động phải rất cân đối, hài hòa"
Theo Người phát ngôn của Chính phủ, sức ép về ngân sách hiện nay rất lớn. Ông Đam đưa ra bức tranh tổng thể về lương: Nếu ngân sách thu 100 đồng thì phần dành cho trả nợ, nói số tròn, khoảng 15%; một phần dành cho đầu tư phát khoảng 20%, cộng lại là 35%. Còn lại 65% chi thường xuyên, trong đó khoảng một nửa chi cho lương, cho công chức, viên chức, những người chưa phải là công chức nhưng hưởng các định suất lương ở địa phương, chi cho người có công...
"Tôi cũng xin nói rằng có sức ép rất lớn về tăng lương cao. Đối với doanh nghiệp cần cân đối, nếu tăng lương cao quá sẽ không còn sức cạnh tranh. Còn khu vực lương dùng ngân sách, nếu tăng cao, ngân sách không có vì chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi, trong đó hơn một nửa chi cho lương", ông Vũ Đức Đam cho hay.
Theo ước tính của ông Đam, ngân sách chi cho lương công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên 9% (số tròn); đội ngũ sự nghiệp (giáo viên, y tế) trên 35%; lực lượng vũ trang khoảng 25%; người có công, đối tượng cán bộ xã, cán bộ không phải là biên chế nhưng được hưởng định suất lương khoảng 6,5%.
Theo TNO
Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 15-17% Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất phương án đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000 - 400.000 đồng (tương ứng 15-17%), bằng 1 nửa so với phương án điều chỉnh mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang xây dựng dự thảo Nghị...