Giới quản lý văn hóa ‘đau đầu’ trước nạn ca khúc nhảm
“Như cái lò”, “ Phiếu bé ngoan”… bị đánh giá ít giá trị nghệ thuật, gây e ngại về lối sống giới trẻ.
Ngày 31/10, Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức hội thảo về hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc.
Ông Lê Minh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn – cho biết các nhạc phẩm không có chất lượng nghệ thuật, ca từ nhảm nhí xuất hiện ngày một nhiều, ví dụ: Phiếu bé ngoan, Tan ka ka, Em không hối tiếc, Như cái lò…
Nhiều bài hát bị đánh giá “dị thường về hình thức, vay mượn ý tưởng, nhàn nhạt về tính cách âm nhạc, lẫn lộn khái niệm bản sắc dân tộc” nhưng vẫn tạo hiệu ứng mạnh.
Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu – Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam – lấy ví dụ ca khúc Lạc trôi của Sơn Tùng M-TP. Bà đánh giá ca khúc “câu khách” bằng bối cảnh dàn dựng theo kiểu phim kiếm hiệp Trung Quốc. Bài hát thuần túy mang tính giải trí, phần đệm sử dụng âm sắc nhạc cụ dân tộc kết hợp âm thanh điện tử. Giai điệu của Lạc trôi pha chút ngũ cung nhưng lại gần âm điệu của Trung Quốc hơn Việt Nam.
* ‘Lạc trôi’ – Sơn Tùng M-TP
1.000 fan xếp hàng để được xem MV mới của Sơn Tùng M-TP
Nhạc sĩ Minh Châu so sánh về hiệu ứng của Lạc trôi với vở opera Lá đỏ. Trong khi tác phẩm do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân dàn dựng với nội dung tốt chỉ có gần 2.000 lượt xem trên mạng Internet sau gần nửa năm, ca khúc Lạc trôi của Sơn Tùng đạt mốc 100 triệu lượt theo dõi trong vòng hai tháng. Thậm chí, Lạc trôi được vào danh sách MV được xem nhiều nhất châu Á.
“Không một tác phẩm, nghệ sĩ chuyên nghiệp nào dám mơ tới con số đó. Từ ‘lạc trôi’ có mặt trên Wikipedia, thậm chí trở thành cụm từ hot được cư dân mạng thích sử dụng. Nhưng Lạc trôi là gì nhìn từ khía cạnh nghệ thuật?”, bà đặt câu hỏi.
Các nhà quản lý đặt ra câu hỏi: để thị trường tự phát triển hay can thiệp bằng cách ngăn chặn, cấm đoán. Bà Châu cho đây là bài toán khó bởi: “Mặc kệ thì lo chúng làm lệch lạc thẩm mỹ công chúng nhưng ngăn cấm trong xu thế hội nhập toàn cầu thì chỉ là biện pháp vô vọng, đôi khi phản tác dụng”.
Video đang HOT
Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng cách duy nhất là phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các tác phẩm tốt để giới trẻ không bị “đói” về tinh thần. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần cập nhật, lắng nghe từ giới trẻ để hiểu họ muốn thưởng thức những gì nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp.
Ông Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – phần nào đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, thứ trưởng cũng thừa nhận không phải chương trình chính thống nào cũng có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều đêm diễn còn nặng tính báo cáo các cấp, khán giả đến xem hầu hết là do huy động, gây ra tình trạng “tự xem, tự hài lòng và tự đánh giá cao”.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – ông Vương Duy Biên.
Hội thảo cũng bàn tới những bất cập trong Nghị định 79 và 15 về lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Những lùm xùm liên quan đến việc cấp phép các ca khúc trước 1975 cách đây không lâu được nhắc lại. Hồi tháng 5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ra chỉ đạo: “Các bài hát đã quen thuộc, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác”.
Nhạc sĩ Trịnh Văn Thuận cho biết việc xác định một tác phẩm trái thuần phong mỹ tục hay không là không đơn giản. Do đó, các Sở Văn hóa và Cục Nghệ thuật Biểu diễn cần có những hội đồng chuyên môn để thẩm định.
Ông Vương Duy Biên cho rằng đây là khó khăn nhiều nước gặp phải. “Chúng ta từng tranh cãi váy dài bao nhiêu là đủ, ngắn bao nhiêu là phản cảm nhưng cũng không đi về đâu. Tuy vậy, cũng không thể loại bỏ cụm từ này ra khỏi quy định pháp luật bởi nó vốn đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người”, ông Biên nói. Theo ông, công chúng và báo chí góp phần chỉ ra những vấn đề phản cảm trong xã hội.
Ý kiến lập danh sách “bài hát bị cấm” thay vì “được phép biểu diễn” để giúp giảm bớt cơ chế xin – cho cũng được nêu lại. Ông Vương Duy Biên nói: “Đây là phương án hay nhưng khó thực hiện. Ngay cả khi danh sách được cập nhật liên tục vẫn có những rủi ro nhất định. Ví dụ, có bài hát không hợp thuần phong mỹ tục, nội dung xâm phạm lợi ích quốc gia chưa kịp đưa vào danh sách, những kẻ cơ hội có thể nghiễm nhiên trình diễn, rất nguy hiểm”. Trong khi chờ nghị định được sửa đổi, bổ sung, Cục chọn cách giúp các đơn vị thẩm định nếu gặp khúc mắc về nội dung, trước khi xin phép Sở Văn hóa địa phương biểu diễn.
Theo ông Biên, cần hạn chế thủ tục tiền kiểm và tăng hậu kiểm. Điều này vừa giúp thuận lợi cho việc quản lý, vừa tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức nghệ thuật. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết chế tài hậu kiểm nên phạt thật nặng để có tính răn đe.
Theo VNE
"Việc cấp phép cho ca khúc là... thảm họa!"
Nhạc sĩ Nguyễn Cường việc cấp phép cho các ca khúc của Cục Nghệ thuật Biểu diễn là nhảm nhí, thậm chí bị ví là "thảm họa". Nhạc sĩ Phó Đức Phương thì cho rằng, việc đó là không cần thiết, tốn công của, gây mệt mỏi cho đời sống âm nhạc...
"Việc cấp phép các ca khúc là không cần thiết"
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã chỉ ra 4 điều hệ lụy khi Cục NTBD ra văn bản "phổ biến rộng rãi" cho hơn 300 ca khúc.
Một là, không cần thiết. Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, việc công bố danh sách hơn 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi là không cần thiết vì bản thân các ca khúc đã được phổ biến rộng rãi rồi. Hàng vạn ca khúc khác cũng thế, không cần thiết phải cấp phép. Hai là, bất khả thi. Ba là, tốn kém thời gian và tiền bạc của Nhà nước. Và bốn là gây rốn ren trong đời sống xã hội nói chung, gây rối ren, mệt mỏi, nhiễu nhương trong đời sống âm nhạc nói riêng.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho rằng việc cấp phép ca khúc tốn công sức, mất thời gian, gây mệt mỏi...
Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ: "Mấy tháng trước, khi trả lời báo chí xoay quanh vấn đề cấp phép ca khúc của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, tôi có nói rằng chỉ nên liệt kê danh sách các ca khúc bị cấm. Nhưng nghĩ lại, tôi cũng thấy việc này là không cần thiết, nó tốn công sức. Theo tôi, chỉ đưa ra những nguyên tắc cấm, ví dụ như ảnh hưởng đến an ninh, ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, gây thù hằn dân tộc, vi phạm thuần phong mỹ tục...
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho rằng, hành động cấp phép ca khúc của Cục Nghệ thuật Biểu diễn có sự bất cập trong tư duy và sai lầm phương pháp quản lý.
"Không nên lẫn lộn khái niệm cấp phép. Chỉ có tác giả (chủ sở hữu tác phẩm) mới được quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có quyền kiểm duyệt tác phẩm nào vi phạm hay không...", nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ thêm...
"Cấp phép cho Quốc ca Việt Nam - Chuyện rất buồn cười"
Đồng quan điểm với nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng một ca khúc ra đời, quyền thuộc về tác giả. "Tôi chẳng thấy đất nước nào trên thế giới cấp phép ca khúc cả. Cục Nghệ thuật Biểu diễn có quyền cấm hát, cấm biểu diễn ca khúc nào đó nhưng không có quyền cấp phép. Quyền thuộc về tác giả", nhạc sĩ Nguyễn Cường khẳng định.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường nói thêm: "Sáng tác ca khúc cũng là một trong những hoạt động nghệ thuật. Vẽ tranh cũng thế. Nhưng Cục có đến từng phòng tranh để cấp phép cho từng bức tranh hay không? Sao lại cấp phép cho ca khúc?".
Vị nhạc sĩ này thẳng thắn cho rằng, việc cấp phép cho các ca khúc là nhảm nhí, thậm chí là "thảm họa". Việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn công bố danh sách hơn 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi, trong đó có Quốc ca Việt Nam là rất "buồn cười".
Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng việc cấp phép ca khúc là nhảm nhí, buồn cười...
"Cục có thể công bố danh sách các ca khúc bị cấm vì vi phạm chống phá này nọ, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận kẻo gây phản ứng trong dư luận. Tôi được biết, từng có người bước vào vòng lao lý vì hát một số ca khúc nhạy cảm, nhưng nay các ca khúc đó đang được hát trên truyền hình", nhạc sĩ Nguyễn Cường cho biết.
Trước thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến những ca khúc không vi phạm thuần phong mỹ tục, không vi phạm chống phá này khác... thì không cần phải cấp phép, nhạc sĩ Nguyễn Cường rất đồng tình.
"Các sáng tác của tôi cũng vậy, sáng tác nhiều, tôi cũng chưa khi nào đến xin cấp phép các ca khúc của mình cả", tác giả "Ly café Ban Mê" chia sẻ.
Khi hay tin, ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" của mình có tên trong danh sách vừa được công bố phổ biến rộng rãi, nhạc sĩ Phạm Tuyên khá... hoang mang. Ca khúc mà nhiều thế hệ khán giả thuộc làu làu, giờ mới được phép phổ biến rộng rãi?
Theo Nguyễn Hằng (Dân Trí)
Đàm Vĩnh Hưng: Tôi mất 8 năm để được cấp phép hát 1 ca khúc Để được hát ca khúc Tình bơ vơ, Đàm Vĩnh Hưng đã mất 8 năm liên tiếp nộp đơn lên Cục nghệ thuật biểu diễn mới được duyệt. Tối 28/10, liveshow Đêm Tâm Sự diễn ra tại Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng với sự góp mặt của Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Uyên Linh, Trường Giang... Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện trong...