Giới siêu giàu rộ mốt làm “chúa đảo”
Giá rẻ hơn mua nhà tại các thành phố lớn, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như máy bay cá nhân được sử dụng nhiều khiến cho việc trở thành chủ nhân của một hòn đảo đang ngày càng trở lên hấp dẫn với giới siêu giàu.
Hòn đảo Cave Cay thuộc quần đảo Bahamas có giá 90 triệu USD (58,4 triệu bảng Anh) với một cảng nước sâu, đường băng tư nhân và biệt thự.
Một hòn đảo riêng có thể được coi nhà là tài sản sở hữu thể hiện địa vị của giới giàu có. Tuy nhiên, ước mơ sở hữu một hòn đảo cho riêng mình cũng không phải quá khó khi hiện có tới 60% hòn đảo đang được bán với giá dưới 350.000 bảng Anh.
“Đó là một xu hướng mới, đặc biệt là đối với những người nổi tiếng. Họ thích cắm trại ngoài trời và không để lại dấu chân khi rời đi”, Kate Everett – Allen, đồng tác giả với Knight Frank trong báo cáo đánh giá về xu hướng sở hữu mới nhất tại các hòn đảo.
Khách hàng chủ yếu của những bất động sản khủng này được Knight Frank gọi đó là “Thế hệ Y giàu có” bao gồm những người trẻ thế hệ 8x, 9x giàu có.
Người sáng lập ra Facebook là Mark Zuckerber mới đây cũng đã bỏ ra khoảng 100 triệu USD để mua một phần hòn đảo Kauai ở Hawaii.
Farhad Vladi, ông chủ của một công ty bất động sản chuyên mua bán các hòn đảo, đã từng nhắc đến thế hệ này với miêu tả “đây là thế hệ những người hứng thú với cuộc sống của các hòn đảo mà không phải là trách nhiệm của người chủ sở hữu”.
Video đang HOT
Hiện có hàng trăm hòn đảo được rao bán bao gồm từ những hòn đảo hoang sơ cho tới những nơi sang trọng với những biệt thự nguy nga hay khu nghỉ mát độc quyền. Hòn đảo đang được rao bán đắt nhất hiện nay đang thuộc về đảo Cave Cay nằm ở Bahamas với 90 triệu USD (58,4 triệu bảng) với một cảng nước sâu, đường băng tư nhân và biệt thự.
Theo thống kê của Knight Frank, khoảng 65% các hòn đảo tư nhân đang được bán với giá thấp hơn 500.000 USD. Thậm chí có những hòn đảo chỉ được bán với giá khoảng 30.000 bảng như hòn đảo Nova Scotia với một ngôi nhà ở trên đó.
Sự phát triển của công nghệ, cộng với việc máy bay cá nhân được sử dụng nhiều khiến cho việc trở thành chủ nhân của một hòn đảo đang ngày càng trở lên hấp dẫn với giới siêu giàu. “Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống trên hòn đảo của mình, vừa làm việc với skype và dự các cuộc họp trực tuyến”, Edward de Mallet Morgan, chuyên gia của Knight Frank nói.
Edward cũng giới thiệu hòn đảo Yadua ở Fiji hiện có giá 2,5-3 triệu USD. Hiện tại trên hòn đảo này chưa có bất cứ công trình nào nhưng sau này có thể xây dựng thêm nếu muốn. Từ sân bay quốc tế Fiji Nadi, chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển bằng máy bay trực thăng để tới hòn đảo này.
Hay như hòn đảo Buck thuộc quần đảo Virgin thuộc Anh, được bán với giá 30 triệu USD, bao gồm 1 căn biệt thự 12 phòng ngủ và rất tiện di chuyển đến bằng máy bay trực thăng tới sân bay tại hòn đảo Beef gần đó.
Số liệu từ Hãng hàng không thương gia NetJets, trong một thập kỷ qua, số chuyến bay tư nhân tới các hòn đảo đã tăng 69%. Trong khoảng thời gian đó, số lượng chuyến bay tư nhân tới các hòn lớn như Antigua, Ibiza, Greek hay Majorca.
“Cho đến tận năm 2012, bạn không thể di chuyển tới Ibiza bằng máy bay trong mùa đông. Hiện tại, số lượng chuyến bay bay tới các hòn đảo Ibiza hay Majorca ngày càng tăng. Kết nối công nghệ thông tin phát triển cũng góp phần khiến những hòn đảo này trở thành nơi lý tưởng để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Phương Dung
Theo Dantri/ Telegraph
Thú chơi mới của đại gia Trung Quốc - mua đảo
Bất động sản hay những món hàng xa xỉ không còn là thú chơi chứng tỏ đẳng cấp của các đại gia Trung Quốc. Giờ đây, đẳng cấp của họ là được du ngoạn và nghỉ dưỡng trên hòn đảo của riêng mình, theo Chinadaily.com.cn.
"Chúa đảo" Lin Dong trên hòn đảo của ông tại tỉnh Quảng Tây - Ảnh: AFP
"Chúa đảo" Lin Dong, 42 tuổi, một doanh nhân ở Quảng Đông đã sở hữu hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ trong và ngoài nước, với tổng trị giá gần 5 triệu USD. Ông trở nên giàu có từ khi thành lập công ty về thiết bị y tế.
Lin mua đảo đầu tiên vào năm 2006 và cũng là người thành lập hiệp hội những ông "chúa đảo" ở Trung Quốc (CIOA). Hiện nay, hội này có 53 thành viên, trong đó 2/3 là người Trung Quốc đại lục, còn lại là người Trung Quốc hải ngoại. Không tính riêng CIOA, có khoảng 600 đại gia nước này đã trở thành "chúa đảo".
Lin Dong sở hữu 30 hòn đảo trong và ngoài nước - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, các hòn đảo của Trung Quốc có nhiều hạn chế như chỉ sở hữu được 50 năm trong khi những đảo nước ngoài được bán 100%. Chính vì thế, mua đảo ở nước ngoài đang là cơn sốt trong giới nhà giàu Trung Quốc.
Một số đại gia mua đảo chỉ để nghỉ ngơi, thư giãn; một số mua để đầu tư kinh doanh du lịch và đánh bắt cá. Lin cho biết thú mua đảo bây giờ là thượng hạng nhất trong những phi vụ chi tiêu xa xỉ. Vào cuối tháng này, ông sẽ cùng 70 đại gia khác mua 3 hòn đảo ở Fiji, Tuvalu (thuộc nam Thái Bình Dương) và Tahiti (Pháp), theo Chinadaily.com.cn.
Lin cho biết, thú mua đảo bây giờ là thượng hạng nhất trong những phi vụ chi tiêu xa xỉ - Ảnh: AFP
Vào tháng 3, 4 hòn đảo ở Fiji, Hy Lạp, Anh và Canada đã được bán đấu giá và chỉ trong 12 giờ, 3 hòn đảo đã có chủ sở hữu. Trong đó, 2 đảo ở Hy Lạp và Canada là do một ông trùm xây dựng ở tỉnh Vân Nam mua.
Trước đó, một nữ doanh nhân giàu có Trung Quốc đã mua tặng con gái hòn đảo Slipper, một trong những chuỗi đảo tư nhân ở New Zealand, rộng 224 hecta, có trị giá 5 triệu USD.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Độc chiêu dạy con làm giàu từ thuở còn thơ của phụ huynh TQ "Một ngày nào đó, tất cả những thứ này có thể sẽ thuộc về con", nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc dẫn con trẻ đến các biệt thự cao cấp, sang chảnh nghỉ mát và nhấn mạnh với các bé. Tờ South China Morning Post ngày 1.6 đưa tin, phụ huynh Trung Quốc đang rộ mốt đưa con đến khu nghỉ mát, biệt...