Giới ngoại giao Philippines ủng hộ đàm phán song phương với Trung Quốc
Giới ngoại giao Philippines thúc giục Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte tiến hành đối thoại song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thay vì chờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp giữa 2 nước.
Giới ngoại giao Philippines thúc giục Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte đối thoại song phương với Trung Quốc. REUTERS
Triung Quốc mong muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Philippines thông qua đối thoại, tuy nhiên vẫn chưa có động thái gì cho thấy Manila đang chuẩn bị cho một cuộc đối thoại như thế, dù Tổng thống mới được bầu Dutertetuyên bố sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Bắc Kinh.
Đại sứ Rosario Manalo, người từng đứng đầu một đội tác chiến cấp cao về những vấn đề ASEAN của Philippines, nói rằng đã quá trễ để đề cập các vấn đề tranh chấp bởi Trung Quốc đã đi quá xa trong việc cải tạo và xây dựng phi pháp ở Biển Đông, tuy nhiên đối thoại song phương có thể sẽ giảm căng thẳng vốn đang gây lo ngại cho cả cộng đồng thế giới.
“Chúng ta nên đàm phán (với Trung Quốc), mặc dù quá trễ. Theo luật quốc tế, nước nào kiểm soát là người sở hữu (!)”, bà Manalo nói trong một cuộc phỏng vấn ở Bộ Ngoại giao Philippines, theo Inquirer ngày 10.6.
Theo bà Manalo, vụ kiện mà Philippines khởi xướng chống lại Trung Quốc là cái cớ để Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng theo bà này, Bắc Kinh sẵn sàng ngồi vào đàm phán với Manila nhằm khôi phục lại hình ảnh đang bị hủy hoại bởi hoạt động gây hấn của họ trong mắt cộng đồng quốc tế.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines, ông Lauro Baja cũng đồng ý quan điểm này. “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề mà không đối thoại dù song phương, đa phương hay quốc tế. Đó là điều mà các quốc gia có tranh chấp khác đang làm”, ông Baja, người từng tham gia đàm phán DOC giữa ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002, phát biểu.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines gặp Tổng thống Mỹ hồi năm 2014. REUTERS
Bên cạnh kêu gọi Tổng thống tân cử đối thoại với Trung Quốc, ông Baja cũng kêu gọi các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, ủng hộ Manila; vì theo ông đó là điều cần thiết để Philippines đối phó với Trung Quốc. Nếu Mỹ, Nhật và Úc bỏ rơi Philippines thì đàm phán song phương với Trung Quốc sẽ vô nghĩa, theo ông Baja.
Trung Quốc lâu nay kêu ca Philippines phớt lờ đề nghị đàm phán song phương liên quan đến Biển Đông kể từ khi Manila kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague hồi năm 2013.
Ông Alberto Encomienda, cựu tổng thư ký Trung tâm các vấn đề đại dương và hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Philippines, nói rằng Manila có chủ trương từ chối ngay từ khi bắt đầu khởi kiện. Thậm chí khi Bắc Kinh gửi một đoàn quan chức sang Philippines đề nghị nhưng chính phủ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino III vẫn để họ ra về tay không, theo Tân Hoa xã.
Ông Encomienda tiết lộ rằng lập trường của Philippines đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn sau khi ông Aquino thực hiện chuyến công du Mỹ hồi năm 2010. “Quan điểm của Philippines ở Biển Đông là dựa “trên cơ sở luật pháp”, mà cơ sở luật này lại do Mỹ quyết định”, ông Encomienda phát biểu, được Tân Hoa xã dẫn lại.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc bất ngờ nhượng bộ Philippines ở bãi cạn Scarborough
Trung Quốc vừa cho ngư dân Philippines đánh bắt ở gần bãi cạn Scarborough, động thái được cho là muốn lấy lòng Tổng thống tân cử của Philippines, theo South China Morning Post ngày 6.6.
Một nhóm nghị sĩ Philippines cắm cờ ở bãi cạn Scarborough năm 2012, trước khi bãi cạn này bị Trung Quốc chiếm. AFP
Tàu cá của Philippines đã quay trở lại bãi cạn Scarborough từ hơn 3 tuần qua mà không bị tàu hải cảnh Trung Quốc gây khó dễ, South China Morning Postdẫn các nguồn tin từ một cố vấn quân sự Philippines và từ hải quân Trung Quốc.
Bãi cạn Scarborough nằm cách bờ biển Philippines khoảng 230 km, Trung Quốc chiếm bãi cạn này từ tay Philippines hồi năm 2012.
"Một dấu hiệu tích cực (việc Trung Quốc để ngư dân Philippines vào đánh bắt) đang diễn ra", Giáo sư Rommel Banlaoi, giám đốc Trung tâm tình báo và nghiên cứu an ninh quốc gia, một tổ chức phi chính phủ của Philippines, phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La vừa kết thúc hôm 5.6.
Ông Banlaoi cho biết Bắc Kinh tỏ ra nhượng bộ không phải vì cảm thấy yếu thế trong việc ngăn cấm tàu tuần tra và ngư dân nước khác hoạt động trong vùng Biển Đông mà vì muốn lấy lòng Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte của Philippines. "Tổng thống tân cử cũng đã gặp Đại sứ Trung Quốc ở Manila", giáo sư Banlaoi nói.
Ông Duterte là người cứng rắn đối với vấn đề Biển Đông nhưng vẫn mềm dẻo so với người tiền nhiệm trong việc đối phó với Trung Quốc; ông tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh, điều mà người tiền nhiệm của ông luôn từ chối thực hiện.
Ông Banlaoi còn cho biết Hải quân Philippines đã đưa tàu đến bãi Cỏ Mây và không bị tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn cản. Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc lâu nay gia tăng tuần tra ở Biển Đông, ngăn cản tàu cảnh sát biển của nước khác hoạt động và không cho ngư dân nước khác đánh bắt cá.
Quân đội Philippines tại một tiền đồn là chiếc tàu há mồm rỉ sét ở bãi Cỏ Mây, trên Biển Đông REUTERS
Một nguồn tin thân cận với hải quân Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đang muốn "xuống giọng, tử tế" với Manila trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (trụ sở ở The Hague, Hà Lan) đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, Andrei Chang, người sáng lập tạp chí quân sự Kanwa Asian Defence có cái nhìn khác, cho biết Trung Quốc trở nên thận trọng hơn đối với Scarborough kể từ khi Lầu Năm Góc cảnh cáo sẽ "hành động" nếu Bắc Kinh tiếp tục cải tạo và lấn chiếm thêm khu vực Scarborough.
"Scarborough có vị thế đặc biệt so với những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa vì nó rất gần với các căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines", ông Chang nói. Hồi đầu năm 2016, Manila tuyên bố mở cửa ít nhất 8 căn cứ quân sự cho Mỹ thuê, trong đó có 2 căn cứ không quân ở Pampanga, cách Scarborough 330 km.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Philippines tuyên bố không đầu hàng Trung Quốc ở bãi cạn tranh chấp Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte cho hay ông sẽ không từ bỏ các quyền của nước này quanh bãi cạn Scarborough tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP "Sẽ không bao giờ có chuyện chúng tôi nhượng lại quyền của mình ở bãi cạn Scarborough", Reuters dẫn lời ông Duterte nói...