Giới quân sự Mỹ, Trung Quốc họp bất thường vì Triều Tiên
Chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, các tướng lĩnh của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc đối thoại an ninh bất thường, bàn luận về cách thức quân đội hai nước có thể liên lạc với nhau trong tình huống xảy ra khủng hoảng.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên được cho là mạnh chưa từng thấy.
Tuyên bố của Văn phòng Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhấn mạnh cuộc hội đàm là cơ hội để giới chức quốc phòng hai nước thảo luận về cách giải quyết các cuộc khủng hoảng, tránh xảy ra những tính toán sai lầm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ hiểu lầm giữa các bên.
Tham dự đối thoại có Trung tướng Richard Clarke, Giám đốc phụ trách chính sách và kế hoạch chiến lược của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, và Thiếu tướng Thiệu Nguyên Minh (Shao Yuanming), Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh 2 nước còn thiếu sự tin tưởng chiến lược lẫn nhau, cũng Washington quan ngại về sự vươn lên mạnh mẽ của Bắc Kinh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đe dọa vị thế của Mỹ tại khu vực quan trọng này.
Cuộc họp kín tại Đại học Quốc phòng ở Washington diễn ra trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hơn trong việc thảo luận về cách thức 2 cường quốc thế giới sẽ giải quyết tình trạng khẩn cấp trên Bán đảo Triều Tiên như thế nào. Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng cuộc hội đàm đã được lên kế hoạch trước khi Triều Tiên bất ngờ tiến hành vụ phóng tên lửa ICBM. Trong khi đó, các quan chức khẳng định rằng cuộc hội đàm không tập trung vào Triều Tiên hay bất kỳ vấn đề cụ thể nào.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố tên lửa mới có thể vươn đến Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói với đài Fox News trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi sẽ sớm bổ sung thêm các chế tài và sẽ tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên”. Bà Sanders cũng nói rằng chính quyền cũng sẽ “cố gắng hối thúc Nga có lập trường mạnh mẽ và táo bạo hơn để gây thêm sức ép lên Triều Tiên.”
Video đang HOT
Nga nói rằng vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên là một sự khiêu khích gây tổn hại tới cơ may giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn tiến.
Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Peskov, hôm thứ Tư đã bày tỏ hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ “duy trì sự bình tĩnh cần thiết để ngăn tình hình trên Bán đảo Triều Tiên diễn biến theo kịch bản xấu nhất.”
Ông Peskov lên án vụ thử nghiệm này là một “hành động khiêu khích khơi lên căng thẳng và làm trì hoãn những nỗ lực nhằm giải quyết tình hình khủng hoảng.” Ông nói thêm rằng “không có lý do để lạc quan.”
Vụ thử nghiệm diễn ra ngay trong khi một phái đoàn nghị viện Nga đến thăm Bình Nhưỡng. Leonid Slutsky, trưởng ủy ban các vấn đề quốc tế của hạ viện, nói rằng các thành viên của họ đang bày tỏ mối lo ngại của Moscow và cố gắng khuyến khích miền Bắc “ngưng sự leo thang căng thẳng đầy nguy hiểm.”
Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống Mỹ Trump cũng đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng sức ảnh hưởng to lớn của mình để gây áp lực lên Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình nói với ông Trump trong cuộc điện đàm rằng mục tiêu không lay chuyển của Bắc Kinh là giữ gìn hòa bình và ổn định ở Đông Á và giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Có vẻ như, Mỹ cũng đang nỗ lực dùng ảnh hưởng của mình để kêu gọi các bên cùng có hành động cứng rắn với Triều Tiên.
Trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ đa đươc tô chưc tại New York vào tối 29.11 theo sáng kiến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tập trung vào chủ đề Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo. Mỹ kêu goi tât ca các nươc trên thê giơi căt đưt moi quan hê với Triêu Tiên, bao gồm ca ngừng thương mại và trục xuất các công nhân Triều Tiên về nươc.
Bà Nikki Haley, Đại diện Thường trực Mỹ tại LHQ tuyên bô: “Ngoài việc thực hiện tất cả các biện pháp trừng phạt của LHQ, chung tôi kêu goi tất cả các nươc căt đứt bât ky quan hê vơi Triêu Tiên”.
Theo Danviet
Điểm "bất thường" trong vụ thử tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên
Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa sáng nay của Triều Tiên được đánh giá có nhiều điểm chưa từng thấy trước đó như phóng giữa đêm, tên lửa bay "cao chưa từng có", "lâu nhất từ trước đến nay".
Sáng sớm nay 29/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa từ phía bắc Bình Nhưỡng. Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó xác nhận đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa loại mới có tên gọi Hwasong-15.
Bình Nhưỡng cũng tuyên bố thêm rằng, vụ phóng cho thấy Triều Tiên đã hoàn tất lực lượng hạt nhân quốc gia và trở thành một cường quốc tên lửa.
Đây là vụ thử tên lửa thứ 15 và là vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thứ 3 của Triều Tiên kể từ đầu năm sau hai tháng im ắng. Vụ phóng được đặc biệt chú ý bởi những đặc điểm "chưa từng có" trong các vụ thử trước đây của Bình Nhưỡng.
Cao nhất từ trước đến nay
Tên lửa Triều Tiên phóng sáng 29/11 đạt độ cao nhất từ trước đến nay. (Đồ họa: AFP)
Các dữ liệu của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, tên lửa đã bay xa 960km và đạt đến độ cao gần 4.500km, cao hơn bất cứ vụ phóng nào trước đây của Triều Tiên. Giới chức Nhật Bản cho biết, tên lửa này đã bay trong thời gian 51 phút, lâu nhất từ trước đến nay, trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
David Wright, chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà khoa học (UCS) tại Mỹ, nhận định nếu phóng theo đường bay chuẩn, tên lửa này có thể bay xa tới 13.000km. "Một tên lửa như vậy đủ sức bắn đến Washington. DC và thực tế là tới bất cứ đâu của Mỹ", chuyên gia này nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia về tên lửa của tạp chí 38 North, Michael Elleman, cho rằng vụ phóng đánh dấu một bước tiến nữa của Triều Tiên song Triều Tiên vẫn cần các vụ thử nghiệm nữa mới có thể củng cố độ tin tưởng của tên lửa.
Phóng giữa đêm
Phóng thử tên lửa liên lục địa vào ban đêm và từ bệ phóng di động, Triều Tiên có thể muốn gửi đi thông điệp rằng đối phương khó trở tay kịp. (Ảnh: Reuters)
Một chi tiết đáng chú ý nữa trong lần phóng thử tên lửa này của Triều Tiên là thời gian thử vào ban đêm và từ một bệ phóng di động.
Các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa trước kia của Triều Tiên đều diễn ra vào ban ngày. Tuy nhiên, lần này, Triều Tiên phóng tên lửa lúc 3h đêm. Rodger Baker, chuyên gia phân tích của Stratfor, cho rằng đây có thể là một chiến thuật mới của Bình Nhưỡng nhằm tăng tính bảo mật của vụ phóng tên lửa đến phút chót.
Vài ngày trước, qua tín hiệu vô tuyến, giới tình báo Hàn Quốc và Nhật Bản nghi ngờ Triều Tiên sắp phóng tên lửa. Tuy nhiên, khi chưa có gì rõ ràng, đêm 28/11, rạng sáng 29/11, Triều Tiên bất ngờ di chuyển và phóng tên lửa sau 2 tháng im ắng.
Ngoài ra, việc sử dụng bệ phóng di động cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị sẽ khiến đối phương "không kịp trở tay" do đó khó tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ không chắc có thể chặn được tên lửa Triều Tiên trong tương lai Một quan chức Mỹ tin quân đội nước này đủ sức đối phó mọi tên lửa Triều Tiên hiện tại nhưng không chắc về khả năng này trong tương lai. Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng. Ảnh: Rodong Sinmun. Triều Tiên sáng sớm 29/11 phóng thử tên lửa đạn đạo (ICBM) Hwasong-15, tuyên bố tên lửa có khả năng mang "đầu đạn siêu...