Giới siêu giàu châu Á mê mẩn siêu xe Malaysia
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái nghiêm trọng nhưng công ty chế tạo ô tô theo phương pháp thủ công Bufori ở Malaysia vẫn ngập lụt đơn đặt hàng.
Ô tô chế tạo bằng tay Malaysia hút khách
Bufori phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng nhu cầu cực lớn từ các khách hàng đại gia Trung Quốc và khu vực Trung Đông. Một số khách hàng thậm chí sẵn sàng chờ đợi gần 2 năm trời để sở hữu một chiếc Bufori có giá 150.000 – 350.000 USD (hơn 3,1 – hơn 7,2 tỷ đồng) được chế tác hoàn toàn thủ công theo ý mình.
Theo báo cáo về mức độ giàu có ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, số lượng người giàu tại đây đã lần đầu tiên vượt qua Bắc Mỹ vào năm ngoái. Riêng ở Thái Lan và Indonesia, vô số triệu phú, tỷ phú mới nổi với mức tăng trưởng về giá trị tài sản lên tới 10%.
Do đó, mức giá ngất ngưởng của một chiếc xế hộp Bufori chế tác theo đơn đặt hàng hoàn toàn không làm nản chí giới siêu giàu châu Á một khi thứ mà họ cần luôn gắn liền với “độc và lạ”.
eHong Tan, một nữ doanh nhân ngành công nghệ xanh Malaysia, nổi tiếng với vốn kiến thức rộng về nghệ thuật thưởng trà ở đất nước này, đã đặt hàng Bufori chế tác chiếc xe với các tính năng liên quan tới sở thích của mình như dụng cụ pha trà và liệu pháp massage bằng xoa bóp dầu thơm.
Tan cho biết: “Tôi rất thích uống trà Trung Hoa. Chiếc xe Bufori mà tôi đặt làm này sẽ cho phép tôi pha trà, thưởng trà trong lúc đang đi trên đường. Cả hai việc đó thực sự rất thú vị và đem lại cho tôi cảm giác hoàn toàn mãn nguyện”.
Nữ doanh nhân eHong Tan bên trong chiếc Bufori Geneva được đặt hàng từ Bufori và phải mất gần 2 năm mới hoàn thành.
Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Bufori, Gerry Khouri, tiết lộ, lần đầu tiên ông thành lập công ty ở quê nhà Australia năm 1987. Nhưng sau đó, Khouri quyết định chuyển tới Malaysia vào đầu thập niên 90 khi nhu cầu về xe ô tô tự chế tác ở khu vực này bắt đầu tăng cao.
Chỉ trong vòng 3 năm qua, đơn đặt hàng những chiếc Bufori, theo khẳng định của Gerry Khouri, là những chiếc xe duy nhất được sản xuất hoàn toàn thủ công ở châu Á, đã tăng 15-20% qua từng năm.
“Trung Quốc và Trung Đông là hai thị trường lớn nhất hiện tại của chúng tôi. Ngoài ra, Bufori còn nhận được đơn đặt hàng từ các nước Đông Nam Á, Hong Kong, Nhật Bản và châu Âu. Thị trường Malaysia cũng chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển. Đó là điều đã đưa chúng tôi tới Malaysia và giữ chân chúng tôi tại đây”.
Gerry Khouri – người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Bufori bên chiếc Geneva của mình.
Cận cảnh nhà máy sản xuất Bufori
Nhà máy duy nhất của Bufori ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur là nơi khách hàng có thể tới tận nơi để xem xét quá trình chiếc xe mơ ước của họ được tạo nên như thế nào. Trên diện tích 4,645m2, công nhân bận rộn với việc hoàn chỉnh các bộ phận theo yêu cầu của khách và đúc thân xe.
Ở tầng trên, tại khu vực thiết kế nội thất, vật liệu da được cắt và khâu bằng tay. Trong khi đó, nhóm kỹ sư miệt mài lắp ráp các bộ phận điều khiển điện tử lại với nhau.
Video đang HOT
Công nhân tại nhà máy ở ngoại ô Kuala Lumpur lắp ráp bảng điều khiển xe.
Một công nhân đang lau chùi, đánh bóng mô hình thu nhỏ của chiếc xe để khách thẩm định trước khi ký hợp đồng.
Tất cả mọi công đoạn chế tạo nên chiếc xe đều được làm thủ công.
Khung cảnh tại nhà máy sản xuất của Bufori
Công nhân đang tân trang lại một chiếc Bufori MKII Roadster.
Hiện tại, hệ thống showroom Bufori đã có mặt tại Sydney và Thượng Hải. Nữ doanh nhân Tan thổ lộ: “Điều tuyệt vời nhất chính là việc tôi được tận mắt chứng kiến chiếc xe được chế tạo từ đầu đến cuối, giống như thể tôi đang ngắm một đứa trẻ đang lớn dần lên”.
Gerry Khouri chế tạo chiếc xe Bufori đầu tiên tại sân sau nhà mình khi mới 21 tuổi. Ông cho biết, Bufori luôn giữ các thiết kế cổ điển đã trở thành thương hiệu của hãng nhưng đồng thời, bản thân một chiếc xe Bufori đã đạt đến “đẳng cấp khác biệt của riêng mình”.
Ví dụ như Bufori Geneva – một chiếc limousine cao cấp 4 cửa với những đường uốn lượn quyến rũ, bảng điều khiển dài, động cơ V8 6,4 lít, công suất 470 mã lực và mô-men xoắn 630 Nm.
“Những đặc điểm đó thực sự rất độc đáo, rất sang trọng. Bạn phải là người rất đặc biệt mới có thể sở hữu một trong những chiếc xe này”, ông chủ Bufori hãnh diện nói.
Nữ nhân viên Bufori với bản vẽ màu mẫu xe Bufori Geneva
“Mỗi chiếc Bufori là một tác phẩm nghệ thuật”
Tuy nhiên, Khouri thừa nhận, việc danh sách chờ đợi dài dằng dặc những chiếc ô tô Bufori có thể khiến một số khách mất kiên nhẫn mà chuyển sang các đối thủ như Bentley và Rolls Royce.
“Tất cả những chiếc xe hơi Bufori đều được chế tạo bằng tay. Không hề có máy móc. Bạn có thể nhìn quanh xem, chỉ toàn là con người thôi. Mà con người thì bạn không thể hối thúc để đẩy nhanh tốc độ như máy móc được”.
Với khoảng 100 nhân công, nhà máy Bufori chỉ làm ra 60 chiếc xe mỗi năm, bằng 1/4 so với mục tiêu 300 xe. Khouri chia sẻ: “Vấn đề của chúng tôi nằm ở chỗ đơn đặt hàng vượt quá khả năng đáp ứng của chúng tôi. Nghe có vẻ khá điên rồ nhưng thật ra, vấn đề này rất nghiêm trọng vì chúng tôi đang mất dần các đơn hàng mỗi ngày”.
Một chiếc Bufori Geneva đã hoàn thiện tại nhà máy ở ngoại ô Kuala Lumpur…
… và khi kiêu hãnh lướt trên đường phố thủ đô Malaysia.
Trước câu hỏi tại sao không mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công, Khouri cho biết, ông cũng muốn đẩy mạnh sản xuất bằng cách này nhưng lại lo lắng chất lượng suy giảm.
“Những chiếc xe Bufori cần rất nhiều nhân công để hoàn thành và hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Để mở rộng sản xuất, chúng tôi có thể phải thỏa hiệp với mục tiêu chất lượng sản phẩm thấp hơn trước. Đó lại là điều mà chúng tôi không hề muốn”. Mất 3.500 giờ công lao động để làm ra một chiếc Bufori La Joya, còn đối với dòng Geneva, con số này lên tới 9.000 giờ.
“Thực tế này thật lố bịch nếu bạn làm phép so sánh với các hãng sản xuất xe hơi khác. Đối với họ, ngay cả 50 giờ công lao động cũng đã là quá nhiều”.
Nhưng những khách hàng đủ kiên nhẫn chờ đợi chiếc Bufori của riêng mình sẽ không hề phải hối tiếc. Nữ doanh nhân Tan, người sở hữu chiếc Bufori sau 20 tháng, khẳng định: “Quả bõ công tôi chờ đợi bấy lâu. Nó còn hơn một chiếc xe. Đối với tôi, Bufori là cả một tác phẩm nghệ thuật”.
Huyền Trang (theo Reuters)
Theo VTC
Những tác phẩm nghệ thuật từ nút chai rượu
Từ nút chai rượu vứt đi, các nghệ sĩ đã sưu tập để tạo nên tác phẩm nghệ thuật với chủ đề 'sống xanh'.
Scott Gundersen, một giáo viên mỹ thuật, phải mất 2 năm để thu thập đủ 17.000 nút chai để thực hiện tác phẩm đầu tay.
Công việc này khá mất thời gian bởi cô phải dùng phương pháp thủ công gắn từng nút chai lên tấm bảng gỗ.
Mỗi bức chân dung như thế này cần từ một tới hai tháng để hoàn tất và giá giao động từ 3.700 tới hơn 6.000 bảng (khoảng 125 - 200 triệu đồng).
Bà Jan Elftman là tác giả của chiếc xe ôtô làm từ 10.000 nút chai.
Những nút chai này không thấm nước và do trọng lượng nhẹ nên nó có thể nổi được trên mặt nước.
Người trong tấm ảnh là ông Robert Mondavi, chủ một nhà máy sản xuất rượu ở Oakville, bang California, Mỹ.
Chiếc áo khoác làm từ nút chai này được 'may' cho ông để thể hiện sự khâm phục đối với tài trí, sự tự tin và quyết đoán của Mondavi trên thương trường.
Nhà thiết kế tạo hình nổi tiếng người Đức Gabriel Wiese đã tạo ra chiếc ghế nút chai này.
Nhà thiết kế người Albania Saimir Strati đã tạo ra bức tranh khổng lồ này từ 230.000 nút chai gắn thẳng lên một bức tường dài rộng và biến nơi đây trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Theo dân trí
Chiếc váy kim cương đen đắt nhất thế giới Chiếc váy được đính hơn 50 viên kim cương đen, trị giá gần 118,3 tỷ đồng. Mới đây, một trong những chiếc váy đắt giá nhất thế giới đã ra mắt tại sàn diễn thời trang ở Ukraina. Chiếc váy được thiết kế bởi nhà thiết kế người Anh, Debbie Wingham, đã thu hút mọi ánh nhìn của những người tham dự buổi...