Giới phân tích: Mỹ, Qatar hưởng lợi khi vị thế năng lượng của Nga suy giảm
Vai trò của Nga trên thị trường năng lượng toàn cầu sẽ giảm dần, còn Mỹ và Qatar nằm trong số rất nhiều quốc gia sẵn sàng lấp chỗ trống, theo giới phân tích năng lượng quốc tế.
Đến năm 2030, tổng công suất LNG toàn cầu sẽ tăng 50% lên 671 triệu tấn mỗi năm và “miếng bánh” thị phần của Nga được dự đoán sẽ giảm xuống 5%, so với mức 6,7% hiện nay. Ảnh: AFP
Phát biểu trên đài CNBC, ông Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên tại Công ty tư vấn chính trị Eurasia Group, nhận định: “Thị phần cung cấp LNG toàn cầu của Nga gần như chắc chắn sẽ giảm trong thập niên này”.
Ông Gloystein cho rằng, vai trò của Nga trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm dần ngay cả trước khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, phương Tây liên tục tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga, khiến phần lớn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực LNG của Nga bị sụt giảm.
Giám đốc thị trường khí đốt Nam và Đông Nam Á tại Tập đoàn dịch vụ tài chính S&P (Mỹ), ông Zhi Xin Chong cho rằng, việc Nga không thể nhập khẩu các mô-đun hóa lỏng (hạng mục thiết bị giúp chuyển đổi khí đốt tự nhiên thành LNG) sẽ cản trở tham vọng của Moscow.
Video đang HOT
“Trong thập kỷ này, Nga sẽ vô cùng khó khăn trong việc mở rộng năng lực hóa lỏng khí đốt do các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt rộng rãi đối với nước này”, ông Chong đánh giá. Nhà phân tích này cho biết thêm, tổng công suất của các cơ sở LNG tại Nga sẽ không thay đổi ở mức 37 triệu tấn trong vài năm tới.
Theo dự báo của S&P, đến năm 2030, tổng công suất LNG toàn cầu sẽ tăng 50% lên 671 triệu tấn/năm và “miếng bánh” thị phần của Nga sẽ giảm xuống 5%, so với mức 6,7% hiện nay.
Năm 2021 – trước khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga là nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 4, chỉ sau Australia, Qatar và Mỹ. Tuy nhiên, ba quốc gia này cùng với các nhà xuất khẩu lớn khác được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống khi thị phần khí đốt của Nga sụt giảm.
“Chúng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn đến các nhà xuất khẩu khác như Mỹ, Mozambique và Australia”, ông Chong cho biết.
Trong nửa đầu năm 2022, Mỹ đã vượt qua Qatar và Australia để trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Đến năm 2030, ông Chong dự đoán Mỹ sẽ đóng góp tới 25% công suất LNG toàn cầu, còn Qatar chiếm 19%.
Ông Gloystein từ Công ty tư vấn Eurasia Group cũng cho rằng Mỹ và Qatar là “những bên hưởng lợi chính” khi Nga dần rút lui khỏi hệ sinh thái LNG toàn cầu.
“Các dự án mới và việc mở rộng các cơ sở hiện có ở Mỹ cũng như việc mở rộng quy mô lớn ở khu vực North Field của Qatar đã tăng tốc đáng kể khi châu Âu đổ xô vào thị trường LNG vào năm ngoái”, ông Gloystein nhấn mạnh.
Ngoài Mỹ và Qatar, tiểu vùng Đông Địa Trung Hải cũng nằm trong danh sách các bên hưởng lợi, bởi theo ông Gloystein, Đông Địa Trung Hải rất phù hợp về mặt địa lý để thay thế đường ống dẫn khí đốt của Nga tới các nước Nam Âu, đặc biệt là Italia, Hy Lạp và Croatia.
“Thị trường LNG Đông Phi, bao gồm Mozambique và có khả năng cả Tanzania cũng có thể được hưởng lợi”, ông Gloystein nói thêm. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý, “cơ hội tương đối hẹp” do châu Âu nỗ lực giảm mức tiêu thụ khí đốt nói chung thông qua các lệnh hạn chế đối với việc sử dụng và đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế nội khối trong thời gian tới.
Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch năng lượng mang tên “REPowerEU” ngay sau khi chiến sự Nga – Ukriane nổ ra, với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng lên 45% vào cuối thập kỷ này.
Mục tiêu trên phù hợp với chương trình nghị sự khử cacbon dài hạn của Luật Khí hậu châu Âu (ECL), theo ông Pavel Molchanov, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại ngân hàng đầu tư Raymond James.
Ông Molchanov lưu ý: “Việc mở rộng năng lượng tái tạo có nghĩa là vai trò của khí đốt, chưa kể đến than đá, đang giảm dần theo thời gian”.
Mỹ - EU cam kết hợp tác chống lại hành vi làm gián đoạn các thị trường năng lượng
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/4 cam kết đấu tranh chống các hành vi gây bất ổn các thị trường năng lượng toàn cầu.
Một nhà máy lọc dầu tại Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung sau cuộc họp ở Brussels (Bỉ) giữa Mỹ và EU nêu rõ: "Hai bên tái khẳng định cam kết mạnh mẽ nhằm đương đầu trực tiếp, bằng các biện pháp thích hợp, chống lại mọi âm mưu gây thêm bất ổn tình hình năng lượng toàn cầu và né tránh các trừng phạt".
Tuyên bố chung Mỹ - EU cũng nêu rõ hai bên sẽ tăng cường hợp tác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga về nhiên liệu hạt nhân và dịch vụ làm giàu urani, đồng thời nhất trí tổ chức cuộc họp chung trong năm nay nhằm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến như lò phản ứng modul cỡ nhỏ.
Mỹ và EU đã tăng cường hợp tác về năng lượng kể từ khi Nga giảm vận chuyển khí đốt sang châu Âu do xung đột tại Ukraine, khiến châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng và đẩy giá nhiên liệu leo thang kỷ lục.
EU đến nay vẫn đang nỗ lực để thay thế hầu hết nguồn khí đốt trước đây nhập khẩu từ Moskva, nhờ tăng nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác, nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo, cũng như nhờ các chính sách tiết kiệm năng lượng.
Năm 2022, Mỹ đã chuyển giao 56 tỷ m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang EU, hơn gấp đôi so với lượng khí giao năm 2021 và đưa châu Âu trở thành điểm đến hàng đầu của LNG Mỹ.
EU không trừng phạt hoạt động nhập khẩu khí đốt hoặc nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mặt hàng mà 27 quốc gia thành viên đang phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Theo Cơ quan hạt nhân của EU (Euratom), Nga cung cấp 20% urani cho các nhà máy điện hạt nhân của EU trong năm 2021, và 31% dịch vụ làm giàu urani cho các nhà máy này.
Cũng trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu 35% lượng urani từ Kazakhstan, 15% từ Canada, 14% từ Australia và 14% từ Nga.
Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tăng mạnh, IAE cảnh báo nguy cơ thiếu năng lượng Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, cho rằng hiện chưa phải là thời điểm lạc quan về nguồn cung năng lượng cho mùa Đông năm nay. Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol. (Nguồn: aa) Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)...