Giới phân tích hoài nghi về thỏa thuận ‘bước 1′ Mỹ-Trung
Khi các nhà đầu tư mong chờ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung được ký kết, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đây chưa hẳn đã là chiến thắng cho cả hai bên.
Trả lời phỏng vấn chuyên mục “Street Signs Europe” của CNBC, phó giáo sư Keyu Jin thuộc Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cho biết, thỏa thuận ‘bước 1′ chỉ như một thỏa thuận ‘bằng mặt, mà không bằng lòng’, nhằm giúp Mỹ-Trung có thể nói rằng họ đã đạt được một số tiến bộ.
“Thực chất thỏa thuận ‘bước 1′ là về những thứ có thể đàm phán và giải quyết ngay từ đầu. Những việc không thể giải quyết thông qua đàm phán sẽ bị bỏ lại sau, bị hoãn lại, và chúng ta thật sự không biết chuyện gì đang xảy ra. Vậy nên, khi các mức thuế cũ áp lên Bắc Kinh có thể phục hồi, thì đây không thể là một chiến thắng cho họ (Trung Quốc). Hoặc là một chiến thắng cho nước Mỹ, bởi những vấn đề nhức nhối vẫn còn đó”, bà Jin nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc
Ngoài ra theo bà này, một số vấn đề khó khăn hơn đã được thảo luận trong bản thỏa thuận, như các vấn đề xoay quanh tài sản trí tuệ hay mở cửa thị trường Trung Quốc cũng không đạt được bước đột phá lớn.
“Đó là những gì họ muốn làm, điều này gắn liền với những mục tiêu về lâu dài của Trung Quốc. Hiện có rất nhiều sự tập trung vào công nghệ và đầu tư tới từ chính phủ Trung Quốc, cũng như giới doanh nghiệp tư nhân, nên việc bảo vệ tài sản trí tuệ là vô cùng nan giải”, bà Jin nói thêm.
Và kể cả trong trường hợp Bắc Kinh có những sự nhượng bộ xung quanh các luật và quy định, thì sẽ mất một khoảng thời gian để những điều này được thi hành.
“Có một sự khác biệt giữa những gì ghi trong luật và lúc thực hiện. Rất nhiều thứ được viết trong luật, hệ thống pháp luật khá toàn diện, cơ chế bảo vệ bằng sáng chế cũng có, vấn đề chính ở đây là thực thi”, bà Jin nói.
“Việc thực thi luật khó vận dụng, do điều này liên quan tới nhiều chính quyền địa phương, các công ty địa phương, và chính quyền trung ương không thể quản lý hết. Chính quyền trung ương đang thực hiện các bước đi thực tế nhằm đảm bảo các điều luật sẽ được thực thi, nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian”, bà Jin nhận định.
Video đang HOT
Tài sản trí tuệ là một vấn đề nan giải trong thương chiến Mỹ-Trung. Ảnh: lawdonut
Nhiều nhà đầu tư trên thế giới đang ngóng chờ tín hiệu về thỏa thuận thương mại kể từ khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 10 nói rằng, Mỹ đang cùng Trung Quốc tiến tới “một bản thỏa thuận rất quan trọng”.
Nhiều chuyên gia phân tích cũng đồng ý với nhận định của bà Jin khi họ cho rằng, việc ký kết thỏa thuận sẽ chỉ là một chiến thắng về mặt chính trị. Ví dụ, giảng viên Stephen Roach tại Học viện Jackson thuộc Đại học Yale gọi thỏa thuận thương mại chỉ là ‘vô hình và thiếu sót’, khi đây chỉ là bước tiến mang tính chính trị và không giải quyết được những vấn đề cốt lõi gây ra thương chiến.
Ông Lu Yu thuộc Tổ chức các nhà đầu tư toàn cầu Allianz trả lời phỏng vấn CNBC gần đây rằng, thỏa thuận ‘bước 1′ sẽ không là một bước đột phá đáng kể trong thương chiến, khi ông miêu tả rằng đó chỉ là một ’sự đình chiến’ trong căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên, vẫn có một số người lạc quan về ý nghĩa kinh tế khi bản thỏa thuận sơ bộ được hoàn thiện. Như chuyên gia King Lip thuộc tập đoàn quản lý tài sản Baker Avenue nhận định, ông có niềm lạc quan dành cho bản thỏa thuận ‘bước 1′ sẽ là “sự tích cực về kinh tế cho Mỹ-Trung”.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet.vn
Vì sao Mỹ và Trung Quốc khó chốt thỏa thuận thương mại "giai đoạn 2"?
Mỹ và Trung Quốc khó có khả năng tiến đến thỏa thuận "giai đoạn 2" khi hai bên vẫn đang phải nỗ lực rất nhiều để đạt được thỏa thuận "giai đoạn 1".
Một thỏa thuận thương mại "giai đoạn 2" đầy hoài bão giữa Mỹ và Trung Quốc ít khả năng trở thành hiện thực khi hai bên vẫn đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận sơ bộ "giai đoạn 1", các quan chức, giới lập pháp của cả 2 phía cùng nhiều chuyên gia thương mại nhận định.
Chính ông Trump là người muốn ký kết các thỏa thuận theo giai đoạn chứ không phải Bắc Kinh. (Nguồn: AP).
Thỏa thuận "giai đoạn 2" liệu có khả quan?
Hồi tháng 10/2019, phát biểu trong cuộc họp báo với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Tổng thống Trump cho biết, ông dự kiến nhanh chóng xúc tiến giai đoạn đàm phán thứ 2 một khi "giai đoạn 1" được hoàn thành. "Giai đoạn 2" sẽ tập trung vào khiếu nại chủ chốt của Mỹ là Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Washington bằng cách buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ của họ cho các đối thủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ 2020 đến gần, những khó khăn trong việc hoàn thành thỏa thuận "giai đoạn 1", cùng với nỗ lực của Nhà Trắng phối hợp với các quốc gia khác để gây sức ép với Bắc Kinh, đang làm lu mờ mọi hy vọng cho bất cứ kế hoạch nào mang tính hoài bão hơn trong tương lai gần.
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung kéo dài 16 tháng đã khiến nhiều doanh nghiệp và người nông dân Mỹ lao đao, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và cản trở sự phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong khi đó, nhiều hành vi thương mại của Bắc Kinh mà một số nền kinh tế thị trường tự do xem là không công bằng vẫn chưa được giải quyết.
Reuters hôm 20/11 cho rằng, việc ký kết thỏa thuận "giai đoạn 1" có thể kéo dài sang năm 2020 khi hai nước vẫn tranh cãi về yêu cầu của Trung Quốc đòi dỡ bỏ thêm nhiều rào cản thuế quan. Các quan chức tại Bắc Kinh tuyên bố, họ sẽ không chủ động ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để thảo luận về thỏa thuận "giai đoạn 2" trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì họ muốn đợi để xem liệu ông Trump có tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 hay không. Một quan chức Trung Quốc nói: "Chính ông Trump là người muốn ký kết các thỏa thuận này chứ không phải chúng tôi. Chúng tôi có thể chờ đợi".
Theo một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump, ưu tiên chính của ông Trump ở thời điểm hiện tại là đảm bảo được một thỏa thuận "giai đoạn 1" lớn kết thúc bằng việc Trung Quốc thực hiện các giao dịch lớn mua nông sản của Mỹ, điều mà ông có thể xem như một chiến thắng quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử của mình. Sau đó, Bắc Kinh có thể rút lại phần nào đó trong chương trình nghị sự về chính sách thương mại của ông Trump khi ông chuyển sang các vấn đề trong nước.
"Ngay khi chúng tôi hoàn thành "giai đoạn 1", chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán "giai đoạn 2". Về thời điểm khi nào giai đoạn 2 hoàn tất thì nằm ngoài suy đoán của tôi", một quan chức khác trong chính quyền ông Trump nói.
Dễ nói nhưng khó làm...
Nhà Trắng ban đầu đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái cơ cấu quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó giải quyết những gì mà cuộc điều tra của Đại diện thương mại Mỹ năm 2018 đã kết luận, với cáo buộc Bắc Kinh đã có "các hành vi thương mại không công bằng, vô lý và gây lũng đoạn thị trường".
Theo giới phân tích, dù ông Trump nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng Mỹ trong nỗ lực buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với các cáo buộc gián điệp kinh tế, tấn công mạng, bắt buộc chuyển giao công nghệ và trợ cấp bán phá giá, nhưng nhiều trong số những vấn đề nói trên sẽ không được giải quyết ở thỏa thuận "giai đoạn một", khi thỏa thuận này tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy Trung Quốc tăng cường mua sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, giảm thuế và đưa ra một số cam kết về sở hữu trí tuệ.
Vấn đề ngày càng trở nên phức tạp hơn khi các cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump đang bị chia rẽ. Một số người hối thúc Tổng thống Trump sớm đồng ý về một thỏa thuận "giai đoạn 1" để nhanh chóng xoa dịu thị trường và các nhà điều hành doanh nghiệp, số khác muốn ông thúc đẩy một thỏa thuận mang tính toàn diện hơn. Trong khi đó, các quan chức tại Bắc Kinh đang cố gắng theo đuổi những cải cách cơ cấu sâu rộng hơn để quản lý nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Matthew Goodman, chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: "Cả Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm đến việc sớm hoàn thành thỏa thuận "giai đoạn 1" để xoa dịu thị trường và những mối lo ngại đối với chính sách trong nước". Chuyên gia này nhìn thấy cơ hội mà ở đó hai bên sẽ thực hiện một số điều khoản trong thỏa thuận "giai đoạn 1", song ông cũng không tin tưởng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận rộng lớn hơn trước cuộc bầu cử Mỹ. "Vấn đề quan trọng là Mỹ đang thiếu một chiến lược chặt chẽ để đối phó với Trung Quốc", Matthew Goodman nói.
"Tôi cho rằng thỏa thuận "giai đoạn 1" có thể xảy ra vì các nhà lãnh đạo hai nước đều muốn điều đó. Nhưng Trung Quốc hiện giờ chưa sẵn sàng thực hiện những thay đổi về cơ cấu - điều mà nhiều khả năng sẽ diễn ra trong mùa xuân tới. Họ vẫn chưa muốn làm điều đó", ông Matthew Goodman nhận xét.
Josh Kallmer, cựu quan chức của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ và hiện là phó chủ tịch điều hành Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin cho rằng: "Rất khó tưởng tượng Mỹ và Trung Quốc có thể đàm phán một thỏa thuận "giai đoạn 2" trong năm 2020".
Theo các chuyên gia thương mại, Mỹ cần phối hợp tốt hơn với các đồng minh của nước này để gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện khẩn trương những thay đổi cơ cấu cần thiết, trong đó có việc chấm dứt chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, châu Âu và nhiều đồng minh khác của Mỹ vẫn lưỡng lự tham gia chiến dịch gây sức ép của Washington với Bắc Kinh, một phần do thất vọng với những hành động đơn phương của chính quyền Tổng thống Trump, một phần do họ phụ thuộc vào đầu tư từ Trung Quốc.
"Chúng ta cần một liên minh quốc tế để đột phá thành công "giai đoạn 2", Kellie Meiman Hock, cựu quan chức Đại diện Thương mại Mỹ, thành viên của McLarty Associates, đơn vị tư vấn chính sách và chính phủ nhấn mạnh./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Reuters
Muốn có thỏa thuận với Mỹ, ông Tập Cận Bình vẫn cảnh báo 'không ngại đáp trả' Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh muốn đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ và tránh chiến tranh thương mại, nhưng cũng không ngại đáp trả nếu cần thiết. "Chúng tôi muốn đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Khi cần thiết, chúng tôi sẽ chiến đấu lại, nhưng chúng tôi...