Giới ngoại giao châu Á ủng hộ nghị quyết của LHQ về vụ MH17
Kyodo đưa tin hòa chung tiếng nói ngày một đông đảo của giới ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các đặc phái viên châu Á đã lên tiếng chỉ trích vụ bắn hạ máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng Hàng không Malaysia làm 298 người thiệt mạng hôm 17/7, đồng thời yêu cầu cho phép tiếp cận không giới hạn vị trí máy bay rơi ở miền Đông Ukraine.
Đại sứ Malaysia Hussein Haniff nói: “Đối với phái đoàn của tôi, nghị quyết đó tạo cơ sở cho cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế – cụ thể là hệ thống và các cơ chế của Liên hợp quốc – hướng tới giải quyết nhiều nghi vấn nảy sinh từ vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.”
Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin (giữa) biểu quyết thông qua Nghị quyết về vụ rơi máy bay MH17. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tiếp cận các hộp đen máy bay để qua đó tiến hành “một cuộc điều tra thỏa đáng” và người nhà nạn nhân có thể biết được cái gì đã bắn hạ chiếc máy bay chở khách này.
Về phần mình, Đại sứ Philippines Lirban Cabactulan nêu rõ: “Manila quan ngại tính nguyên vẹn của hiện trường máy bay rơi đã bị dàn dựng và khẩn thiết kêu gọi các bên liên quan giữ nguyên hiện trường vụ việc.”
Trong khi đó, Đại sứ Indonesia Desra Percaya nói: “Phái đoàn của chúng tôi cảm thấy hài lòng vì Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết này đã yêu cầu được tiếp cận đầy đủ, không giới hạn vị trí máy bay rơi và các khu vực xung quanh,” cũng như một cuộc điều tra toàn diện, triệt để và độc lập.
Cùng với việc lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất đối với vụ bắn hạ máy bay MH17 trên bầu trời Donestk, hiện do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine, nghị quyết của Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các nhóm vũ trang đang kiểm soát khu vực xảy ra thảm họa cho phép các tổ chức quốc tế liên quan tiếp cận vị trí máy bay rơi./.
Theo Vietnam
Thủ tướng Malaysia đạt được thỏa thuận 3 điểm quan trọng với lãnh đạo Donetsk
Ngày 22-7, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, ông đã đạt được một thỏa thuận gồm 3 điểm quan trọng với lãnh đạo ly khai Donetsk Alexander Borodai, người chỉ huy của khu vực nơi xảy ra thảm kịch MH17.
Theo Thủ tướng Najib, họ đã đạt được thỏa thuận về việc thi thể của 282 người đã được tìm thấy, hiện đang ở Torez, sẽ được chuyển bằng tàu hỏa đến thành phố Kharkiv, nơi họ sẽ được bàn giao cho đại diện đến từ Hà Lan.
"Chuyến tàu này sẽ khởi hành vào tối nay, theo giờ Ukraine, và sẽ được 6 thành viên đội tìm kiếm Malaysia hộ tống. Những thi thể này sau đó sẽ được một chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules của Hà Lan đưa về Amsterdam, cùng với một nhóm chuyên gia Malaysia", ông nói và cho biết thêm rằng số thi thể của các công dân Malaysia sau đó sẽ được chở bằng máy bay về Malaysia sau khi tiến hành các công việc pháp y cần thiết.
Hiện trường vụ tai nạn
Ông Najib cho biết, họ cũng đã đạt được thỏa thuận là vào khoảng 21h00 tối nay theo giờ Ukraine (ngày 22-7), 2 chiếc hộp đen sẽ được bàn giao cho một nhóm chuyên gia Malaysia ở Donetsk để bảo quản.
Theo ông, một điểm nữa mà hai nhà lãnh đạo đạt được là các nhà điều tra quốc tế độc lập sẽ được đảm bảo tiếp cận an toàn tới hiện trường vụ máy bay rơi, để bắt đầu một cuộc điều tra đầy đủ về nguyên nhân chính xác khiến máy bay bị rơi.
Tuy nhiên, ông Najib cho rằng, mặc dù đã đạt được một thỏa thuận, nhưng vẫn còn một số biện pháp cần phải thực hiện trước khi công việc được hoàn thành. Thủ tướng Malaysia cũng yêu cầu tất cả các bên cần phải tiếp tục phối hợp với nhau để đảm bảo rằng thỏa thuận này được tôn trọng.
Theo An Ninh Thủ Đô
Cũng là người chết? Vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi khiến 298 người thiệt mạng đang khiến thế giới phẫn nộ. Nhưng cuộc tấn công Dải Gaza của Israel làm chết hơn 500 người Palestine, đa phần là trẻ em, và làm bị thương khoảng 3.000 người thì lại không bị lên án một cách tương ứng. Vì sao vậy? Đã có trên 500 người Palestine...