Giới phân tích Hàn Quốc nhận định bán mảng di động sẽ làm tăng giá trị của LG: Cơ hội rộng mở cho Vingroup?
LG Electronics đang để ngỏ mọi khả năng với mảng kinh doanh di động của mình trong tương lai.
Các nhà phân tích cho rằng, LG Electronics có thể cải thiện giá trị doanh nghiệp bằng cách tái cấu trúc mảng kinh doanh di động thua lỗ. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc sẽ tập trung tốt hơn vào các động lực tăng trưởng trong tương lai hậu đại dịch.
LG Electronics ra thông báo hồi giữa tuần rằng bộ phận truyền thông di động (Mobile Communications) đang mở “mọi khả năng” cho các hoạt động trong tương lai của mình trong bối cảnh tin đồn công ty bán mảng kinh doanh di động đang gặp khó khăn.
“Chúng tôi nghĩ rằng, thông báo của LG có nghĩa là họ sẽ đóng cửa hoặc bán, hay ít nhất là thu hẹp quy mô kinh doanh di động của mình”, Cho Chul-hee, nhà phân tích của Korea Investment Securities cho biết.
Theo các chuyên gia, quyết định tái cấu trúc mảng kinh doanh di động của LG là một bước đi tích cực cho các cổ đông, vì động thái này sẽ thúc đẩy lợi nhuận và cuối cùng là giá trị công ty.
Mảng kinh doanh di động của LG chìm trong thua lỗ kể từ quý 2/2015, lỗ lũy kế đã lên tới gần 4,5 tỷ USD vào năm ngoái.
Park Hyung-wou, nhà phân tích của Shinhan Financial Investment cho biết: “Chúng ta phải xem quyết định cuối cùng từ LG, nhưng rõ ràng là công ty đang hướng tới việc giảm lỗ từ mảng kinh doanh di động. Đây là một yếu tố đã kéo giá trị của công ty đi xuống”.
Cổ phiếu LG tăng đột biến kể từ khi công ty này ám chỉ khả năng tái cơ cấu mảng kinh doanh di động, tăng 12,84% hôm Thứ Tư, tăng tiếp 10,78% hôm Thứ Năm, trước khi hạ nhiệt với mức giảm 4,05% vào Thứ Sáu.
Video đang HOT
Trong những ngày gần đây, các công ty môi giới Hàn Quốc đã tăng giá mục tiêu của LG. “Nếu LG quyết định rút khỏi mảng di động, tác động của nó đối với giá trị của công ty sẽ lớn hơn những con số trên giấy”, Ko Eui-young, phân tích của Hi Investment Securities cho biết.
“Bộ phận MC là yếu tố giảm giá trị của LG vì nó giảm độ tin cậy của ước tính dòng tiền của công ty với chi phí một lần thường xuyên và dẫn đến việc phân bổ nguồn lực công ty không hiệu quả”.
Trong những năm gần đây, LG đã nỗ lực tạo bước ngoặt trong lĩnh vực kinh doanh di động, chuyển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh sang Việt Nam, đồng thời mở rộng các hợp đồng gia công.
Các nhà phân tích ước tính 60% điện thoại của LG hiện được sản xuất thông qua các nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM).
Để thúc đẩy doanh số bán điện thoại thông minh cao cấp của mình, năm ngoái LG đã tung ra dự án Explorer với dòng điện thoại mới kiểu dáng khác biệt. Công ty tung ra Wing, điện thoại thông minh màn hình kép với kiểu dáng xoay. Trong năm nay, LG đã lên kế hoạch ra mắt điện thoại thông minh có màn hình OLED có khả năng cuộn lại.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng những nỗ lực như vậy là không đủ để LG lật ngược thế cờ khi họ bị Samsung Electronics và Apple làm lu mờ ở phân khúc cao cấp, trong khi các thương hiệu Trung Quốc thống lĩnh thị trường giá rẻ. Thị phần của LG trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu hiện tại được ước tính từ 1% – 2%.
Ko Jung-woo, phân tích của NH Investment Securities cho biết: “Thị trường điện thoại thông minh không còn ở thời đại mọi công ty đều có thể phát triển. LG có ít khả năng tăng trưởng tiềm năng hơn so với trước đây”. Các nhà phân tích dự đoán động thái đầu tiên của LG sẽ là thu hẹp mảng kinh doanh di động.
Je Jong-wook, phân tích của Samsung Securities cho biết: “Xem xét các hợp đồng gia công và hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ di động, LG sẽ khó rút lui khỏi mảng kinh doanh di động trong một sớm một chiều. Thu hẹp sẽ giúp cho công ty này dễ bán hơn nếu họ muốn”.
LG cũng có thể chuyển trọng tâm kinh doanh di động của mình sang ODM và điện thoại bình dân, nhưng các nhà quan sát trong ngành cho rằng chiến lược như vậy rủi ro vì nó có thể làm hỏng hình ảnh thương hiệu cao cấp của LG trên thị trường TV và thiết bị gia dụng.
Kim Ji-san, nhà phân tích tại Kiwoom Securities cho biết: “Kịch bản tốt nhất sẽ là bán doanh nghiệp. Ngay cả khi điều đó xảy ra, LG sẽ giữ lại các công nghệ di động lõi và hỗ trợ các động cơ trong tương lai, chẳng hạn như các giải pháp Internet of Things (IoT) cho thiết bị gia dụng, robot và xe tự hành”.
Thông báo của LG liên quan đến mảng kinh doanh di động của mình được đưa ra sau khi hãng quyết định thành lập liên doanh với nhà sản xuất phụ tùng ô tô toàn cầu Magna International để phát triển hệ thống truyền động điện cho thị trường xe điện (EV). Các nhà phân tích cho biết những động thái gần đây của LG cho thấy mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Roh Kyuong-tak, phân tích tại Eugene Investment Securities cho biết: “LG dự kiến sẽ đẩy nhanh trọng tâm kinh doanh của mình vào thiết bị gia dụng, thứ mà hãng tự hào có khả năng cạnh tranh toàn cầu, cũng như các giải pháp ô tô và B2B”.
“Điều này báo hiệu rằng, định hướng và tốc độ chiến lược kinh doanh của LG đã thay đổi so với trước đây trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau”.
Vingroup có thể mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ
Trang Newspin (Hàn Quốc) đưa tin Vingroup ngỏ ý mua lại mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ sau khi biết hãng Hàn Quốc định dừng bộ phận này.
Vingroup - được trang Newspin gọi là "Samsung của Việt Nam" - được cho là đối tác tiềm năng nhất trong thương vụ này. Nguồn tin này nhận định mục tiêu của hãng công nghệ Việt là thâm nhập thị trường Mỹ và việc kế thừa mảng kinh doanh smartphone của LG tại Bắc Mỹ sẽ là một bước tiến lớn. Nếu thành công trong thương vụ này, Vingroup có thể tiếp nhận một số công nghệ tiên tiến, bí quyết sản xuất, mạng lưới bán hàng và giá trị thương hiệu của LG.
Ngoài ra, Vingroup có thể sở hữu thêm nhân lực của trung tâm R&D và nhà máy sản xuất ở Mỹ Latinh do LG quản lý. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất smartphone của LG tại Việt Nam không nằm trong mục tiêu mua lại.
Bên trong một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của LG. Ảnh: Mobilesyrup
LG gần đây đang xem xét kế hoạch tách và bán bộ phận kinh doanh điện thoại thông minh. Theo Korea Times , Giám đốc điều hành của LG, ông Kwon Bong-seok gần đây đã ám chỉ rằng công ty có thể rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. "Đã đến lúc LG phải đưa ra lựa chọn tốt nhất bằng cách bình tĩnh đánh giá khả năng cạnh tranh và tương lai của mình trong lĩnh vực kinh doanh di động. Hiện tại mọi khả năng đều mở và các phương hướng đều được xem xét cẩn thận", đoạn email gửi tới nhân viên của ông có đoạn.
Hãng công nghệ Hàn Quốc vừa có quý thứ 22 liên tiếp kinh doanh thua lỗ ở mảng smartphone. LG không kinh doanh smartphone tốt ở Hàn Quốc, châu Á nói chung và châu Âu nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng ở Bắc Mỹ lựa chọn. Theo Strategy Analytics, thị phần điện thoại thông minh tại Bắc Mỹ của LG năm ngoái là 12,9%. Theo đó, nếu bán bộ phận kinh doanh điện thoại, số tiền mà LG thu lại được nhiều nhất có thể đến từ thương vụ bán lại mảng kinh doanh smartphone tại Bắc Mỹ.
Cổ phiếu LG đã tăng 12,84 % ngay sau thông tin LG có thể bán mảng kinh doanh này, phản ánh các nhà đầu tư rất phấn chấn trước viễn cảnh mới.
Báo cáo của Newspin cũng cho biết LG và Vingroup đã có mối quan hệ kinh doanh từ ba năm trước bằng các hoạt động sản xuất ODM. Đại diện truyền thông của Vingroup không bình luận gì về các thông tin trên.
Nhà máy của VinSmart - công ty con thuộc Vingroup. Ảnh: Tuấn Hưng
Trước đó, VinGroup không giấu tham vọng bước chân vào thị trường Mỹ. Tuy không được xác nhận, truyền thông quốc tế đồng loạt khẳng định hãng đã có đơn hàng sản xuất điện thoại thông minh 4G cho AT&T - một nhà mạng lớn ở Mỹ. Phát biểu tại Diễn đàn công nghệcủa VnExpress hôm 7/1, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup tiết lộ công ty sẽ bán điện thoại có 5G tại Mỹ trong năm 2021.
VinSmart có nhà máy sản xuất điện thoại, thiết bị IoT và các sản phẩm thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, diện tích 14,8 hecta với công suất kỳ vọng là 125 triệu thiết bị các loại mỗi năm. Riêng phân khu lắp ráp sản xuất smartphone hiện có 26 line và 13 hệ thống máy SMT (hàn linh kiện bề mặt hoàn toàn tự động), nhiều phần việc đã được tự động hóa, nhân viên chỉ đóng vai trò giám sát sản xuất.
Báo Hàn đưa tin Vingroup muốn mua lại mảng kinh doanh điện thoại của LG tại thị trường Mỹ "VinGroup, được gọi là 'Samsung của Việt Nam', đang cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ bằng cách kế thừa mảng kinh doanh điện thoại thông minh tại khu vực Bắc Mỹ của LG Electronics", báo cáo cho biết. Theo trang tin Newspim của Hàn Quốc, LG Electronics đang xem xét kế hoạch tách và bán lại các bộ phận kinh doanh của...