Giới phân tích: Doanh thu App Store sẽ tăng gấp đôi trong vài năm nhờ ứng dụng trả phí theo gói
Theo nhận định của Sensor Tower, doanh thu App Store sẽ tăng gấp đôi vào năm 2023 nhờ sự gia tăng của các ứng dụng trả phí theo gói (subscription).
Theo 9to5mac, chi tiêu của người dùng trên App Store dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt. Dữ liệu mới từ Sensor Tower hôm nay cho thấy rằng chi tiêu trên Apple Store sẽ tăng hơn gấp đôi từ nay đến năm 2023.
Theo dữ liệu, chi tiêu của người dùng App Store sẽ tăng từ 47 tỷ USD trong năm 2018 lên 96 tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng 104%. Trong khi đó, Sensor Tower dự đoán Google Play Store sẽ tăng trưởng nhanh hơn một chút, từ 25 tỷ USD năm 2018 lên 60 tỷ USD vào năm 2023, tăng 140%.
Dù tốc độ tăng doanh thu của Google Play nhanh hơn nhưng App Store vẫn sẽ chiếm 62% tổng chi tiêu cho ứng dụng di động vào năm 2023.
Sensor Tower cho biết: “Chúng tôi dự đoán doanh thu toàn cầu của nền tảng Apple sẽ đạt 96 tỷ USD trong 5 năm tới, tăng 104% so với năm 2018 với mức CAGR là 15,6% (CAGR: Compounded Annual Growth rate – “tốc độ tăng trưởng kép hàng năm” – là một thuật ngữ kinh doanh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kỳ nhất định. Chúng ta có thể hiểu đơn giản CAGR được dùng để đo tỉ lệ hoàn vốn khi bạn thực hiện một đầu tư nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. CAGR thường được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng qua một thời kỳ của một số yếu tố kinh doanh ví dụ như doanh thu, đơn vị cung cấp, người sử dụng đã đăng ký). Trong khi chi tiêu của người dùng trên Google Play sẽ đạt mức 60 tỷ USD vào năm 2023, tăng 140% so với năm 2018, với tốc độ CAGR là 19%.
Video đang HOT
Nếu vậy, Google Play sẽ thu hẹp khoảng cách doanh thu với App Store, nhưng nền tảng Apple Apple vẫn sẽ chiếm gần 62% tổng doanh thu do hai cửa hàng tạo ra”.
Trong khi khu vực Mỹ Latinh và Châu Phi đang tăng trưởng theo cấp số nhân, cụ thể là 296%, Mỹ và Trung Quốc vẫn là những thị trường lớn nhất và mang về nhiều lợi nhuận nhất. Tổng doanh thu của hai thị trường này dự kiến sẽ đạt 40 tỷ USD trong năm 2023, so với 19 tỷ của 2018.
Cuối cùng, Sensor Tower nhận định sự phát triển liên tục của các ứng dụng giải trí yêu cầu người dùng mua gói trả phí là thứ mang lại thành công cho App Store. Loại hình kinh doanh này dự kiến sẽ tăng 24% trong năm tới (so với mức tăng trưởng 10% của các ứng dụng game).
Theo VN Review
Ứng dụng News+ bị cáo buộc vi phạm các nguyên tắc của Apple mặc dù được chính Apple phát triển
Apple có lẽ sẽ cần phải cân nhắc xem xét lại "sự ưu tiên" đối với các ứng dụng chính chủ của mình nếu không muốn gây bức xúc cho các nhà phát triển bên thứ 3.
Như chúng ta đã biết, tại sự kiện "It's show time" vừa mới được tổ chức vào ngày 26/3 vừa qua, Apple đã giới thiệu dịch vụ Apple News bên cạnh loạt dịch vụ mới của mình. Dịch vụ này cùng ứng dụng đi kèm sẽ giúp người dùng các thiết bị iOS có thể đọc hơn 300 trang báo và tạp chí khác nhau với mức chi phí cực thấp. Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt chưa được lâu, ứng dụng Apple News đã bị cáo buộc vi phạm các nguyên tắc của Apple, mặc cho đây là ứng dụng chính chủ do Apple phát triển.
Apple ra mắt dịch vụ đọc báo trực tuyến Apple News
Cụ thể, trang đăng ký của Apple News khi người dùng mở ứng dụng thiếu hàng loạt các yếu tố quan trọng mà chắc chắn sẽ dẫn tới việc ứng dụng bị từ chối nếu được phát triển bởi một bên thứ 3. Một trong những cựu nhà phát triển của Apple đã cho biết anh cực kỳ ngạc nhiên khi trước đây Apple chưa hề dính vào vụ kiện công khai nào có liên quan tới "tiêu chuẩn kép".
Apple từ trước tới giờ luôn luôn nổi tiếng với việc áp dụng những quy tắc và tiêu chuẩn riêng một cách nghiêm ngặt đối với các nhà phát triển ứng dụng cho iOS. Và nếu nhà phát triển không tuân thủ các quy tắc này thì chắc chắn ứng dụng của họ sẽ không có cơ hội có mặt trên kho ứng dụng App Store. Vậy mà giờ đây, chính Apple lại đang đi ngược lại với những tiêu chuẩn này của mình.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple tự cho mình quyền "phá luật lệ". Trước đó vào cuối năm ngoái, hàng loạt người dùng đã báo cáo về việc Apple cố tình push các thông báo quảng cáo cho một show truyền hình của Carpool Karaoke trong các ứng dụng của mình, một điều mà các nhà phát triển bên thứ 3 không hề được phép làm.
Dave DeLong, cựu nhà phát triển đã từng làm việc cho Apple 7 năm đã cáo buộc bản cập nhật cho ứng dụng News đã vi phạm các nguyên tắc App Store 3.1.2. DeLong cho biết không hề có bất cứ đường dẫn nào dẫn tới trang nói về chính sách quyền riêng tư hay trang hỗ trợ nào trong màn hình đăng ký của ứng dụng News . Thậm chí ứng dụng cũng không cung cấp cách thức để hủy đăng ký cho người dùng. Đây là những điều tối kỵ và sẽ dẫn đến việc ứng dụng bị từ chối, không được đăng lên App Store.
Màn hình khởi động của ứng dụng News
The Verge cũng cho biết thông thường, Apple sẽ bảo vệ người dùng khỏi việc phát sinh các khoản phí đăng ký định kỳ bằng cách yêu cầu các nhà phát triển thiết kế các con số này hiển thị to hơn trên màn hình để người dùng dễ nhận biết và quyết định có nên đăng ký hay không. Ngoài ra, tại trang đăng ký ứng dụng, số tiền mà người dùng sẽ bị tính phí cũng sẽ phải được thiết kế sao cho nổi bật nhất trên màn hình thiết bị. Vậy mà đối với Apple News , số tiền mà người dùng chuẩn bị phải trả lại được viết bằng font chữ nhỏ nhất trên màn hình, rất khó để nhận biết.
Nhiều nhà phát triển ứng dụng bên thứ 3 cho iOS đã tỏ ra không hài lòng với những gì Apple đã và đang làm. Spotify, nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn trên thế giới, mới đây đã đệ đơn kiện Apple về việc Apple đã không công bằng trong việc đối xử với các ứng dụng iOS của bên thứ 3. Hay như Kaspersky Labs, công ty an ninh mạng nổi tiếng, cũng đã khiếu nại chống độc quyền đối với các chính sách được cho là độc quyền tại nước Nga.
Theo GenK
Apple chèn quảng cáo vào kho ứng dụng App Store tại Việt Nam từ ngày hôm nay Người dùng tại Việt Nam sẽ bắt đầu thấy quảng cáo trong App Store từ ngày hôm nay. Apple mới đây đã thông báo bổ sung thêm 46 quốc gia vào danh sách hỗ trợ của dịch vụ "App Store Search Ads", trong đó có Việt Nam. "App Store Search Ads" là dịch vụ của Apple dành cho các lập trình viên, giúp...